Lãng phí trong xây dựng từ 10-20%
Tại hội thảo “Tăng cường và đổi mới công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, sử dụng công trình” vừa diễn ra tại Đà Nẵng với sự tham dự của nhiều bộ, ngành trung ương và địa phương, hàng loạt các chuyên gia phản ánh nhiều bất cập trong công tác xây dựng.
Nhiều đại biểu kiến nghị nên sớm điều chỉnh, bổ sung Luật Xây dựng và các văn bản dưới Luật để công tác quản lý hiểu quả hơn tránh thất thoát ngân sách nhà nước.
Theo ông Lê Quang Hùng, Cục trưởng cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng: băng khoăn hiện nay là trong công tác quản lý thi công xây dựng. Các gói thầu có thầu chính, thầu phụ, rồi tổng thầu và thì ai là người nghiệm thu, giám sát nhà thầu phụ.
Chủ đầu tư hay người ký hợp đồng làm việc này?. Đặc biệt, trong các dự án BOT (xây dựng – vận hành – chuyển giao) và BT (xây dựng – chuyển giao) hiện nay ai là người chủ đầu tư đích thực? Vai trò của quản lý nhà nước trong việc này như thế nào?.
Nói về các sự cố có liên quan đến thủy điện, ông Cao Anh Dũng, phó cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp (Bộ Công thương) cho rằng hiện các thủy điện vừa và nhỏ đang phát triển ồ ạt, mọi địa phương, mọi doanh nghiệp đua nhau làm thủy điện, trong khi cán bộ quản lý có chuyên môn thiếu thậm chí có nơi không có dẫn đến không giám sát được chất lượng.
Trong khi đó theo Trưởng phòng quản lý xây dựng cơ bản doanh trại H45 (Bộ Công an) Nguyễn Hoài Minh: lãng phí trong xây dựng hiện nay là từ 10- 20% công trình. “Nhà đáng ra xây 10 đồng thiết kế lên 40 đồng. Sắt xây dựng chỉ chừng 30kg/m2 nay nâng lên 50kg, 100 kg/m2. Móng nhà 4m nay thiết kế lên 20 mét thì hết chỗ nói”.
Ông Minh dẫn chứng một công trình ở Hậu Giang, nhà 9 tầng mà yêu cầu đóng cọc ép sâu 72 mét. “Mà cọc ép thì chỉ người trong ngành mới biết. Vậy mà cũng làm” – ông Minh dẫn chứng.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet