Khi nào giá đất sẽ được tính chính xác?
Sau gần 8 năm được ban hành, Luật Đất đai năm 2003 đang bộc lộ nhiều bất cập. Dự án "treo" xuất hiện ngày càng nhiều gây lãng phí tài nguyên đất.
Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN&MT), diện tích đất của các tổ chức đã được giao, cho thuê nhưng chưa đưa vào sử dụng lên tới trên 299.719ha. Trong đó diện tích đất để hoang hóa khoảng 250.862ha, do 2.455 tổ chức quản lý. Diện tích chưa đầu tư hoặc xây dựng chậm (dự án treo) cũng lên tới 48.888ha, tập trung chủ yếu là các trường học và dự án phát triển ĐTM, cụm khu công nghiệp, sân gôn… Số dự án treo tập trung chủ yếu ở Bắc Trung bộ, chiếm 56,1% tổng diện tích đất chưa sử dụng.
Bên cạnh việc đất dự án bị bỏ hoang lớn, Tổng cục Quản lý đất đai cho rằng, việc thu hồi đất, GPMB cho các dự án còn nhiều tồn tại. Để giải quyết, Tổng cục Quản lý đất đai đã đưa ra 2 đề xuất. Theo đó, phương án thứ nhất là bỏ việc nhà đầu tư tự thoả thuận việc mua đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế, thay vào đó Nhà nước thu hồi đất đối với mọi trường hợp. Phương án hai, vẫn giữ cơ chế nhà đầu tư tự thoả thuận việc mua đất, nhưng bổ sung theo hướng trường hợp nhà đầu tư mua được trên 80% diện tích đất cho dự án, hoặc mua được đất của trên 80% số chủ sử dụng ở trong khu vực dự án, mà phần diện tích đất còn lại, hoặc số chủ sử dụng đất còn lại nhà đầu tư không thoả thuận được, thì Nhà nước ra quyết định thu hồi đất.
Theo ông Đào Ngọc Nghiêm - nguyên Giám đốc Sở QH-KT Hà Nội, hiện nay đang có 2 cách để có nguồn đất sạch cho các dự án thương mại, đó là chủ đầu tư thực hiện GPMB dưới sự chỉ đạo quản lý của chính quyền địa phương. Chủ đầu tư được trực tiếp thỏa thuận giá với người có quyền sử dụng đất, tuy nhiên nhiều người dân hiểu quy định bồi thường GPMB phải theo giá thị trường nên trong một số dự án, chủ đầu tư gặp khó khăn khi thương lượng về giá bồi thường. Hiện nay tại Hà Nội và một số địa phương đang thực hiện việc GPMB trước, tạo quỹ đất sạch rồi tổ chức đấu giá nhằm khai thác hợp lý quỹ đất. Tuy nhiên việc này đòi hỏi địa phương phải có lực lượng GPMB, phải có nguồn kinh phí rất lớn để thực hiện, nên trên thực tế triển khai chưa được nhiều.
Không đồng tình với đề xuất Nhà nước đứng ra thu hồi đất cho tất cả các dự án, ông Nghiêm khẳng định, kể cả đối với các dự án đã thỏa thuận để GPMB được 80% diện tích , 20% còn lại không thỏa thuận được cũng không nên áp dụng biện pháp cưỡng chế. “Cần xem xét mục đích của dự án thu hồi đất là gì. Nếu vì mục đích công cộng như xây trường học, bệnh viện thì người dân dễ dàng ủng hộ, tuy nhiên nếu vì mục đích thương mại, kinh doanh của một vài DN thì cần thỏa thuận chứ không nên cưỡng chế, dù chỉ còn 20%”, ông nói.
Trên thực tế, chỉ cần rà soát, thu hồi đối với các diện tích đất đang bỏ không quá thời hạn quy định, cũng góp phần tăng nguồn cung khá lớn đất sạch cho các dự án đang có nhu cầu sử dụng đất.
Về giải pháp cho hiện trạng đất hoang hóa, ông Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT cho rằng, theo quy định, nếu đất giao sau 12 tháng không được sử dụng hoặc sau 24 tháng sử dụng không đúng tiến độ thì Nhà nước thu hồi đất, trừ trường hợp UBND tỉnh cho phép kéo dài trong trường hợp bất khả kháng về sử dụng đất như khủng hoảng kinh tế, thiên tai… Tuy nhiên, trên thực tế việc thu hồi không dễ dàng, nhất là khi DN nhận đất đã đầu tư ít nhiều vào đất. “Theo quan điểm của tôi nên giải quyết vấn đề này bằng thuế, nếu đất không sử dụng sẽ bị đánh thuế lũy tiến, buộc người giữ đất phải đưa vào sử dụng thì mới có tiền đóng thuế”, ông Võ nói.
Hiện nay tại Hà Nội và một số địa phương đang thực hiện việc GPMB trước, tạo quỹ đất sạch rồi tổ chức đấu giá nhằm khai thác hợp lý quỹ đất. |
Bên cạnh việc đất dự án bị bỏ hoang lớn, Tổng cục Quản lý đất đai cho rằng, việc thu hồi đất, GPMB cho các dự án còn nhiều tồn tại. Để giải quyết, Tổng cục Quản lý đất đai đã đưa ra 2 đề xuất. Theo đó, phương án thứ nhất là bỏ việc nhà đầu tư tự thoả thuận việc mua đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế, thay vào đó Nhà nước thu hồi đất đối với mọi trường hợp. Phương án hai, vẫn giữ cơ chế nhà đầu tư tự thoả thuận việc mua đất, nhưng bổ sung theo hướng trường hợp nhà đầu tư mua được trên 80% diện tích đất cho dự án, hoặc mua được đất của trên 80% số chủ sử dụng ở trong khu vực dự án, mà phần diện tích đất còn lại, hoặc số chủ sử dụng đất còn lại nhà đầu tư không thoả thuận được, thì Nhà nước ra quyết định thu hồi đất.
Theo ông Đào Ngọc Nghiêm - nguyên Giám đốc Sở QH-KT Hà Nội, hiện nay đang có 2 cách để có nguồn đất sạch cho các dự án thương mại, đó là chủ đầu tư thực hiện GPMB dưới sự chỉ đạo quản lý của chính quyền địa phương. Chủ đầu tư được trực tiếp thỏa thuận giá với người có quyền sử dụng đất, tuy nhiên nhiều người dân hiểu quy định bồi thường GPMB phải theo giá thị trường nên trong một số dự án, chủ đầu tư gặp khó khăn khi thương lượng về giá bồi thường. Hiện nay tại Hà Nội và một số địa phương đang thực hiện việc GPMB trước, tạo quỹ đất sạch rồi tổ chức đấu giá nhằm khai thác hợp lý quỹ đất. Tuy nhiên việc này đòi hỏi địa phương phải có lực lượng GPMB, phải có nguồn kinh phí rất lớn để thực hiện, nên trên thực tế triển khai chưa được nhiều.
Không đồng tình với đề xuất Nhà nước đứng ra thu hồi đất cho tất cả các dự án, ông Nghiêm khẳng định, kể cả đối với các dự án đã thỏa thuận để GPMB được 80% diện tích , 20% còn lại không thỏa thuận được cũng không nên áp dụng biện pháp cưỡng chế. “Cần xem xét mục đích của dự án thu hồi đất là gì. Nếu vì mục đích công cộng như xây trường học, bệnh viện thì người dân dễ dàng ủng hộ, tuy nhiên nếu vì mục đích thương mại, kinh doanh của một vài DN thì cần thỏa thuận chứ không nên cưỡng chế, dù chỉ còn 20%”, ông nói.
Dự thảo sửa đổi Luật Đất đai 2003 sẽ hoàn thành trong tháng 9 và 10/2011. Tháng 2/2012 sẽ xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 10/2012. |
Trên thực tế, chỉ cần rà soát, thu hồi đối với các diện tích đất đang bỏ không quá thời hạn quy định, cũng góp phần tăng nguồn cung khá lớn đất sạch cho các dự án đang có nhu cầu sử dụng đất.
Về giải pháp cho hiện trạng đất hoang hóa, ông Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT cho rằng, theo quy định, nếu đất giao sau 12 tháng không được sử dụng hoặc sau 24 tháng sử dụng không đúng tiến độ thì Nhà nước thu hồi đất, trừ trường hợp UBND tỉnh cho phép kéo dài trong trường hợp bất khả kháng về sử dụng đất như khủng hoảng kinh tế, thiên tai… Tuy nhiên, trên thực tế việc thu hồi không dễ dàng, nhất là khi DN nhận đất đã đầu tư ít nhiều vào đất. “Theo quan điểm của tôi nên giải quyết vấn đề này bằng thuế, nếu đất không sử dụng sẽ bị đánh thuế lũy tiến, buộc người giữ đất phải đưa vào sử dụng thì mới có tiền đóng thuế”, ông Võ nói.
(Theo Báo Xây dựng)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet