Tp.HCM: Ban hành đơn giá bồi thường dự án KCN Hiệp Phước
Theo đó, đất nông nghiệp trồng cây hàng năm vị trí không mặt tiền có giá bồi thường thấp nhất. Ngược lại, giá đất bồi thường cao nhất thuộc về vị trí mặt tiền đường liên ấp. Đất hẻm được duyệt đơn giá bồi thường trung bình 2-2,6 triệu đồng mỗi m2.
UBND Tp.HCM vừa ban hành đơn giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ dự án Khu công nghiệp Hiệp Phước, giai đoạn 2 tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè.
Theo đó, đất nông nghiệp trồng cây hàng năm vị trí không mặt tiền có giá bồi thường thấp nhất. Ngược lại, giá đất bồi thường cao nhất thuộc về vị trí mặt tiền đường liên ấp. Đất hẻm được duyệt đơn giá bồi thường trung bình 2-2,6 triệu đồng mỗi m2.
Cụ thể, hẻm đất hoặc đá răm bề rộng dưới 2m của đường Nguyễn Văn Tạo là 2.629.000 đồng mỗi m2. Hẻm đất hoặc đá bề rộng từ 2m đến nhỏ hơn 3m của đường Phan Văn Bảy là 3.074.000 đồng mỗi m2. Hẻm đất hoặc đá bề rộng dưới 2m của đường Phan Văn Bảy là 2.629.000 đồng mỗi m2.
Trong khi đó, hẻm đất hoặc đá cấp 1, bề rộng từ 2m đến nhỏ hơn 3m của đường liên ấp 2-3 là 3.005.000 đồng mỗi m2. Hẻm đất hoặc đá cấp 2, bề rộng từ 2m đến nhỏ hơn 3m của đường liên ấp 2-3 là 2.450.000 đồng mỗi m2. Hẻm đất hoặc đá cấp 2, bề rộng dưới 2m của đường liên ấp 2-3 là 2.184.000 đồng mỗi m2. Hẻm đất hoặc đá cấp còn lại, bề rộng dưới 2m của đường liên ấp 2-3 là 2.072.000 đồng mỗi m2.
Riêng đất mặt tiền đường liên ấp 2-3 xã Hiệp Phước được định giá bồi thường là 3.756.000 đồng mỗi m2. Đất ở tiếp giáp bờ sông, rạch hoặc đất ở không mặt tiền đường, không có hẻm dẫn vào đi bằng bờ đất, đi nhờ hoặc đi bằng ghe ra hẻm là 1.820.000 đồng mỗi m2.
Đối với đất nông nghiệp tiền bồi thường sẽ thấp hơn. Đơn giá trung bình dùng để tính hỗ trợ đất nông nghiệp xen kẽ khu dân cư là 809.091 đồng mỗi m2. Giá đất nông nghiệp trồng cây hàng năm vị trí không mặt tiền là 200.000 đồng mỗi m2. Còn đất nông nghiệp trồng cây lâu năm vị trí không mặt tiền là 250.000 đồng mỗi m2.
Theo UBND Tp.HCM, mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho hộ gia đình trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và lâu năm là 1,6 lần giá đất nông nghiệp (vị trí không mặt tiền). Bảng giá đất của UBND Tp.HCM công bố hàng năm sẽ là cơ sở để tính hệ số này.
Tổng diện tích đất ở xã Hiệp Phước trên 3.800ha (lớn gần gấp sáu lần khu đô thị Thủ Thiêm), trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp. Bao gồm 1.923ha đất ruộng do người dân địa phương và người dân ở Cần Giuộc, Long An, Cần Giờ đang canh tác); 475,25ha đã chuyển nhượng cho người dân ở các quận, huyện của TP.HCM), còn lại là đất mặt nước như sông, rạch.
Dự án Khu Công nghiệp Hiệp Phước có tổng diện tích 2.000 ha, tọa lạc tại xã Long Thới và xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Tp.HCM trên trục đường Bắc Nam của thành phố bên bờ sông Soài Rạp. Dự án được quy hoạch nhằm phục vụ cho các ngành công nghiệp chế tạo nguyên liệu cơ bản, các nhà máy không thể bố trí trong nội thành, đặc biệt là các ngành công nghiệp cần sử dụng nhiều đất đai với quy mô rộng lớn, gần cảng, có thể lưu thông bằng đường thủy lẫn bộ…
Theo đó, đất nông nghiệp trồng cây hàng năm vị trí không mặt tiền có giá bồi thường thấp nhất. Ngược lại, giá đất bồi thường cao nhất thuộc về vị trí mặt tiền đường liên ấp. Đất hẻm được duyệt đơn giá bồi thường trung bình 2-2,6 triệu đồng mỗi m2.
Cụ thể, hẻm đất hoặc đá răm bề rộng dưới 2m của đường Nguyễn Văn Tạo là 2.629.000 đồng mỗi m2. Hẻm đất hoặc đá bề rộng từ 2m đến nhỏ hơn 3m của đường Phan Văn Bảy là 3.074.000 đồng mỗi m2. Hẻm đất hoặc đá bề rộng dưới 2m của đường Phan Văn Bảy là 2.629.000 đồng mỗi m2.
Trong khi đó, hẻm đất hoặc đá cấp 1, bề rộng từ 2m đến nhỏ hơn 3m của đường liên ấp 2-3 là 3.005.000 đồng mỗi m2. Hẻm đất hoặc đá cấp 2, bề rộng từ 2m đến nhỏ hơn 3m của đường liên ấp 2-3 là 2.450.000 đồng mỗi m2. Hẻm đất hoặc đá cấp 2, bề rộng dưới 2m của đường liên ấp 2-3 là 2.184.000 đồng mỗi m2. Hẻm đất hoặc đá cấp còn lại, bề rộng dưới 2m của đường liên ấp 2-3 là 2.072.000 đồng mỗi m2.
Bản đồ dự án khu công nghiệp Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Tp.HCM. Ảnh: Q.H. |
Riêng đất mặt tiền đường liên ấp 2-3 xã Hiệp Phước được định giá bồi thường là 3.756.000 đồng mỗi m2. Đất ở tiếp giáp bờ sông, rạch hoặc đất ở không mặt tiền đường, không có hẻm dẫn vào đi bằng bờ đất, đi nhờ hoặc đi bằng ghe ra hẻm là 1.820.000 đồng mỗi m2.
Đối với đất nông nghiệp tiền bồi thường sẽ thấp hơn. Đơn giá trung bình dùng để tính hỗ trợ đất nông nghiệp xen kẽ khu dân cư là 809.091 đồng mỗi m2. Giá đất nông nghiệp trồng cây hàng năm vị trí không mặt tiền là 200.000 đồng mỗi m2. Còn đất nông nghiệp trồng cây lâu năm vị trí không mặt tiền là 250.000 đồng mỗi m2.
Theo UBND Tp.HCM, mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm cho hộ gia đình trực tiếp sản xuất trên đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và lâu năm là 1,6 lần giá đất nông nghiệp (vị trí không mặt tiền). Bảng giá đất của UBND Tp.HCM công bố hàng năm sẽ là cơ sở để tính hệ số này.
Tổng diện tích đất ở xã Hiệp Phước trên 3.800ha (lớn gần gấp sáu lần khu đô thị Thủ Thiêm), trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp. Bao gồm 1.923ha đất ruộng do người dân địa phương và người dân ở Cần Giuộc, Long An, Cần Giờ đang canh tác); 475,25ha đã chuyển nhượng cho người dân ở các quận, huyện của TP.HCM), còn lại là đất mặt nước như sông, rạch.
Dự án Khu Công nghiệp Hiệp Phước có tổng diện tích 2.000 ha, tọa lạc tại xã Long Thới và xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, Tp.HCM trên trục đường Bắc Nam của thành phố bên bờ sông Soài Rạp. Dự án được quy hoạch nhằm phục vụ cho các ngành công nghiệp chế tạo nguyên liệu cơ bản, các nhà máy không thể bố trí trong nội thành, đặc biệt là các ngành công nghiệp cần sử dụng nhiều đất đai với quy mô rộng lớn, gần cảng, có thể lưu thông bằng đường thủy lẫn bộ…
(Theo VnExpress)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet