Không nhất thiết phải giao đơn vị sử dụng đất làm chủ đầu tư
Đây là nhận định của Vụ Quản lý hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng) vừa công bố sau khi lấy ý kiến các vụ ban ngành.
Theo Vụ Quản lý hoạt động xây dựng (Bộ Xây dựng), Vụ đã tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành, địa phương đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định 12/2009/CP theo hướng, trường hợp dự án chưa xác định đơn vị quản lý hoặc đơn vị quản lý không đủ năng lực, kinh nghiệm triển khai dự án đầu tư thì có thể giao cho đơn vị quản lý nhà nước chuyên ngành có đủ năng lực, điều hành thực hiện dự án.
Quy định này phát huy vai trò chủ động trong quản lý thực hiện dự án, song bên cạnh đó cũng có đơn vị được giao làm chủ đầu tư không có kinh nghiệm điều hành (kể cả doanh nghiệp công ích cũng được giao làm chủ đầu tư) dẫn đến dự án triển khai chậm, không bảo đảm chất lượng, chi phí cao hơn thực tế. Trong khi nhiều đơn vị quản lý có năng lực lại không được giao nhiệm vụ.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, 6 tháng đầu năm nay, các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách phân bổ cho Bộ mới thực hiện được 21% kế hoạch (394 tỷ đồng), giải ngân được 28% kế hoạch (512 tỷ đồng), trong đó có nguyên nhân từ năng lực các ban quản lý dự án hạn chế.
Quy định này phát huy vai trò chủ động trong quản lý thực hiện dự án, song bên cạnh đó cũng có đơn vị được giao làm chủ đầu tư không có kinh nghiệm điều hành (kể cả doanh nghiệp công ích cũng được giao làm chủ đầu tư) dẫn đến dự án triển khai chậm, không bảo đảm chất lượng, chi phí cao hơn thực tế. Trong khi nhiều đơn vị quản lý có năng lực lại không được giao nhiệm vụ.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, 6 tháng đầu năm nay, các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách phân bổ cho Bộ mới thực hiện được 21% kế hoạch (394 tỷ đồng), giải ngân được 28% kế hoạch (512 tỷ đồng), trong đó có nguyên nhân từ năng lực các ban quản lý dự án hạn chế.
(Theo HNM)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet