Nét phác thảo cho TP Đà Lạt trong tương lai
Đà Lạt là một thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam và trên thế giới với lịch sử phát triển trên một trăm năm. Những biệt danh mà người ta tặng cho Đà Lạt phần nào nói lên bản sắc độc đáo của thành phố này: thành phố sương mù, thành phố ngàn hoa, thành phố ngàn thông, tiểu Paris châu Á.
Từ khoảng năm 1990 đến nay, TP Đà Lạt phát triển ngày càng nhanh, cũng giống như các đô thị khác trên cả nước, nhờ vào các chính sách đổi mới và cải cách kinh tế.
Thành phố ngày càng đông đúc, đời sống người dân được cải thiện đáng kể, nhưng để đánh đổi, các giá trị từng đem lại bản sắc quy hoạch kiến trúc cho Đà Lạt lại đang dần dần bị mất đi, dẫn đến sự mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa vấn đề bảo tồn và phát triển thành phố.
Dường như càng phát triển tự do theo cách làm hiện nay, Đà Lạt càng giống một Sài Gòn trên cao nguyên hơn và càng xa rời với những giá trị từng đem lại sự độc đáo thu hút du khách của ngày xưa.
Nhưng Đà Lạt không phải là Sài Gòn, do đó không nên phát triển theo cách của Sài Gòn, mà lại bỏ qua những giá trị khác biệt mà Sài Gòn không thể có được. Trong khi không gian bản sắc của Sài Gòn được định hình chủ yếu bởi các không gian lịch sử 300 năm và không gian cao tầng hiện đại, thì Đà Lạt lại không giống như vậy.
Bản sắc Đà Lạt chỉ có thể được tôn vinh và phát triển qua ba định hướng nền tảng, đó là việc tái lập giá trị không gian nghỉ dưỡng lãng mạn, củng cố và mở rộng không gian văn hóa Âu Việt, và phát triển không gian hiện đại tương lai một cách cẩn trọng.
Không gian nghỉ dưỡng lãng mạn
Giá trị lớn nhất mà Đà Lạt có thể đem lại cho chúng ta là một không gian nghỉ dưỡng lý tưởng, tạo thành bởi không gian xanh đồi núi và không gian nước, với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, khí hậu mát mẻ quanh năm.
Rừng thông bao quanh thành phố và đan xen vào khu đô thị tạo nên một cảnh quan nền xanh mát, cao vút, thơm mùi dầu thông. Các rừng thông và không gian xanh cần được bảo vệ, mở rộng, kết nối với nhau thành một hệ thống giao thông cảnh quan xanh thuận tiện cho người đi bộ và người đi xe đạp, với các điểm dừng ngắm cảnh thành phố và cảnh thiên nhiên dọc theo tuyến.
Với địa hình đồi núi, nếu khéo tổ chức giao thông thì đi bộ và xe đạp có thể nhanh không kém gì đi xe máy hay ôtô, thú vị hơn nhiều, mà lại không gây ô nhiễm môi trường.
Các hồ nước (Xuân Hương, Than Thở, Tuyền Lâm…) kết hợp với các dòng suối và thác nước (Cam Ly, Datanla,…) không chỉ tạo nên các cảnh quan yên tĩnh bên rừng thông, mà sẽ còn giúp dẫn gió với hơi ẩm vào làm mát đô thị, tạo sương mù lúc ban mai cũng như hoàng hôn, nếu như cơ cấu cây xanh mặt nước được chỉnh trang lại, có tính toán đến nắng và gió, sửa chữa lại tình trạng bê tông hóa đô thị quá mức của hai thập niên trước.
Như vậy, những công trình kiến trúc mới dù không cầu kỳ, phô trương sẽ vẫn đẹp thơ mộng sau lớp sương mù huyền ảo, mát mẻ lúc bình minh hoặc hoàng hôn.
Cái lạnh nơi đây rất nhẹ nhàng êm ái, chứ không khắc nghiệt như cái lạnh buốt xương của miền Bắc. Cảnh tượng các cô nữ sinh mặc áo dài với áo len đủ màu, má hồng hồng, đạp xe đi học trong sương sớm buổi mai, là một hình ảnh độc đáo của Đà Lạt.
Nhưng Đà Lạt hiện nay đang ngày càng nóng dần lên. Việc một số khách sạn bắt đầu lắp máy lạnh càng làm cho thành phố “nóng” lên nhanh hơn.
Để phục hồi chiếc “máy lạnh thiên nhiên khổng lồ” của thành phố trở lại hoạt động lại tốt hơn xưa, thành phố này cần đặt chỉ tiêu diện tích xanh trong đô thị cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác của Việt Nam và cần hướng dẫn cách xây dựng kiến trúc xanh cho người dân.
Ví dụ như, các công trình nên sử dụng vật liệu tự nhiên ở địa phương và hạn chế sử dụng nhôm kính cho mặt tiền, mái nhà nên sử dụng ngói thay vì mái tôn và các ngôi nhà cao trên hai tầng nên giật cấp vào trong tạo thành các sân vườn trên cao.
Không gian văn hóa Âu Việt
Với tham vọng biến Đà Lạt thành một nơi trung tâm nghỉ dưỡng quy mô ở Đông Nam Á và có thể là một thủ đô tương lai của Đông Dương, các nhà lãnh đạo và chuyên gia người Pháp đã đầu tư nghiên cứu quy hoạch cảnh quan và thiết kế kiến trúc rất bài bản ngay từ giai đoạn đầu phát triển.
Nhắc đến không gian văn hóa của Đà Lạt thì không thể bỏ qua không gian quy hoạch kiến trúc mang đậm ảnh hưởng châu Âu, nhất là Pháp, bàng bạc khắp thành phố. Do đó, phát triển tương lai thành phố không thể thiếu việc bảo vệ, kế thừa, tiếp nối các giá trị di sản quy hoạch kiến trúc Pháp.
Bên cạnh việc xác định cụ thể các kiến trúc Pháp cần giữ gìn, cũng cần phải khoanh vùng một khu phố Tây ở khu vực đồi phía nam hồ Xuân Hương, bao gồm khu vực dọc theo đường Trần Phú, nơi có tập trung nhiều công trình phong cách Pháp. Các hoạt động lễ hội, dịch vụ thương mại và ăn uống phong cách Pháp cũng như châu Âu sẽ nâng giá trị văn hóa khu phố Tây lên một tầm cao mới.
Nhưng Đà Lạt không chỉ có không gian văn hóa Pháp, mà còn có những không gian Việt lịch sử. Đó là nơi mà những người Việt đầu tiên di cư đến đây từ cả nước, nhưng đông nhất là từ Thừa Thiên – Huế, trong đó có ông bà ngoại của tôi cùng họ hàng. Họ đã tạo lập sự nghiệp ở hai khu vực chính.
Thứ nhất là khu Ấp Ánh Sáng được hình thành theo ý tưởng của phong trào nhà Ánh sáng kiểu mới, nhưng giá rẻ, dành cho dân nghèo của nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
Thứ hai là các phố buôn bán ở Khu Hòa Bình tỏa ra tứ phía theo các con đường 3 Tháng 2, Phan Bội Châu, Nguyễn Chí Thanh vào thời kỳ đầu và trong những năm đầu 1960 tiếp tục mở rộng qua cầu nổi nối với khu chợ Đà Lạt, với các dãy nhà phố bao quanh.
Hai khu vực này ngày nay được kế tục bởi các con cháu của những người tiên phong, và có thể cải tạo, phát triển thành những khu vực độc đáo mang đậm dấu ấn của người Việt xưa.
Cả hai khu vực nói trên đều không nên làm những nhà cao tầng với bãi xe ngầm như một vài đề xuất cũ (may mà không thực hiện được, chứ không thì rất mau chóng sẽ góp phần cho việc phá hoại cảnh quan và khí hậu Đà Lạt), mà nên tạo thành những khu nhà phố vườn sân thượng xanh, giật cấp từ đường cao trên đồi xuống đường thấp ở dưới.
Nếu không dùng xe, khách du lịch có thể đi bộ theo các bậc thang thuận theo địa hình, vừa ngắm cảnh vừa đi dần xuống phía dưới, trong khi đi ngang những khu dịch vụ thương mại với lối vào là những sân vườn xanh trên mái.
Nhìn từ xa chúng ta sẽ có một hình ảnh sinh hoạt sinh động, cả ngày lẫn đêm dọc theo triền đồi, tuy mật độ dân cư vẫn có thể cao nếu muốn, nhưng lại không gây cảm giác chen chúc, vì hầu hết các công trình đều chìm khuất sau những hàng cây và cụm hoa cảnh trên mái.
Không gian hiện đại tương lai
Việc bảo tồn không gian nghỉ dưỡng lãng mạn và không gian văn hóa Âu Việt nói trên chỉ có thể thực hiện được khi có sự chuẩn bị cho việc phát triển không gian hiện đại tương lai một cách cẩn trọng, vừa phục vụ cho các yêu cầu mới của một đô thị trong thế kỷ XXI vừa tạo ra bản sắc mới, nhưng vẫn không mâu thuẫn với những giá trị hiện có.
Có một lập luận khá nguy hiểm của một số nhà đầu tư, cho rằng cần phải “mạnh dạn” đề xuất cái mới với bản sắc mới thay dần cho cái cũ hiện nay. Điều này đi ngược với kinh nghiệm các thành phố nghỉ dưỡng trên thế giới. Việc phát triển những ý tưởng mới chỉ nên được thực hiện nó tại những khu đô thị mới ở vùng lân cận, chứ không nên xây chen vào làm hỏng giá trị công trình lịch sử, làm hỏng bản sắc không gian và giá trị vốn có của khu đô thị di sản.
Nhà cao tầng và nhà bọc nhôm kính là những loại kiến trúc hiện đại không phù hợp ở Đà Lạt. Trái ngược với quá trình đô thị hóa trên cả nước thường có xu hướng phát triển theo chiều cao, quy hoạch thành phố này phải bắt đầu từ việc khẳng định không gian xanh trước, rồi mới đến công trình và giao thông.
Đà Lạt, kể cả khu trung tâm, nên phát triển tập trung thành cụm theo chiều ngang đan xen với cây xanh mặt nước, chứ không nên xây dựng theo chiều đứng với những công trình cao trên năm tầng.
Các dự án mật độ cao, nhà cao tầng, nhà mái bằng…, các diện tích bê tông hóa quá rộng dành cho giao thông và bãi xe chính là những tác nhân nhanh nhất phá hoại giá trị sinh thái của Đà Lạt.
Những dự án phát triển nào, cho dù quy mô lớn và có bề ngoài hấp dẫn đến đâu, nhưng nếu tiềm ẩn các yếu tố tiêu cực đối với không gian nghỉ dưỡng, đều cần phải được khuyến khích bố trí ở các vùng đất thấp xa hơn (ví dụ như khu vực Nam Liên Khương). Miễn là chính quyền địa phương tạo được kết nối thuận tiện với Đà Lạt, thì vẫn tạo hiệu quả rất tốt về hiệu quả đầu tư, mà lại không làm tổn hại những giá trị quý báu của thành phố này.
Đa số các đô thị lớn của Việt Nam có không gian sống chen chúc xô bồ, nên cần tổ chức một số không gian tĩnh để cân bằng, nhưng Đà Lạt thì ngược lại. Đặc trưng của thành phố là không gian tĩnh yên bình, có phần thiếu sinh động về đêm, do đó cần bổ sung một số không gian động, với các cụm khu vực và trục đường đi bộ có các dịch vụ văn hóa thương mại, để đem lại sinh khí mới cho các hoạt động ngày và đêm của thành phố.
Đà Lạt còn rất nhiều tiềm năng phát triển hoặc làm mới các không gian động như khu chợ trung tâm, khu phố đêm trước chợ, nối với khu vực dịch vụ thương mại Ấp Ánh Sáng trong tương lai và về phía khu vực hàng quán bên hồ Xuân Hương.
Thành phố ngày càng đông đúc, đời sống người dân được cải thiện đáng kể, nhưng để đánh đổi, các giá trị từng đem lại bản sắc quy hoạch kiến trúc cho Đà Lạt lại đang dần dần bị mất đi, dẫn đến sự mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa vấn đề bảo tồn và phát triển thành phố.
Dường như càng phát triển tự do theo cách làm hiện nay, Đà Lạt càng giống một Sài Gòn trên cao nguyên hơn và càng xa rời với những giá trị từng đem lại sự độc đáo thu hút du khách của ngày xưa.
Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt |
Nhưng Đà Lạt không phải là Sài Gòn, do đó không nên phát triển theo cách của Sài Gòn, mà lại bỏ qua những giá trị khác biệt mà Sài Gòn không thể có được. Trong khi không gian bản sắc của Sài Gòn được định hình chủ yếu bởi các không gian lịch sử 300 năm và không gian cao tầng hiện đại, thì Đà Lạt lại không giống như vậy.
Bản sắc Đà Lạt chỉ có thể được tôn vinh và phát triển qua ba định hướng nền tảng, đó là việc tái lập giá trị không gian nghỉ dưỡng lãng mạn, củng cố và mở rộng không gian văn hóa Âu Việt, và phát triển không gian hiện đại tương lai một cách cẩn trọng.
Không gian nghỉ dưỡng lãng mạn
Giá trị lớn nhất mà Đà Lạt có thể đem lại cho chúng ta là một không gian nghỉ dưỡng lý tưởng, tạo thành bởi không gian xanh đồi núi và không gian nước, với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, khí hậu mát mẻ quanh năm.
Hồ Tuyền Lâm |
Rừng thông bao quanh thành phố và đan xen vào khu đô thị tạo nên một cảnh quan nền xanh mát, cao vút, thơm mùi dầu thông. Các rừng thông và không gian xanh cần được bảo vệ, mở rộng, kết nối với nhau thành một hệ thống giao thông cảnh quan xanh thuận tiện cho người đi bộ và người đi xe đạp, với các điểm dừng ngắm cảnh thành phố và cảnh thiên nhiên dọc theo tuyến.
Với địa hình đồi núi, nếu khéo tổ chức giao thông thì đi bộ và xe đạp có thể nhanh không kém gì đi xe máy hay ôtô, thú vị hơn nhiều, mà lại không gây ô nhiễm môi trường.
Các hồ nước (Xuân Hương, Than Thở, Tuyền Lâm…) kết hợp với các dòng suối và thác nước (Cam Ly, Datanla,…) không chỉ tạo nên các cảnh quan yên tĩnh bên rừng thông, mà sẽ còn giúp dẫn gió với hơi ẩm vào làm mát đô thị, tạo sương mù lúc ban mai cũng như hoàng hôn, nếu như cơ cấu cây xanh mặt nước được chỉnh trang lại, có tính toán đến nắng và gió, sửa chữa lại tình trạng bê tông hóa đô thị quá mức của hai thập niên trước.
Như vậy, những công trình kiến trúc mới dù không cầu kỳ, phô trương sẽ vẫn đẹp thơ mộng sau lớp sương mù huyền ảo, mát mẻ lúc bình minh hoặc hoàng hôn.
Hồ Xuân Hương |
Cái lạnh nơi đây rất nhẹ nhàng êm ái, chứ không khắc nghiệt như cái lạnh buốt xương của miền Bắc. Cảnh tượng các cô nữ sinh mặc áo dài với áo len đủ màu, má hồng hồng, đạp xe đi học trong sương sớm buổi mai, là một hình ảnh độc đáo của Đà Lạt.
Nhưng Đà Lạt hiện nay đang ngày càng nóng dần lên. Việc một số khách sạn bắt đầu lắp máy lạnh càng làm cho thành phố “nóng” lên nhanh hơn.
Để phục hồi chiếc “máy lạnh thiên nhiên khổng lồ” của thành phố trở lại hoạt động lại tốt hơn xưa, thành phố này cần đặt chỉ tiêu diện tích xanh trong đô thị cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác của Việt Nam và cần hướng dẫn cách xây dựng kiến trúc xanh cho người dân.
Ví dụ như, các công trình nên sử dụng vật liệu tự nhiên ở địa phương và hạn chế sử dụng nhôm kính cho mặt tiền, mái nhà nên sử dụng ngói thay vì mái tôn và các ngôi nhà cao trên hai tầng nên giật cấp vào trong tạo thành các sân vườn trên cao.
Không gian văn hóa Âu Việt
Với tham vọng biến Đà Lạt thành một nơi trung tâm nghỉ dưỡng quy mô ở Đông Nam Á và có thể là một thủ đô tương lai của Đông Dương, các nhà lãnh đạo và chuyên gia người Pháp đã đầu tư nghiên cứu quy hoạch cảnh quan và thiết kế kiến trúc rất bài bản ngay từ giai đoạn đầu phát triển.
Nhà thờ Con Gà |
Nhắc đến không gian văn hóa của Đà Lạt thì không thể bỏ qua không gian quy hoạch kiến trúc mang đậm ảnh hưởng châu Âu, nhất là Pháp, bàng bạc khắp thành phố. Do đó, phát triển tương lai thành phố không thể thiếu việc bảo vệ, kế thừa, tiếp nối các giá trị di sản quy hoạch kiến trúc Pháp.
Bên cạnh việc xác định cụ thể các kiến trúc Pháp cần giữ gìn, cũng cần phải khoanh vùng một khu phố Tây ở khu vực đồi phía nam hồ Xuân Hương, bao gồm khu vực dọc theo đường Trần Phú, nơi có tập trung nhiều công trình phong cách Pháp. Các hoạt động lễ hội, dịch vụ thương mại và ăn uống phong cách Pháp cũng như châu Âu sẽ nâng giá trị văn hóa khu phố Tây lên một tầm cao mới.
Nhưng Đà Lạt không chỉ có không gian văn hóa Pháp, mà còn có những không gian Việt lịch sử. Đó là nơi mà những người Việt đầu tiên di cư đến đây từ cả nước, nhưng đông nhất là từ Thừa Thiên – Huế, trong đó có ông bà ngoại của tôi cùng họ hàng. Họ đã tạo lập sự nghiệp ở hai khu vực chính.
Thứ nhất là khu Ấp Ánh Sáng được hình thành theo ý tưởng của phong trào nhà Ánh sáng kiểu mới, nhưng giá rẻ, dành cho dân nghèo của nhóm Tự Lực Văn Đoàn.
Thứ hai là các phố buôn bán ở Khu Hòa Bình tỏa ra tứ phía theo các con đường 3 Tháng 2, Phan Bội Châu, Nguyễn Chí Thanh vào thời kỳ đầu và trong những năm đầu 1960 tiếp tục mở rộng qua cầu nổi nối với khu chợ Đà Lạt, với các dãy nhà phố bao quanh.
Một góc Đà Lạt |
Hai khu vực này ngày nay được kế tục bởi các con cháu của những người tiên phong, và có thể cải tạo, phát triển thành những khu vực độc đáo mang đậm dấu ấn của người Việt xưa.
Cả hai khu vực nói trên đều không nên làm những nhà cao tầng với bãi xe ngầm như một vài đề xuất cũ (may mà không thực hiện được, chứ không thì rất mau chóng sẽ góp phần cho việc phá hoại cảnh quan và khí hậu Đà Lạt), mà nên tạo thành những khu nhà phố vườn sân thượng xanh, giật cấp từ đường cao trên đồi xuống đường thấp ở dưới.
Nếu không dùng xe, khách du lịch có thể đi bộ theo các bậc thang thuận theo địa hình, vừa ngắm cảnh vừa đi dần xuống phía dưới, trong khi đi ngang những khu dịch vụ thương mại với lối vào là những sân vườn xanh trên mái.
Nhìn từ xa chúng ta sẽ có một hình ảnh sinh hoạt sinh động, cả ngày lẫn đêm dọc theo triền đồi, tuy mật độ dân cư vẫn có thể cao nếu muốn, nhưng lại không gây cảm giác chen chúc, vì hầu hết các công trình đều chìm khuất sau những hàng cây và cụm hoa cảnh trên mái.
Không gian hiện đại tương lai
Ga Đà Lạt |
Việc bảo tồn không gian nghỉ dưỡng lãng mạn và không gian văn hóa Âu Việt nói trên chỉ có thể thực hiện được khi có sự chuẩn bị cho việc phát triển không gian hiện đại tương lai một cách cẩn trọng, vừa phục vụ cho các yêu cầu mới của một đô thị trong thế kỷ XXI vừa tạo ra bản sắc mới, nhưng vẫn không mâu thuẫn với những giá trị hiện có.
Có một lập luận khá nguy hiểm của một số nhà đầu tư, cho rằng cần phải “mạnh dạn” đề xuất cái mới với bản sắc mới thay dần cho cái cũ hiện nay. Điều này đi ngược với kinh nghiệm các thành phố nghỉ dưỡng trên thế giới. Việc phát triển những ý tưởng mới chỉ nên được thực hiện nó tại những khu đô thị mới ở vùng lân cận, chứ không nên xây chen vào làm hỏng giá trị công trình lịch sử, làm hỏng bản sắc không gian và giá trị vốn có của khu đô thị di sản.
Nhà cao tầng và nhà bọc nhôm kính là những loại kiến trúc hiện đại không phù hợp ở Đà Lạt. Trái ngược với quá trình đô thị hóa trên cả nước thường có xu hướng phát triển theo chiều cao, quy hoạch thành phố này phải bắt đầu từ việc khẳng định không gian xanh trước, rồi mới đến công trình và giao thông.
Đà Lạt, kể cả khu trung tâm, nên phát triển tập trung thành cụm theo chiều ngang đan xen với cây xanh mặt nước, chứ không nên xây dựng theo chiều đứng với những công trình cao trên năm tầng.
Phố Đà Lạt |
Các dự án mật độ cao, nhà cao tầng, nhà mái bằng…, các diện tích bê tông hóa quá rộng dành cho giao thông và bãi xe chính là những tác nhân nhanh nhất phá hoại giá trị sinh thái của Đà Lạt.
Những dự án phát triển nào, cho dù quy mô lớn và có bề ngoài hấp dẫn đến đâu, nhưng nếu tiềm ẩn các yếu tố tiêu cực đối với không gian nghỉ dưỡng, đều cần phải được khuyến khích bố trí ở các vùng đất thấp xa hơn (ví dụ như khu vực Nam Liên Khương). Miễn là chính quyền địa phương tạo được kết nối thuận tiện với Đà Lạt, thì vẫn tạo hiệu quả rất tốt về hiệu quả đầu tư, mà lại không làm tổn hại những giá trị quý báu của thành phố này.
Đa số các đô thị lớn của Việt Nam có không gian sống chen chúc xô bồ, nên cần tổ chức một số không gian tĩnh để cân bằng, nhưng Đà Lạt thì ngược lại. Đặc trưng của thành phố là không gian tĩnh yên bình, có phần thiếu sinh động về đêm, do đó cần bổ sung một số không gian động, với các cụm khu vực và trục đường đi bộ có các dịch vụ văn hóa thương mại, để đem lại sinh khí mới cho các hoạt động ngày và đêm của thành phố.
Đà Lạt còn rất nhiều tiềm năng phát triển hoặc làm mới các không gian động như khu chợ trung tâm, khu phố đêm trước chợ, nối với khu vực dịch vụ thương mại Ấp Ánh Sáng trong tương lai và về phía khu vực hàng quán bên hồ Xuân Hương.
TS-KTS Ngô Viết Nam Sơn
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet