Mới có khoảng 25% bất động sản giao dịch qua sàn
Đến nay, trên cả nước đã có hàng trăm sàn giao dịch bất động sản được thành lập, tuy nhiên, số lượng giao dịch thực hiện qua sàn còn rất hạn chế.
Theo ông Tống Văn Nga, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội bất động sản Việt Nam, việc trông chờ sự minh bạch cho thị trường bất động sản khi giao dịch qua sàn chắc chắn sẽ còn nhiều việc phải làm.
Thực tế cho thấy tính cạnh tranh, minh bạch của thị trường bất động sản Việt Nam từ khâu tạo lập đến hoạt động giao dịch mua bán còn yếu, nhà đầu tư khó khăn trong việc tìm và triển khai dự án đầu tư, người dân khó tiếp cận trực tiếp sản phẩm.
Do đó, người dân và nhà đầu tư kỳ vọng, việc quy định giao dịch bất động sản phải qua sàn sẽ góp phần thúc đẩy thị trường này phát triển lành mạnh, minh bạch hơn.
Đến nay, hầu hết doanh nghiệp bất động sản lớn đều lập sàn giao dịch bất động sản để chủ động bán các sản phẩm của mình và cũng không ít cơ sở môi giới lập sàn để hợp thức hoá hoạt động môi giới. Do đó sàn giao dịch bất động sản thi nhau đua nở theo kiểu “mạnh ai nấy làm”.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến hết tháng 6, cả nước có 126 sàn giao dịch bất động sản đi vào hoạt động, 8.724 cá nhân đã được cấp chứng chỉ môi giới và chứng chỉ định giá bất động sản. Tuy nhiên, hiện nay, lượng giao dịch qua sàn chưa nhiều.
Ông Cao Lê Tuấn, Tổng thư ký Mạng các sàn giao dịch bất động sản Việt Nam cho biết, mới chỉ có khoảng 25% giao dịch bất động sản được thực hiện qua sàn. Dự báo, tới năm 2010 nhu cầu giao dịch qua sàn chiếm khoảng 30%.
Đối tượng các sản phẩm giao dịch qua sàn hiện nay chủ yếu là các chủ đầu tư bán sản phẩm hoặc hợp thức hóa các sản phẩm đã bán theo dạng hợp tác góp vốn hoặc cho vay vốn kèm điều khoản quyền mua căn hộ. Một số khác là các sàn giao dịch qua môi giới hoặc đầu tư thứ phát theo một doanh nghiệp nhất định.
Ông Tống Văn Nga chia sẻ, theo Luật Kinh doanh bất động sản và Nghị định 153/2007/NĐ-CP, từ 1/1/2009 bắt buộc các công ty kinh doanh bất động sản phải giao dịch qua sàn đã phát sinh nhiều câu hỏi từ phía nhà đầu tư, các chuyên gia.
Ví như phát sinh các thủ tục, giấy phép con? Tăng chi phí dịch vụ hàng hóa qua sàn sẽ tính như thế nào? Khái niệm sàn chuẩn là thế nào? Cho đến nay, Bộ Xây dựng còn đang lên kế hoạch xây dựng tiêu chí cho sàn chuẩn. Đây là những quan tâm lớn của các doanh nghiệp bất động sản.
Theo quy định, bên cạnh mua và bán, sàn giao dịch phải cung cấp thêm các dịch vụ như thẩm định giá, tư vấn và quản lý bất động sản, nhưng thực tế cho thấy, hoạt động môi giới vẫn là chủ yếu. Chỉ một số sàn có sự đầu tư lớn, đạt đến mức chuyên sâu về định giá và quảng cáo.
Còn những mảng dịch vụ quan trọng như dịch vụ pháp lý, tư vấn, đấu giá, quản lý bất động sản thì chỉ có tính chất cầm chừng. Rất ít sàn thực hiện đầy đủ các mảng hoạt động kể trên.
Mặt khác, không phải loại bất động sản nào giao dịch trên thị trường cũng có đầy đủ giấy tờ chủ quyền nhà đất, trong khi quy định tài sản bất động sản qua sàn phải có đầy đủ cơ sở pháp lý khiến nhiều người buộc phải “bỏ qua” giao dịch trên sàn.
Mặc dù đã có quy định nhưng thực tế thì tình trạng giao dịch “trao tay”, mua đi bán lại nhà đất vẫn diễn ra phổ biến. Nhiều doanh nghiệp vẫn dùng phương thức đăng bán sản phẩm trên báo chí hoặc bán qua đơn vị trung gian, còn người mua cũng rất “ngại” đến sàn.
Nhiều người cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là do qua sàn mất nhiều thời gian hơn qua “cò”, hơn nữa lại bị mất phí khoảng 1-2% giá trị bất động sản giao dịch mà hiệu quả chưa chắc đã cao hơn. Cũng chính vì thế, số lượng bất động sản qua sàn đã không nhiều lại ngày càng giảm sút. Tại TP.HCM, căn hộ bán qua sàn quý 2 giảm 30% so với quý 1/2009 nhưng thị trường thứ cấp vẫn hoạt động tốt.
Một yếu tố nữa khiến người dân khó tin vào tính minh bạch của các sàn bất động sản hiện nay là việc nhiều chủ đầu tư, nhiều đơn vị tư vấn tự thành lập sàn để tiêu thụ các sản phẩm của mình theo một quy trình khép kín từ sản xuất đến bán hàng.
Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam nhận định, lập ra sàn chỉ để bán sản phẩm của chính mình sẽ khó minh bạch được thị trường.
Ông Hoàng Văn Cường, Chủ nhiệm Khoa bất động sản và địa chính, Đại học Kinh tế quốc dân cũng lo ngại các sàn được quyền xác nhận vào giấy tờ mua bán thay cho công chứng, như hồ sơ pháp lý chính thức để người giao dịch thực hiện các thủ tục khác. Nếu không quản lý tốt có thể dẫn tới tiêu cực, các sàn có thể ngồi bán xác nhận của mình.
Thực tế cho thấy tính cạnh tranh, minh bạch của thị trường bất động sản Việt Nam từ khâu tạo lập đến hoạt động giao dịch mua bán còn yếu, nhà đầu tư khó khăn trong việc tìm và triển khai dự án đầu tư, người dân khó tiếp cận trực tiếp sản phẩm.
Do đó, người dân và nhà đầu tư kỳ vọng, việc quy định giao dịch bất động sản phải qua sàn sẽ góp phần thúc đẩy thị trường này phát triển lành mạnh, minh bạch hơn.
Đến nay, hầu hết doanh nghiệp bất động sản lớn đều lập sàn giao dịch bất động sản để chủ động bán các sản phẩm của mình và cũng không ít cơ sở môi giới lập sàn để hợp thức hoá hoạt động môi giới. Do đó sàn giao dịch bất động sản thi nhau đua nở theo kiểu “mạnh ai nấy làm”.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến hết tháng 6, cả nước có 126 sàn giao dịch bất động sản đi vào hoạt động, 8.724 cá nhân đã được cấp chứng chỉ môi giới và chứng chỉ định giá bất động sản. Tuy nhiên, hiện nay, lượng giao dịch qua sàn chưa nhiều.
Ông Cao Lê Tuấn, Tổng thư ký Mạng các sàn giao dịch bất động sản Việt Nam cho biết, mới chỉ có khoảng 25% giao dịch bất động sản được thực hiện qua sàn. Dự báo, tới năm 2010 nhu cầu giao dịch qua sàn chiếm khoảng 30%.
Đối tượng các sản phẩm giao dịch qua sàn hiện nay chủ yếu là các chủ đầu tư bán sản phẩm hoặc hợp thức hóa các sản phẩm đã bán theo dạng hợp tác góp vốn hoặc cho vay vốn kèm điều khoản quyền mua căn hộ. Một số khác là các sàn giao dịch qua môi giới hoặc đầu tư thứ phát theo một doanh nghiệp nhất định.
Ông Tống Văn Nga chia sẻ, theo Luật Kinh doanh bất động sản và Nghị định 153/2007/NĐ-CP, từ 1/1/2009 bắt buộc các công ty kinh doanh bất động sản phải giao dịch qua sàn đã phát sinh nhiều câu hỏi từ phía nhà đầu tư, các chuyên gia.
Ví như phát sinh các thủ tục, giấy phép con? Tăng chi phí dịch vụ hàng hóa qua sàn sẽ tính như thế nào? Khái niệm sàn chuẩn là thế nào? Cho đến nay, Bộ Xây dựng còn đang lên kế hoạch xây dựng tiêu chí cho sàn chuẩn. Đây là những quan tâm lớn của các doanh nghiệp bất động sản.
Theo quy định, bên cạnh mua và bán, sàn giao dịch phải cung cấp thêm các dịch vụ như thẩm định giá, tư vấn và quản lý bất động sản, nhưng thực tế cho thấy, hoạt động môi giới vẫn là chủ yếu. Chỉ một số sàn có sự đầu tư lớn, đạt đến mức chuyên sâu về định giá và quảng cáo.
Còn những mảng dịch vụ quan trọng như dịch vụ pháp lý, tư vấn, đấu giá, quản lý bất động sản thì chỉ có tính chất cầm chừng. Rất ít sàn thực hiện đầy đủ các mảng hoạt động kể trên.
Mặt khác, không phải loại bất động sản nào giao dịch trên thị trường cũng có đầy đủ giấy tờ chủ quyền nhà đất, trong khi quy định tài sản bất động sản qua sàn phải có đầy đủ cơ sở pháp lý khiến nhiều người buộc phải “bỏ qua” giao dịch trên sàn.
Mặc dù đã có quy định nhưng thực tế thì tình trạng giao dịch “trao tay”, mua đi bán lại nhà đất vẫn diễn ra phổ biến. Nhiều doanh nghiệp vẫn dùng phương thức đăng bán sản phẩm trên báo chí hoặc bán qua đơn vị trung gian, còn người mua cũng rất “ngại” đến sàn.
Nhiều người cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là do qua sàn mất nhiều thời gian hơn qua “cò”, hơn nữa lại bị mất phí khoảng 1-2% giá trị bất động sản giao dịch mà hiệu quả chưa chắc đã cao hơn. Cũng chính vì thế, số lượng bất động sản qua sàn đã không nhiều lại ngày càng giảm sút. Tại TP.HCM, căn hộ bán qua sàn quý 2 giảm 30% so với quý 1/2009 nhưng thị trường thứ cấp vẫn hoạt động tốt.
Một yếu tố nữa khiến người dân khó tin vào tính minh bạch của các sàn bất động sản hiện nay là việc nhiều chủ đầu tư, nhiều đơn vị tư vấn tự thành lập sàn để tiêu thụ các sản phẩm của mình theo một quy trình khép kín từ sản xuất đến bán hàng.
Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam nhận định, lập ra sàn chỉ để bán sản phẩm của chính mình sẽ khó minh bạch được thị trường.
Ông Hoàng Văn Cường, Chủ nhiệm Khoa bất động sản và địa chính, Đại học Kinh tế quốc dân cũng lo ngại các sàn được quyền xác nhận vào giấy tờ mua bán thay cho công chứng, như hồ sơ pháp lý chính thức để người giao dịch thực hiện các thủ tục khác. Nếu không quản lý tốt có thể dẫn tới tiêu cực, các sàn có thể ngồi bán xác nhận của mình.
Theo Vneconomy
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet