Kiến trúc “xanh” Việt Nam: Cần những giải pháp thực tiễn
Trong hai ngày 16 và 17/10/2012, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo về kiến trúc xanh ở Việt Nam do Viện Goethe tổ chức với chủ đề “Ngôi nhà xanh Việt Nam – Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại”.
Cuộc hội thảo đã thu hút sự quan tâm và nhận được nhiều tham luận của các kiến trúc sư, các nhà hoạt động môi trường, quản lý đô thị, các chuyên gia kinh tế, văn hóa kinh tế trong nước và quốc tế.
“Kiến trúc xanh” là một khái niệm tương đối mới nên việc áp dụng kiến trúc xanh ở Việt Nam còn gặp không ít trở ngại… Đây là một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm và tập trung thảo luận với nội dung:“Kiến trúc xanh ở Việt Nam: rào cản & cơ hội”. Bên cạnh đó là hàng loạt tham luận tập trung tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề này như:“Phát triển kiến trúc xanh ở Việt Nam phù hợp với khí hậu, kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương”(Ông Nguyễn Tố Lăng - Phó Hiệu trưởng, Đại học Kiến trúc Hà Nội);“Thúc đẩy kiến trúc xanh ở Việt Nam: từ cách nhìn của một công ty đầu tư, xây dựng quốc tế”(Ông Richard Leech - Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam);“Giới thiệu khái niệm Vườn treo, Tranh cây”(Ông Nguyễn Văn Quý - Đại học Nông Lâm Huế);“Bài học kinh nghiệm về thích ứng khí hậu và phát triển bền vững kiến trúc nhà ở truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc bộ Việt Nam”(Ông Hoàng Mạnh Nguyên - Tổng Giám đốc Viện Kiến trúc Nhiệt đới, Đại học Kiến trúc Hà Nội, ITA-HAU);“Giải pháp để đẩy mạnh mô hình công trình xanh ở Việt Nam”(Ông Yannick Millet - Giám đốc điều hành, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam).
Ngoài ra, hội thảo còn nhận được rất nhiều tham luận mang tính thực tiễn, những giải pháp kỹ thuật cho việc ứng dụng kiến trúc xanh ở Việt Nam như:“Giới thiệu về Chương trình Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm, Hiệu quả của Việt Nam (VNEEP) – đặc biệt chú trọng vấn đề công trình tiết kiệm năng lượng”(Ông Phương Hoàng Kim - Phó Tổng Giám đốc Chương trình Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm, Hiệu quả (VNEEP), Bộ Công thương);“Giải pháp thực thi Quy chuẩn xây dựng về Công trình sử dụng Năng lượng tiết kiệm, hiệu quả mới của Việt Nam”(Ông Đinh Chính Lợi - Vụ Khoa học, Công nghệ, Bộ Xây dựng);“Thiết kế phù hợp với khí hậu cho các công trình tiết kiệm năng lượng, tiện nghi, hiện đại ở vùng khí hậu nhiệt đới”(Ông Dirk Schwede - Tổng Giám đốc, Cty TNHH energydesign (Thượng Hải); Đồng Giám đốc, EGS - Plan international GmbH;“Điều kiện tiên quyết để triển khai thiết kế xanh ở Việt Nam, Minh họa thông qua giải pháp năng lượng mặt trời”(Ông Nicolas Jallade (ARTELIA Eau et Environnement – Ban Năng lượng Tái tạo, TPHCM);“Kiến trúc xanh thích ứng về văn hóa: giới thiệu hai công trình nhà văn hóa-cộng đồng ở Việt Nam”(Ông Hoàng Thúc Hạo - Khoa Kiến trúc, Quy hoạch, Đại học Xây dựng, Hà Nội);“Hướng tới sự bền vững: phân tích tính khả thi của các mô hình tiết kiệm năng lượng công trình ở Việt Nam”(Bà Trần Bình Minh - Swisscontact Đức gGmbH, Stuttgart);“Giảm tiêu thụ điện năng cho điều hòa không khí trong thiết kế nhà ống tại TPHCM”(Ông Patrick Bivona (Đại học Kiến trúc, Điện toán, Kỹ thuật Đông Luân Đôn, Anh)…
Dịp này, tổ chức NGO Sống và Làm việc đã trao giải thưởng cho những tác giả đoạt giả trong cuộc thi “Thiết kế xanh” và triển lãm ảnh về thanh thiếu niên Việt Nam nhận thức về kiến trúc xanh.
Vincom Village đoạt giải Kiến trúc xanh Việt Nam |
“Kiến trúc xanh” là một khái niệm tương đối mới nên việc áp dụng kiến trúc xanh ở Việt Nam còn gặp không ít trở ngại… Đây là một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm và tập trung thảo luận với nội dung:“Kiến trúc xanh ở Việt Nam: rào cản & cơ hội”. Bên cạnh đó là hàng loạt tham luận tập trung tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề này như:“Phát triển kiến trúc xanh ở Việt Nam phù hợp với khí hậu, kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương”(Ông Nguyễn Tố Lăng - Phó Hiệu trưởng, Đại học Kiến trúc Hà Nội);“Thúc đẩy kiến trúc xanh ở Việt Nam: từ cách nhìn của một công ty đầu tư, xây dựng quốc tế”(Ông Richard Leech - Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam);“Giới thiệu khái niệm Vườn treo, Tranh cây”(Ông Nguyễn Văn Quý - Đại học Nông Lâm Huế);“Bài học kinh nghiệm về thích ứng khí hậu và phát triển bền vững kiến trúc nhà ở truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc bộ Việt Nam”(Ông Hoàng Mạnh Nguyên - Tổng Giám đốc Viện Kiến trúc Nhiệt đới, Đại học Kiến trúc Hà Nội, ITA-HAU);“Giải pháp để đẩy mạnh mô hình công trình xanh ở Việt Nam”(Ông Yannick Millet - Giám đốc điều hành, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam).
Ngoài ra, hội thảo còn nhận được rất nhiều tham luận mang tính thực tiễn, những giải pháp kỹ thuật cho việc ứng dụng kiến trúc xanh ở Việt Nam như:“Giới thiệu về Chương trình Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm, Hiệu quả của Việt Nam (VNEEP) – đặc biệt chú trọng vấn đề công trình tiết kiệm năng lượng”(Ông Phương Hoàng Kim - Phó Tổng Giám đốc Chương trình Sử dụng Năng lượng Tiết kiệm, Hiệu quả (VNEEP), Bộ Công thương);“Giải pháp thực thi Quy chuẩn xây dựng về Công trình sử dụng Năng lượng tiết kiệm, hiệu quả mới của Việt Nam”(Ông Đinh Chính Lợi - Vụ Khoa học, Công nghệ, Bộ Xây dựng);“Thiết kế phù hợp với khí hậu cho các công trình tiết kiệm năng lượng, tiện nghi, hiện đại ở vùng khí hậu nhiệt đới”(Ông Dirk Schwede - Tổng Giám đốc, Cty TNHH energydesign (Thượng Hải); Đồng Giám đốc, EGS - Plan international GmbH;“Điều kiện tiên quyết để triển khai thiết kế xanh ở Việt Nam, Minh họa thông qua giải pháp năng lượng mặt trời”(Ông Nicolas Jallade (ARTELIA Eau et Environnement – Ban Năng lượng Tái tạo, TPHCM);“Kiến trúc xanh thích ứng về văn hóa: giới thiệu hai công trình nhà văn hóa-cộng đồng ở Việt Nam”(Ông Hoàng Thúc Hạo - Khoa Kiến trúc, Quy hoạch, Đại học Xây dựng, Hà Nội);“Hướng tới sự bền vững: phân tích tính khả thi của các mô hình tiết kiệm năng lượng công trình ở Việt Nam”(Bà Trần Bình Minh - Swisscontact Đức gGmbH, Stuttgart);“Giảm tiêu thụ điện năng cho điều hòa không khí trong thiết kế nhà ống tại TPHCM”(Ông Patrick Bivona (Đại học Kiến trúc, Điện toán, Kỹ thuật Đông Luân Đôn, Anh)…
Dịp này, tổ chức NGO Sống và Làm việc đã trao giải thưởng cho những tác giả đoạt giả trong cuộc thi “Thiết kế xanh” và triển lãm ảnh về thanh thiếu niên Việt Nam nhận thức về kiến trúc xanh.
(Theo SGGP)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet