Kiến trúc vòm cung độc đáo bên trong tòa nhà Bưu điện Trung tâm Sài Gòn
Bưu điện Trung tâm Sài Gòn sở hữu kết cấu hình vòm cung xuất hiện dày đặc ngay trên cửa chính ra vào, các ô cửa sổ, cấu trúc trần nhà và các họa tiết trang trí.
Bưu điện Trung tâm Sài Gòn là điểm tham quan
nổi tiếng với du khách nước ngoài
Tọa lạc tại Công trường Công xã Paris (quận 1, TP.HCM), Bưu điện TP.HCM do người Pháp xây dựng trong khoảng 1886-1891. Công trình mang phong cách châu Âu kết hợp với nét Á Đông theo bản vẽ của kiến trúc sư Villedieu cùng với người trợ tá Foulhoux. Công trình đã trải qua nhiều lần thay đổi màu sơn, hiện mang màu vàng nhạt và là điểm tham quan nổi tiếng với du khách nước ngoài.
Hệ thống vòm cung bên trong tòa nhà Bưu điện Trung tâm Sài Gòn
Kiến trúc nổi bật của Bưu điện TP.HCM là hệ thống vòm cung lớn bên trong tòa nhà, ảnh hưởng từ phong cách kiến trúc trong các nhà thờ Tây Âu. Theo đó, phần trần nhà của tiền sảnh được nâng đỡ bởi 4 cột trụ sắt nằm bốn góc. Mỗi cột chống đỡ 4 kèo sắt tỏa ra 4 phía.
Riêng vòm cung dài do 2 hàng trụ sắt 2 bên chịu lực
Các điểm tiếp nối giữa các trụ và kèo sắt thiết kế công phu,
chạm khắc thành những hoa văn tinh xảo.
Kết cấu vòm cung xuất hiện dày đặc trong các họa tiết, đường
chỉ nổi trang trí bên trong tòa nhà.
Hai tấm bản đồ lịch sử "Saigon et ses environs 1892" và "Lignes téléraphiques du Sud
Vietnam et du Cambodge 1936" cũng được thể hiện trên vòm trần hình bán nguyệt.
Kiến trúc bên ngoài Bưu điện Trung tâm Sài Gòn
Riêng tầng cửa sổ thứ 3 tại khối nhà giữa lại mang hình chữ nhật. Những đường viền,
đường chỉ hay hoa văn chạy ngang tạo thành những đường trang trí khỏe khoắn và
đăng đối, gợi nhớ đến những nhà ga xe lửa ở châu Âu.
Cửa chính ra vào tòa nhà theo thiết kế vòm cung đặc
trưng, với chiếc đồng hồ lớn ở giữa
Phù điêu đầu thần Mercury (Hermes) với mũ có đôi cánh, một bên là nhành
nguyệt quế biểu tượng vinh quang và chiến thắng, bên kia là nhành sồi biểu
tượng cho nghị lực, bền vững và cao quý
Hệ thống 20 cột, trụ của phần mặt tiền có kết cấu hình khối vuông vắn. Trên các đầu cột
giữa những nhịp vòm cửa là phù điêu của nhiều vị thần khác trong thần thoại Hy Lạp
Mảng phù điêu khắc tên các nhà khoa học trong lĩnh vực điện và điện tín
Với phần trụ khoảng giữa tầng 2 và tầng trệt của tòa nhà, các mảng phù điêu lại ôm trọn phiến đá hình chữ nhật. Trên mỗi phiến đá ghi tên một nhà khoa học đã có những đóng góp to lớn cho nền văn minh nhân loại trong lĩnh vực điện và điện tín. Trong số những tên được khắc trên các ô hình chữ nhật có tổng thống Mỹ Benjamin Franklin, nhà phát minh người Italy Alesandro Volta, nhà vật lý người Anh Michael Faraday, nhà toán học người Pháp Galvani và nhiều cái tên nổi tiếng khác.
Bên cạnh nét văn hóa châu Âu, kiến trúc Bưu điện TP.HCM còn có sự pha trộn
với nét Á Đông, thể hiện qua những hoạ tiết trang trí trên những nóc mái lấy
cảm hứng từ nghệ thuật đền đài Khmer.
Bưu điện Trung tâm Sài Gòn 150 năm tuổi là một trong những điểm "nhất định phải đến"
của du khách khi ghé thăm thành phố lớn phía nam. Sau khi ngắm nhìn kiến trúc, tìm
hiểu lịch sử du khách có thể nghỉ chân trên những chiếc ghế dài bằng gỗ trăm năm tuổi.
Với mong muốn kiến tạo nên một công trình có giá trị kiến trúc - văn hóa - lịch sử tương tự như những công trình trăm tuổi tại TP.HCM hiện nay, nhà phát triển công trình xanh Phúc Khang Corporation đã phát triển dự án Rome by Diamond Lous. Dự án mô phỏng kiến trúc tòa thành Rome (Italy cổ đại) với các biểu tượng đặc trưng như hàng cột La Mã uy nghi, mái vòm Roman cách điệu và điểm nhấn là chum trên đỉnh tòa nhà như một viên ngọc lục bảo đính trên đỉnh vương miện. Tọa lạc ngay điểm giao nhau của hai trục đường lớn Mai Chí Thọ và Đồng Văn Cống (quận 2, TP.HCM), dự án xây dựng theo tiêu chuẩn xanh của Phúc Khang cùng sự đồng hành của các thương hiệu lớn trong nước và quốc tế như kiến trúc sư người Italy - Aldo Zoli Lo Prinzi - thành viên Hội kiến trúc sư Rome (cố vấn cấp cao về thiết kế kiến trúc của Phúc Khang Corp), Coteccons (tổng thầu xây dựng), DP Architect, Mai-Archi, TTID (tư vấn thiết kế), Landmarks (thiết kế cảnh quan), UL - Mỹ (thẩm duyệt an toàn phòng chống cháy nổ), CBRE (quản lý vận hành tòa nhà)... |
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet