Ngân hàng vẫn "rủng rỉnh" cho vay bất động sản
Thông tư 13 đã có hiệu lực từ 1/10, tuy nhiên các ngân hàng vẫb rục rịch cho vay bất động sản. Điều này trái ngược với những nhận định rằng nguồn vốn cho bất động sản sẽ gặp khó bởi thông tư 13.
Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định nâng hệ số rủi ro của các khoản vay chứng khoán và bất động sản lên 250% thay vì trước đây là 100%.
Đại diện nhiều ngân hàng cho rằng, quy định này sẽ ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng, trong khi hệ số CAR được Ngân hàng Nhà nước quy định không giảm dưới 9%. Việc vay tiền mua nhà của khách hàng sẽ khó hơn do chi phí vốn tăng lên nên các ngân hàng buộc phải điều chỉnh lãi suất lên.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên hiện tại mặt bằng lãi suất cho vay bất động sản tại một số ngân hàng vẫn chưa có sự điều chỉnh tăng lên.
Cụ thể, các ngân hàng thương mại chấp thuận cho khách hàng vay 70% giá trị bất động sản với các mức lãi suất khác nhau như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN (BIDV) 14%, ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB) 15%, Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) lãi suất cho vay dưới 10 năm là 15%/năm, trên 10 năm 15,5%/năm.
Ngân hàng Công thương (VietinBank) lãi suất cho vay ngắn hạn 15,6%, trung và dài hạn16,2%. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) lãi suất rung hạn 15%/năm, ngắn hạn 14,5%/năm.
Ngân hàng Á Châu (ACB) lãi suất cho vay đầu tư bất động sản 15%/năm, trung và dài hạn: 15,5%/năm. Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) lãi suất cho vay mua BĐS trung và dài hạn ở mức 13,5%/năm, lãi suất ngắn hạn là 13%/năm với thời gian tối đa cho vay là 10 năm.
Ông Trương Thanh Đức - Trưởng phòng pháp chế ngân hàng Bảo Việt cho biết, việc trích lập dự phòng rủi ro cao sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của các ngân hàng tuy nhiên với các ngân hàng thương mại lớn, lượng vốn dồi dào sẽ vấn tiếp tục cho vay với lãi suất cố định mà không cần phải tăng lên. Hơn nữa, lĩnh vực cho vay dự án bất động sản là mảng kinh doanh rất tiềm năng do vậy dự án nào tốt, khả thi vẫn là lựa chọn tối ưu của các ngân hàng.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì tăng trưởng tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam 8 tháng đầu năm hiện đạt khoảng 16% so với mức tăng 27% cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, để hoàn thành được mục tiêu ngân hàng nhà nước đề ra về tăng trưởng tín dụng 25%/năm. Những tháng cuối năm, tăng trưởng tín dụng các ngân hàng sẽ còn gần 10%. Trong khi đó, theo báo cáo mới nhất Ngân hàng thế giới dự báo rằng tăng trưởng tín dụng năm 2010 của Việt Nam nhìn tổng thể có thể sẽ thấp hơn 25% mà một trong những nguyên nhân là việc Chính phủ quyết định rút gói kích cầu. Vì vậy, để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm, các ngân hàng đang đẩy nhanh việc cho vay bất động sản – một trong những lĩnh vực có mức lãi suất cho vay cao.
Đại diện nhiều ngân hàng cho rằng, quy định này sẽ ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng, trong khi hệ số CAR được Ngân hàng Nhà nước quy định không giảm dưới 9%. Việc vay tiền mua nhà của khách hàng sẽ khó hơn do chi phí vốn tăng lên nên các ngân hàng buộc phải điều chỉnh lãi suất lên.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên hiện tại mặt bằng lãi suất cho vay bất động sản tại một số ngân hàng vẫn chưa có sự điều chỉnh tăng lên.
Cụ thể, các ngân hàng thương mại chấp thuận cho khách hàng vay 70% giá trị bất động sản với các mức lãi suất khác nhau như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN (BIDV) 14%, ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB) 15%, Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) lãi suất cho vay dưới 10 năm là 15%/năm, trên 10 năm 15,5%/năm.
Ngân hàng Công thương (VietinBank) lãi suất cho vay ngắn hạn 15,6%, trung và dài hạn16,2%. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) lãi suất rung hạn 15%/năm, ngắn hạn 14,5%/năm.
Ngân hàng Á Châu (ACB) lãi suất cho vay đầu tư bất động sản 15%/năm, trung và dài hạn: 15,5%/năm. Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) lãi suất cho vay mua BĐS trung và dài hạn ở mức 13,5%/năm, lãi suất ngắn hạn là 13%/năm với thời gian tối đa cho vay là 10 năm.
Ông Trương Thanh Đức - Trưởng phòng pháp chế ngân hàng Bảo Việt cho biết, việc trích lập dự phòng rủi ro cao sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của các ngân hàng tuy nhiên với các ngân hàng thương mại lớn, lượng vốn dồi dào sẽ vấn tiếp tục cho vay với lãi suất cố định mà không cần phải tăng lên. Hơn nữa, lĩnh vực cho vay dự án bất động sản là mảng kinh doanh rất tiềm năng do vậy dự án nào tốt, khả thi vẫn là lựa chọn tối ưu của các ngân hàng.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế thì tăng trưởng tín dụng trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam 8 tháng đầu năm hiện đạt khoảng 16% so với mức tăng 27% cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, để hoàn thành được mục tiêu ngân hàng nhà nước đề ra về tăng trưởng tín dụng 25%/năm. Những tháng cuối năm, tăng trưởng tín dụng các ngân hàng sẽ còn gần 10%. Trong khi đó, theo báo cáo mới nhất Ngân hàng thế giới dự báo rằng tăng trưởng tín dụng năm 2010 của Việt Nam nhìn tổng thể có thể sẽ thấp hơn 25% mà một trong những nguyên nhân là việc Chính phủ quyết định rút gói kích cầu. Vì vậy, để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm, các ngân hàng đang đẩy nhanh việc cho vay bất động sản – một trong những lĩnh vực có mức lãi suất cho vay cao.
Theo số liệu được đưa ra từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), kết thúc hoạt động 9 tháng đầu năm nay, dư nợ cho vay bất động sản của toàn hệ thống ngân hàng là 218.000 tỷ đồng, tăng 18%. |
(Theo VnMedia)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet