Long Biên (Hà Nội): Nguy cơ biến mất “lá phổi xanh”
Gần 2 năm qua, dự án "Giải phóng mặt bằng, san nền sơ bộ khu đất để đấu giá quyền sử dụng đất tại phường Giang Biên", quận Long Biên được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 4210/QĐ-UBND ngày 30/8/2010 vẫn đang gặp nhiều vướng mắc.
Mục tiêu của dự án là chuẩn bị mặt bằng để xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật khu đất phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ), tạo nguồn thu cho ngân sách; khớp nối hạ tầng khu dân cư (KDC) cũ và chỉnh trang các tuyến đường giao thông hiện trạng theo quy hoạch...
Tổng diện tích thực hiện dự án là 114.722m2, trong đó có 6.700m2 khu ao Ươm thuộc KDC Quán Tình, phường Giang Biên (Long Biên). Theo quy hoạch, khu ao Ươm sẽ được san lấp để xây dựng KDC thấp tầng, gồm 1.920m2 nhà ở, 480m2 đường giao thông và 4.300m2 xây dựng trường mầm non.
Chủ tịch UBND phường Giang Biên Nguyễn Văn Đông cho biết: Ngay khi công bố quy hoạch khu đất để đấu giá QSDĐ tại phường, hàng trăm người dân các tổ dân phố 5, 6, 7 đã ký đơn đề nghị quận Long Biên không lấp khu ao Ươm. Sự việc này đã được UBND phường kịp thời báo cáo với Quận ủy, UBND quận Long Biên. Được biết, trước nguyện vọng của nhân dân KDC Quán Tình, đồng thời xét thấy việc xây dựng trường mầm non tại thời điểm này chưa cần thiết, UBND quận đã quyết định chưa san lấp 4.300m2 ao để xây dựng trường mầm non, mà tạm thời sử dụng làm hồ chứa nước. Tuy nhiên, PV Hànộimới tìm hiểu thấy, mặc dù quận Long Biên đã "tạm" để lại 4.300m2 ao Ươm, nhưng nhiều ý kiến vẫn đề nghị giữ nguyên hiện trạng ao Ươm. Ông Nguyễn Văn Đưởng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch UBND phường Giang Biên cho biết: Nhân dân chúng tôi vẫn không đồng tình với chủ trương lấp ao này để thực hiện dự án. Bởi lẽ, đây là ao có tuổi đời hàng trăm năm, là "lá phổi xanh" nằm giữa khu dân cư. Không những thế, KDC Quán Tình còn là làng cổ của xã Quán Tình trước kia (nay là phường Giang Biên). Làng Quán Tình có 5 ao, nhưng 4/5 ao của làng đã bị lấp, chỉ còn lại ao Ươm. Trong đơn kiến nghị gửi Báo Hànộimới về việc đề nghị giữ nguyên khu ao Ươm, nhân dân các tổ dân phố 5, 6, 7, KDC Quán Tình khẳng định: Ao Ươm vừa có nhiệm vụ tiêu nước qua cống Đá, xuống sông Cầu Bây; chứa nước đệm khi mưa to và là nơi chứa nước phòng khi hỏa hoạn... Thế nhưng, ông Nguyễn Mạnh Trình, Giám đốc Ban Quản lý dự án quận Long Biên, chủ đầu tư thực hiện dự án "GPMB, san nền sơ bộ khu đất để đấu giá QSDĐ tại phường Giang Biên" lại có quan điểm khác. Ông Trình cho rằng: Mấy năm gần đây, ao Ươm chỉ là ao tù, không có nhiệm vụ tiêu thoát nước như người dân KDC Quán Tình nêu. Bởi, hiện tại KDC Quán Tình đang thấp hơn KĐT Việt Hưng và khu tái định cư Giang Biên 60-70cm. Mặt khác, nhiều hộ dân sống xung quanh ao đã đổ đất lấn chiếm khiến diện tích ao Ươm ngày càng thu hẹp.
Trả lời câu hỏi của PV Hànộimới: Nếu điều chỉnh theo yêu cầu của người dân có ảnh hưởng gì đến dự án? Ông Trình cho biết: Đây là dự án đấu giá thu tiền cho ngân sách nhà nước, nếu dừng san lấp ao, điều chỉnh dự án theo đề nghị của dân, dự án sẽ giảm hiệu quả đầu tư, mất cân đối tài chính, khoản trích nộp ngân sách TP theo quyết định đã được phê duyệt sẽ giảm. Dự án sau khi hoàn thành sẽ bảo đảm kết nối toàn bộ hạ tầng (đặc biệt là hệ thống thoát nước) giữa KDC cũ với KĐT Việt Hưng, khu tái định cư Giang Biên. Việc để lại diện tích ao Ươm chỉ đem lại quyền lợi cho một số hộ sống quanh ao Ươm...
Tuy nhiên, thực tế cho thấy hệ thống tiêu, thoát nước hiện nay trên địa bàn nội thành Hà Nội còn chưa đồng bộ và đã có nhiều "điểm đen" ngập úng sau mỗi trận mưa to. Như vậy, việc thực hiện dự án trên, như quan điểm của ông Trình liệu đã khả quan? Bởi, hiệu quả của dự án mới chỉ dựa trên cơ sở lợi ích trước mắt. Về lâu dài, việc lấp ao chắc chắn sẽ tổn hại đến môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng nghìn người dân trên địa bàn phường. Vấn đề quan trọng hiện nay, quận Long Biên cần quan tâm là xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng mà vẫn phải giữ lại ao Ươm, nhằm tạo cảnh quan và chống lấn chiếm theo chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội thể hiện trong Công văn số 162-CV/TU ngày 11-6-2009 về công tác quản lý đô thị, trong đó có vấn đề ngăn chặn, xử lý tình trạng lấn chiếm, san lấp ao hồ.
Tổng diện tích thực hiện dự án là 114.722m2, trong đó có 6.700m2 khu ao Ươm thuộc KDC Quán Tình, phường Giang Biên (Long Biên). Theo quy hoạch, khu ao Ươm sẽ được san lấp để xây dựng KDC thấp tầng, gồm 1.920m2 nhà ở, 480m2 đường giao thông và 4.300m2 xây dựng trường mầm non.
Khu vực ao Ươm tại KDC Quán Tình, phường Giang Biên. |
Chủ tịch UBND phường Giang Biên Nguyễn Văn Đông cho biết: Ngay khi công bố quy hoạch khu đất để đấu giá QSDĐ tại phường, hàng trăm người dân các tổ dân phố 5, 6, 7 đã ký đơn đề nghị quận Long Biên không lấp khu ao Ươm. Sự việc này đã được UBND phường kịp thời báo cáo với Quận ủy, UBND quận Long Biên. Được biết, trước nguyện vọng của nhân dân KDC Quán Tình, đồng thời xét thấy việc xây dựng trường mầm non tại thời điểm này chưa cần thiết, UBND quận đã quyết định chưa san lấp 4.300m2 ao để xây dựng trường mầm non, mà tạm thời sử dụng làm hồ chứa nước. Tuy nhiên, PV Hànộimới tìm hiểu thấy, mặc dù quận Long Biên đã "tạm" để lại 4.300m2 ao Ươm, nhưng nhiều ý kiến vẫn đề nghị giữ nguyên hiện trạng ao Ươm. Ông Nguyễn Văn Đưởng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch UBND phường Giang Biên cho biết: Nhân dân chúng tôi vẫn không đồng tình với chủ trương lấp ao này để thực hiện dự án. Bởi lẽ, đây là ao có tuổi đời hàng trăm năm, là "lá phổi xanh" nằm giữa khu dân cư. Không những thế, KDC Quán Tình còn là làng cổ của xã Quán Tình trước kia (nay là phường Giang Biên). Làng Quán Tình có 5 ao, nhưng 4/5 ao của làng đã bị lấp, chỉ còn lại ao Ươm. Trong đơn kiến nghị gửi Báo Hànộimới về việc đề nghị giữ nguyên khu ao Ươm, nhân dân các tổ dân phố 5, 6, 7, KDC Quán Tình khẳng định: Ao Ươm vừa có nhiệm vụ tiêu nước qua cống Đá, xuống sông Cầu Bây; chứa nước đệm khi mưa to và là nơi chứa nước phòng khi hỏa hoạn... Thế nhưng, ông Nguyễn Mạnh Trình, Giám đốc Ban Quản lý dự án quận Long Biên, chủ đầu tư thực hiện dự án "GPMB, san nền sơ bộ khu đất để đấu giá QSDĐ tại phường Giang Biên" lại có quan điểm khác. Ông Trình cho rằng: Mấy năm gần đây, ao Ươm chỉ là ao tù, không có nhiệm vụ tiêu thoát nước như người dân KDC Quán Tình nêu. Bởi, hiện tại KDC Quán Tình đang thấp hơn KĐT Việt Hưng và khu tái định cư Giang Biên 60-70cm. Mặt khác, nhiều hộ dân sống xung quanh ao đã đổ đất lấn chiếm khiến diện tích ao Ươm ngày càng thu hẹp.
Trả lời câu hỏi của PV Hànộimới: Nếu điều chỉnh theo yêu cầu của người dân có ảnh hưởng gì đến dự án? Ông Trình cho biết: Đây là dự án đấu giá thu tiền cho ngân sách nhà nước, nếu dừng san lấp ao, điều chỉnh dự án theo đề nghị của dân, dự án sẽ giảm hiệu quả đầu tư, mất cân đối tài chính, khoản trích nộp ngân sách TP theo quyết định đã được phê duyệt sẽ giảm. Dự án sau khi hoàn thành sẽ bảo đảm kết nối toàn bộ hạ tầng (đặc biệt là hệ thống thoát nước) giữa KDC cũ với KĐT Việt Hưng, khu tái định cư Giang Biên. Việc để lại diện tích ao Ươm chỉ đem lại quyền lợi cho một số hộ sống quanh ao Ươm...
Tuy nhiên, thực tế cho thấy hệ thống tiêu, thoát nước hiện nay trên địa bàn nội thành Hà Nội còn chưa đồng bộ và đã có nhiều "điểm đen" ngập úng sau mỗi trận mưa to. Như vậy, việc thực hiện dự án trên, như quan điểm của ông Trình liệu đã khả quan? Bởi, hiệu quả của dự án mới chỉ dựa trên cơ sở lợi ích trước mắt. Về lâu dài, việc lấp ao chắc chắn sẽ tổn hại đến môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng nghìn người dân trên địa bàn phường. Vấn đề quan trọng hiện nay, quận Long Biên cần quan tâm là xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng mà vẫn phải giữ lại ao Ươm, nhằm tạo cảnh quan và chống lấn chiếm theo chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội thể hiện trong Công văn số 162-CV/TU ngày 11-6-2009 về công tác quản lý đô thị, trong đó có vấn đề ngăn chặn, xử lý tình trạng lấn chiếm, san lấp ao hồ.
(Theo HNM)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet