“Cho tui xin 2 công ruộng”

 

Căn nhà trống trải của ông Nguyễn Văn Lời ở ấp 18, xã Biển Bạch, gia đình có nguy cơ 'nghèo vĩnh viễn' vì không đất sản xuất

 

Thực tế cho thấy các lâm trường được giao quản lý nhiều đất rừng nhưng hiệu quả sử dụng thấp, trong khi người dân sống gần rừng lại thiếu đất sản xuất. Số liệu thống kê mới đây cho thấy cả nước có 148 công ty lâm nghiệp, trung bình mỗi công ty sử dụng khoảng 14.000ha đất rừng nhưng lại không hiệu quả. Không ít địa phương cắt đất của lâm trường cho các công ty tư nhân thuê để phát triển cây công nghiệp vì mục đích lợi nhuận, thay vì phải chia đất cho người dân để bà con có sinh kế làm ăn, vươn lên thoát nghèo.

(Đất sản xuất: Lâm trường thừa - người dân thiếu. Nguồn: Cục Kiểm lâm)

Đó là khát khao cháy bỏng hàng chục năm nay của gia đình bà Lê Thị Biết và gần chục hộ nghèo đang sống tạm trên kênh 200 thuộc ấp Ranh Hạt, xã Bình Giang, huyện Hòn Đất (Kiên Giang). Bà Biết khẳng định: “Nếu được chính quyền cấp 2 công đất ruộng để làm ăn thì gia đình tui sẽ thoát cảnh nghèo túng, không còn phải ngửa tay xin hỗ trợ của Nhà nước nữa”.

Sinh ra và lớn lên ở huyện Hòn Đất nhưng hiện gia đình bà lại không có lấy một “cục đất chọi chim”. Cả gia đình sáu nhân khẩu trông chờ vào “nghề” làm mướn và mót lúa của bà. Tuổi ngoài 50, nhưng một tay bà nuôi năm miệng ăn bởi ba đứa con đang tuổi ăn học, chồng bị mất sức lao động vì bạo bệnh, trong khi cha chồng cũng đau ốm liệt giường. “Ngày nào có người thuê làm đất hay đi mót lúa thì cả nhà có cái ăn, bằng không thì đi mua chịu gạo của người trong xóm, khi có tiền thì trả” - bà Biết kể về gia đình mình.

Bà cũng cho hay sở dĩ bà “mong muốn có đất làm ruộng” là vì trước đây, khi lấy nhau vợ chồng bà cũng được hai bên gia đình cho gần 60 công đất (6ha), nhưng sau đó chính quyền địa phương thu hồi để cấp cho một công ty Đài Loan thuê mướn trồng rừng. Gia đình bà được bồi thường một ít tiền nhưng không được cấp đất ở và đất sản xuất làm ăn. Túng quá, cả nhà lại đưa nhau về ở tạm đất lâm phần trên kênh Ranh Hạt với nghề làm mướn, mót lúa khi no khi đói. “Tháng 5-2012 vừa rồi, được chính quyền hỗ trợ 12 triệu đồng, tui vay thêm 8 triệu làm lại căn nhà. Có nơi an cư rồi tui mừng lắm, nhưng giá như được cấp 2 công đất để làm ăn thì khỏi lo nghĩ về đói no từng ngày” - bà Biết mong mỏi.

Cũng như gia đình bà Biết, cả xóm nghèo trên kênh 200 này không hộ nào có đất. Họ giống nhau ở cảnh nghèo, ở kiếp làm thuê, vác mướn đắp đổi kiếm ăn qua ngày. Nhưng còn những hộ kém may mắn hơn bà Biết vì chưa được hưởng chính sách xóa nhà tạm bợ. Gia đình chị Nguyễn Thị Bình với bốn người đang sống trong căn nhà lá lụp xụp, vá chằng chịt bằng đủ thứ vật liệu. Đã xế trưa nhưng chị Bình và hai đứa con vẫn chưa có cơm vào bụng vì còn chờ chồng đang đi làm mướn mang thức ăn về. “Cả nhà bốn miệng ăn chỉ trông chờ vào nghề làm mướn của chồng, hai đứa con gái 15 và 17 tuổi vừa nghỉ học chưa có việc gì làm”. Cũng như bà Biết, mấy năm qua vợ chồng chị Bình và những hộ nghèo sinh sống bên bờ kênh 200 nhiều lần xin được cấp mỗi gia đình vài công đất để làm ăn nhưng chưa nhận được hồi âm từ phía chính quyền.

Ông Phạm Hữu Thanh, phó Phòng Lao động - thương binh và xã hội huyện Hòn Đất, cho biết trước đây cũng có thu hồi đất của những hộ làm ăn nhỏ lẻ, manh mún để cho một số công ty thuê lại, nay đang có dự án thu hồi ngược của các công ty làm ăn không hiệu quả để có đất cấp lại cho người nghèo. “Quỹ đất của địa phương hầu như không còn để cấp cho người nghèo tái định cư và sản xuất”- ông Thanh nhìn nhận.

Trong khi đó, nguồn tin từ Sở Lao động - thương binh và xã hội tỉnh Kiên Giang xác nhận cả tỉnh có 23.294 hộ nghèo. Trong đó khoảng 6.616 hộ nghèo thuộc diện khó có khả năng thoát nghèo, 11.405 hộ thiếu đất, không đất sản xuất, 1.795 hộ có thu nhập dưới 200.000 đồng/người. Cũng theo sở này, không có đất, thiếu đất sản xuất là nguyên nhân chủ yếu của cái nghèo, nhưng “quỹ đất cấp cho người nghèo của tỉnh không còn”.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME