Mức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Ông Trương Ngọc Thanh (email: [email protected]) có nhà bị giải tỏa với diện tích sử dụng là 160m2, diện tích đất là 40m2. Ban bồi thường tái định cư giải quyết cho ông 1 căn nhà với diện tích đất là 20m2, diện tích sử dụng là 40m2.
Ông Thanh muốn hỏi, Ban bồi thường giải quyết trường hợp của ông như vậy có đúng quy định không? Ông có thể yêu cầu được 2 suất tái định cư không? Nếu chưa thỏa đáng thì có thể khiếu nại không?
Về vấn đề này, Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:
Tại Điều 19 Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định việc bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất như sau:
- Nhà ở, đất ở tái định cư được thực hiện theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư.
Đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở mà không có chỗ ở nào khác thì được giao đất ở hoặc nhà ở tái định cư.
Hộ gia đình, cá nhân nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch đó; trường hợp không nhận đất ở, nhà ở tại khu tái định cư thì được nhận tiền tương đương với khoản chênh lệch đó.
- Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở phải di chuyển chỗ ở mà tự lo chỗ ở thì được hỗ trợ một khoản tiền bằng suất đầu tư hạ tầng tính cho một hộ gia đình tại khu tái định cư tập trung trừ trường hợp đã được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư.
- UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể tại địa phương quy định về suất tái định cư tối thiểu và mức hỗ trợ.
Theo hướng dẫn tại Khoản 4 Điều 18 Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 1/10/2009 của Bộ Tài nguyên và môi trường thì trường hợp trong hộ gia đình có nhiều thế hệ (nhiều cặp vợ chồng) cùng chung sống đủ điều kiện tách hộ hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng 1 thửa đất ở bị thu hồi thì UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương để quy định diện tích đất, diện tích nhà ở để bố trí tái định cư
Bên cạnh đó, nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất được quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP như sau:
Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi đất; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc giao đất ở tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thanh toán bằng tiền.
Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ lớn hơn tiền sử dụng đất ở hoặc tiền mua nhà ở tại khu tái định cư thì người tái định cư được nhận phần chênh lệch.
Trường hợp ông Trương Ngọc Thanh phản ánh có nhà bị giải tỏa, diện tích sử dụng là 160m2, diện tích đất là 40m2. Ban bồi thường hỗ trợ bố trí tái định cư một nhà ở với diện tích đất là 20m2, diện tích sử dụng là 40m2. Nếu việc thu hồi đất đang trong giai đoạn thông báo dự thảo, lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư, gia đình ông Thanh có thể làm đơn gửi Hội đồng bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng đề nghị được bố trí suất đất ở, nhà ở tái định cư có diện tích tương đương diện tích đất ở bị thu hồi.
Trường hợp hộ gia đình ông có nhiều thế hệ (nhiều cặp vợ chồng) cùng chung sống trên diện tích bị thu hồi có thể đề xuất được mua thêm suất tái định cư. Tuy nhiên đề nghị của hộ gia đình ông có được giải quyết hay không thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ phải dựa vào nguyên tắc “nhà ở, đất ở tái định cư được thực hiện theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư” và trên cơ sở quỹ nhà ở, đất ở tái định cư hiện có của địa phương và dự án.
Nếu hộ gia đình ông Thanh đã được giải quyết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo đúng Quyết định phê duyệt bồi thường, hỗ trợ của UBND cấp có thẩm quyền và Phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ được duyệt kèm theo; ông Thanh đã nhận nhà ở tái định cư; và có thể đã nhận tiền chênh lệch do giá trị nhà ở tái định cư thấp hơn tiền hỗ trợ bồi thường nhà ở, đất ở bị giải tỏa (trường hợp giá mua nhà tái định cư cao hơn, hoặc ngang bằng tiền hỗ trợ bồi thường thì không được nhận tiền chênh lệch).
Việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư, giải phóng mặt bằng cho dự án đã hoàn thành; quỹ nhà ở, đất ở tái định cư phục vụ dự án đã hết và thời hiệu khiếu nại quyết định bồi thường, hỗ trợ có thể đã hết, thì yêu cầu xem xét lại việc bố trí tái định cư của gia đình ông Thanh không có cơ sở giải quyết.
Về vấn đề này, Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:
Tại Điều 19 Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định việc bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất như sau:
- Nhà ở, đất ở tái định cư được thực hiện theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư.
Đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở mà không có chỗ ở nào khác thì được giao đất ở hoặc nhà ở tái định cư.
Hộ gia đình, cá nhân nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch đó; trường hợp không nhận đất ở, nhà ở tại khu tái định cư thì được nhận tiền tương đương với khoản chênh lệch đó.
- Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở phải di chuyển chỗ ở mà tự lo chỗ ở thì được hỗ trợ một khoản tiền bằng suất đầu tư hạ tầng tính cho một hộ gia đình tại khu tái định cư tập trung trừ trường hợp đã được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư.
- UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể tại địa phương quy định về suất tái định cư tối thiểu và mức hỗ trợ.
Theo hướng dẫn tại Khoản 4 Điều 18 Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 1/10/2009 của Bộ Tài nguyên và môi trường thì trường hợp trong hộ gia đình có nhiều thế hệ (nhiều cặp vợ chồng) cùng chung sống đủ điều kiện tách hộ hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng 1 thửa đất ở bị thu hồi thì UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện thực tế tại địa phương để quy định diện tích đất, diện tích nhà ở để bố trí tái định cư
Bên cạnh đó, nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất được quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP như sau:
Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi đất; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc giao đất ở tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thanh toán bằng tiền.
Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ lớn hơn tiền sử dụng đất ở hoặc tiền mua nhà ở tại khu tái định cư thì người tái định cư được nhận phần chênh lệch.
Trường hợp ông Trương Ngọc Thanh phản ánh có nhà bị giải tỏa, diện tích sử dụng là 160m2, diện tích đất là 40m2. Ban bồi thường hỗ trợ bố trí tái định cư một nhà ở với diện tích đất là 20m2, diện tích sử dụng là 40m2. Nếu việc thu hồi đất đang trong giai đoạn thông báo dự thảo, lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư, gia đình ông Thanh có thể làm đơn gửi Hội đồng bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng đề nghị được bố trí suất đất ở, nhà ở tái định cư có diện tích tương đương diện tích đất ở bị thu hồi.
Trường hợp hộ gia đình ông có nhiều thế hệ (nhiều cặp vợ chồng) cùng chung sống trên diện tích bị thu hồi có thể đề xuất được mua thêm suất tái định cư. Tuy nhiên đề nghị của hộ gia đình ông có được giải quyết hay không thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ phải dựa vào nguyên tắc “nhà ở, đất ở tái định cư được thực hiện theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư” và trên cơ sở quỹ nhà ở, đất ở tái định cư hiện có của địa phương và dự án.
Nếu hộ gia đình ông Thanh đã được giải quyết bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo đúng Quyết định phê duyệt bồi thường, hỗ trợ của UBND cấp có thẩm quyền và Phương án chi tiết bồi thường, hỗ trợ được duyệt kèm theo; ông Thanh đã nhận nhà ở tái định cư; và có thể đã nhận tiền chênh lệch do giá trị nhà ở tái định cư thấp hơn tiền hỗ trợ bồi thường nhà ở, đất ở bị giải tỏa (trường hợp giá mua nhà tái định cư cao hơn, hoặc ngang bằng tiền hỗ trợ bồi thường thì không được nhận tiền chênh lệch).
Việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư, giải phóng mặt bằng cho dự án đã hoàn thành; quỹ nhà ở, đất ở tái định cư phục vụ dự án đã hết và thời hiệu khiếu nại quyết định bồi thường, hỗ trợ có thể đã hết, thì yêu cầu xem xét lại việc bố trí tái định cư của gia đình ông Thanh không có cơ sở giải quyết.
Luật sư Lê Văn Đài
(Theo Chinhphu.vn)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet