Cụ thể tại TP.Biên Hòa, 2 xã Phước Tân, Tam Phước là khu vực tách thửa nhiều nhất. Tại huyện Nhơn Trạch, tình trạng tách thửa diễn ra phổ biến ở các xã: Vĩnh Thanh, Long Thọ, Phú Đông. Huyện Vĩnh Cửu tại khu vực 2 xã Thạnh Phú, Tân Bình. Huyện Trảng Bom là khu vực các xã An Viễn, Sông Trầu, Tây Hòa... 

Là một trong những tỉnh nằm trong tâm điểm cơn sốt đất vừa qua nên việc phân lô bán nền đất nông nghiệp tại Đồng Nai xảy ra khá nhiều. Mặc dù địa phương đã có những chính sách nghiêm như dừng tách thửa trong hơn 1 năm để ban hành quy định mới chặt chẽ hơn nhưng tình trạng trên chỉ giảm mà không thể hết. Bởi lẽ, những khu vực trên rất đông dân nhập cư từ các nơi về sinh sống, làm việc trong các công ty, nhà máy... Lợi dụng thực tế này, một số đối tượng đã tách đất nông nghiệp thành những thửa có diện tích từ 500-1.000m2, sau đó tiến hành làm đường và phân lô bán nền bằng giấy tay hoặc theo hình thức đồng sở hữu.

phân lô, bán nền đất nông nghiệp
Tình trạng phân lô, bán nền đất nông nghiệp vẫn diễn ra tràn lan ở
một số địa phương thuộc tỉnh Đồng Nai

Thời gian gần đây, dù tình hình có lắng xuống nhưng tình trạng phân lô, bán nền đất nông nghiệp vẫn diễn ra ở một số địa phương đông dân cư như: Biên Hòa, Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch... Một số đối tượng lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tách thửa, chuyển mục đích và phân lô, bán nền. UBND tỉnh Đồng Nai cũng đưa ra các quy định nhằm hạn chế xuống mức thấp nhất tình trạng phân lô bán nền đất nông nghiệp nhưng chưa đạt kết quả như kỳ vọng.

Ông Trần Văn Vĩnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng, nguyên nhân xảy ra tình trạng trên là do các địa phương chưa quản lý chặt. Vì vậy, khi người dân xin tách thửa, các địa phương cần kiểm tra thực tế, nếu người tách thửa, xin chuyển mục đích để cho con, anh em xây dựng nhà ở thì giải quyết nhanh. Còn những đối tượng từ nơi khác đến, không có hộ khẩu địa phương, mua đất xin tách thửa thì phải rà soát kỹ, nếu thấy mục đích tách thửa để phân lô, bán nền thì không giải quyết.

Bên cạnh tình trạng phân lô, bán nền đất nông nghiệp, UBND tỉnh Đồng Nai cũng đề cập đến vụ việc của Công ty CP địa ốc Alibaba (TP.HCM) không có dự án trên địa bàn tỉnh nhưng vẫn rao bán đất nền cho người dân. Được biết, hiện Công an tỉnh đang phối hợp Bộ Công an, huyện Long Thành điều tra làm rõ vụ việc này, sớm ngăn chặn để tránh thiệt hại cho người dân khi mua phải đất nền dự án "ma".

Sau khi rà soát, các cơ quan chức năng phát hiện Công ty Alibaba đã thực hiện rao bán 27 dự án trên website http://diaocalibaba.vn, và các trang thông tin điện tử, mạng xã hội, phát tờ rơi theo bản đồ tự vẽ phân lô ở 19 khu đất với diện tích khoảng 75ha.

Trong đó, xã Phước Bình 3 khu, xã Long Phước có 13 khu, xã An Phước 1 khu, xã Phước Thái 1 khu và 1 khu đất ở vùng giáp ranh 2 xã Bàu Cạn - Tân Hiệp. Thực trạng 19 khu đất trên đều do các cá nhân, hộ gia đình đứng tên sử dụng và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng là đất giao thông, nông nghiệp,...

Được biết, trong số 19 khu đất được địa ốc Alibaba rao bán đất nền dự án thì có 6 khu tự ý đổ đá làm đường trên đất nông nghiệp. UBND huyện Long Thành đã ký quyết định xử phạt hành chính và buộc tháo dỡ đối với 4 trường hợp xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME