Phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc
Hỏi: Năm 1980 bố mẹ tôi mua được mảnh đất 110m2, do mẹ tôi đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bố mẹ tôi sinh được 4 người con: 3 gái và 1 trai. Tháng 8-2008 mẹ tôi qua đời.
Sau đó bố tôi đã cưới một phụ nữ và đưa về ở cùng gia đình chúng tôi. Cả nhà tôi không đồng ý nhưng bố không nghe còn đuổi chúng tôi ra khỏi nhà và đòi bán căn nhà của mẹ tôi để lại. Tôi xin hỏi: Bố tôi đuổi chúng tôi ra khỏi nhà và đòi bán nhà, như thế có đúng pháp luật không? Chị em tôi có được hưởng quyền lợi gì đối với căn nhà của bố mẹ tôi hay không?
Căn cứ Điều 39 - BLDS: Khi mẹ bạn chết, bố có quyền kết hôn với người khác nếu không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn theo Điều 10 - Luật Hôn nhân và Gia đình 2000. Gia đình bạn chỉ được quyền góp ý chứ không có quyền ngăn cản hay phản đối.
Diện tích nhà đất nêu trên tuy do mẹ bạn đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đó vẫn được coi là tài sản chung của bố mẹ bạn. Khi mẹ bạn chết thì phần tài sản của mẹ bạn trở thành di sản thừa kế chứ không đương nhiên trở thành tài sản của bố bạn. Vì vậy, bố bạn không được toàn quyền quyết định đối với diện tích nhà đất này, việc bố bạn đuổi các con ra khỏi nhà và đòi bán nhà đất trên là không đúng.
Do bạn không nói rõ khi mẹ bạn chết có để lại di chúc đối với phần tài sản của mình hay không nên chúng tôi chia thành hai trường hợp:
Thứ nhất, mẹ bạn chết có để lại di chúc và di chúc của mẹ bạn hợp pháp: Trong trường hợp này việc phân chia di sản thừa kế của mẹ bạn sẽ được thực hiện theo di chúc.
Thứ hai, mẹ bạn chết không để lại di chúc hoặc di chúc của mẹ bạn không hợp pháp: Trong trường hợp này phần tài sản của mẹ bạn trong khối tài sản chung vợ chồng (diện tích nhà đất trên) được chia theo luật. Diện tích nhà đất trên là tài sản chung của bố mẹ bạn, nay mẹ bạn qua đời thì 1/2 diện tích nhà đất đó trở thành di sản của mẹ bạn để lại và sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế.
Theo qui định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 - Bộ luật Dân sự thì: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết” do đó ông bà ngoại của bạn, bố bạn và 4 chị em bạn là những đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
Theo khoản 2, Điều 685 - Bộ luật Dân sự qui định: Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Nguyễn Ngọc Thu (Ba Vì - Hà Nội)
Trả lời:Căn cứ Điều 39 - BLDS: Khi mẹ bạn chết, bố có quyền kết hôn với người khác nếu không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn theo Điều 10 - Luật Hôn nhân và Gia đình 2000. Gia đình bạn chỉ được quyền góp ý chứ không có quyền ngăn cản hay phản đối.
Diện tích nhà đất nêu trên tuy do mẹ bạn đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đó vẫn được coi là tài sản chung của bố mẹ bạn. Khi mẹ bạn chết thì phần tài sản của mẹ bạn trở thành di sản thừa kế chứ không đương nhiên trở thành tài sản của bố bạn. Vì vậy, bố bạn không được toàn quyền quyết định đối với diện tích nhà đất này, việc bố bạn đuổi các con ra khỏi nhà và đòi bán nhà đất trên là không đúng.
Do bạn không nói rõ khi mẹ bạn chết có để lại di chúc đối với phần tài sản của mình hay không nên chúng tôi chia thành hai trường hợp:
Thứ nhất, mẹ bạn chết có để lại di chúc và di chúc của mẹ bạn hợp pháp: Trong trường hợp này việc phân chia di sản thừa kế của mẹ bạn sẽ được thực hiện theo di chúc.
Thứ hai, mẹ bạn chết không để lại di chúc hoặc di chúc của mẹ bạn không hợp pháp: Trong trường hợp này phần tài sản của mẹ bạn trong khối tài sản chung vợ chồng (diện tích nhà đất trên) được chia theo luật. Diện tích nhà đất trên là tài sản chung của bố mẹ bạn, nay mẹ bạn qua đời thì 1/2 diện tích nhà đất đó trở thành di sản của mẹ bạn để lại và sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế.
Theo qui định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 - Bộ luật Dân sự thì: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết” do đó ông bà ngoại của bạn, bố bạn và 4 chị em bạn là những đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
Theo khoản 2, Điều 685 - Bộ luật Dân sự qui định: Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Luật sư Bùi Sinh Quyền (Văn phòng Luật sư Phúc Thọ)
(Theo ANTĐ)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet