Nhiều "khu đất vàng" sắp được bán đấu giá
Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi văn phòng Chính phủ về việc thống nhất chủ trương di chuyển trụ sở hiện nay của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) ra khỏi trung tâm Hà Nội.
Đến nay, đã có bộ NN&PTNT, Bộ Xây dựng xin di dời trụ sở cơ quan ra khỏi nội thành. Các “khu đất vàng” này sẽ được tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất.
Trong khi đó, tại Tp.HCM, bộ Tài chính cũng vừa đồng ý cho bán đấu giá quyền sử dụng đất “khu đất vàng” số 1 Lý Thái Tổ, quận 10, Tp.HCM, hiện là nhà khách Chính phủ.
Để di dời trụ sở làm việc, bộ Xây dựng đề xuất Thủ tướng cho phép thực hiện dự án đầu tư xây dựng trụ sở mới của bộ theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao). Nguồn vốn để thực hiện dự án đầu tư xây dựng trụ sở mới gồm: tiền đấu giá quyền sử dụng khu đất và trụ sở làm việc cũ và nguồn vốn bổ sung từ ngân sách, trong trường hợp tiền đấu giá quyền sử dụng khu đất và trụ sở làm việc cũ không đủ để xây trụ sở mới. Theo kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, chánh văn phòng hội Kiến trúc sư Việt Nam, việc các bộ, ngành di dời trụ sở khỏi nội thành hiện nay là phù hợp với chủ trương của Chính phủ nhằm giảm áp lực cho nội đô về tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm đô thị... Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là những địa điểm cũ của các bộ sau khi di dời sẽ được xử lý như thế nào, dùng vào mục đích gì để phù hợp với quy hoạch.
Vấn đề đặt ra là những địa điểm cũ của các bộ sau khi di dời sẽ được xử lý như thế nào, dùng vào mục đích gì để phù hợp với quy hoạch.
Trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị, chủ tịch hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam Nguyễn Văn Liên cho biết, việc di dời các trụ sở bộ, ngành và các trường đại học, bệnh viện lớn ra khỏi nội đô hiện nay cần thực hiện khẩn trương. Tuy nhiên, cần áp dụng phương thức bán đấu giá để lấy tiền đầu tư xây dựng trụ sở mới, nhưng phải đưa ra quy chế rõ ràng, theo hướng doanh nghiệp hay cá nhân trúng đấu giá quyền sử dụng “khu đất vàng” phải thực hiện đúng quy hoạch của thủ đô. Các vị trí cũ của các trụ sở hiện nay không được xây dựng nhà chung cư cao tầng hay siêu thị vì nếu như thế sẽ lại tạo thêm áp lực về dân số, ùn tắc giao thông cho nội thành.
Nguồn tin của bộ Tài chính cho biết chủ trương bán đấu giá khu đất này đã được Chính phủ đồng ý về mặt nguyên tắc. Hiện UBND Tp.HCM đang tiến hành xây dựng tiêu chí để xác định giá khởi điểm khi đấu giá.
Khu đất số 1 Lý Thái Tổ có diện tích hơn 3,7ha được giới đầu tư đánh giá có vị trí đắc địa do nằm ở khu vực giáp ranh với các quận trung tâm thành phố. Khu đất nằm trong “tam giác vàng” giữa đường Lý Thái Tổ, Hùng Vương và Trần Bình Trọng, có bảy căn biệt thự xây dựng theo kiến trúc cũ dạng một trệt một lầu hoặc một trệt hai lầu, chiếm tổng diện tích khoảng 7.000m2.
Hiện nhà khách số 1 Lý Thái Tổ được giao nhiệm vụ đón tiếp, phục vụ ăn ở, sinh hoạt và làm việc cho các đoàn khách cấp cao của nước ngoài sang thăm chính thức hoặc thăm và làm việc ở nước ta; đồng thời phục vụ các cuộc hội đàm, ký kết, hội nghị, họp báo, tiếp khách, chiêu đãi và các hoạt động đối ngoại chính thức khác của Đảng và Nhà nước, của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ do bộ trưởng hoặc cấp tương đương trở lên chủ trì.
Trong thời gian tới, có nhiều khu đất công như khu vực trụ sở một số bộ, ngành, cơ quan nhà nước chuyển đi khu vực khác cũng sẽ được tổ chức đấu giá. Việc bán đấu giá khu đất số 1 Lý Thái Tổ trên sẽ là một tiền lệ để các cơ quan nhà nước xem xét, rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức đấu giá và hoàn thiện các quy định liên quan để tránh xảy ra thất thoát, lãng phí tài sản công.
Trong khi đó, tại Tp.HCM, bộ Tài chính cũng vừa đồng ý cho bán đấu giá quyền sử dụng đất “khu đất vàng” số 1 Lý Thái Tổ, quận 10, Tp.HCM, hiện là nhà khách Chính phủ.
Bán đất nội thành
Theo đánh giá của một số chuyên gia bất động sản ở Hà Nội, những địa điểm của các bộ, ngành hiện nay ở Hà Nội đều nằm ở vị trí đẹp, dễ sinh lợi cao, được xem là những “khu đất vàng”, cụ thể như: trụ sở của bộ Xây dựng hiện nay có diện tích 13.014m2 tại 37 phố Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội; trụ sở của bộ NN&PTNT toạ lạc ở số 2 Ngọc Hà, Ba Đình với diện tích gần 20.000m2. Theo thứ trưởng bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn, lý do bộ Xây dựng chuyển ra vị trí khác ở ngoại thành là do chấp hành chủ trương của Chính phủ về việc từng bước di dời, xây dựng mới trụ sở của một số bộ, ngành, các cơ quan thuộc Chính phủ theo hướng tập trung thành các khu đô thị trung tâm chính trị – hành chính. Hơn nữa, cả ba khu nhà làm việc chính của bộ này đã xây dựng từ lâu, trong đó có hai khu nhà được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 1958, khu nhà còn lại được xây dựng, đưa vào sử dụng từ năm 1974.Để di dời trụ sở làm việc, bộ Xây dựng đề xuất Thủ tướng cho phép thực hiện dự án đầu tư xây dựng trụ sở mới của bộ theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao). Nguồn vốn để thực hiện dự án đầu tư xây dựng trụ sở mới gồm: tiền đấu giá quyền sử dụng khu đất và trụ sở làm việc cũ và nguồn vốn bổ sung từ ngân sách, trong trường hợp tiền đấu giá quyền sử dụng khu đất và trụ sở làm việc cũ không đủ để xây trụ sở mới. Theo kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, chánh văn phòng hội Kiến trúc sư Việt Nam, việc các bộ, ngành di dời trụ sở khỏi nội thành hiện nay là phù hợp với chủ trương của Chính phủ nhằm giảm áp lực cho nội đô về tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm đô thị... Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là những địa điểm cũ của các bộ sau khi di dời sẽ được xử lý như thế nào, dùng vào mục đích gì để phù hợp với quy hoạch.
Vấn đề đặt ra là những địa điểm cũ của các bộ sau khi di dời sẽ được xử lý như thế nào, dùng vào mục đích gì để phù hợp với quy hoạch.
Trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị, chủ tịch hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam Nguyễn Văn Liên cho biết, việc di dời các trụ sở bộ, ngành và các trường đại học, bệnh viện lớn ra khỏi nội đô hiện nay cần thực hiện khẩn trương. Tuy nhiên, cần áp dụng phương thức bán đấu giá để lấy tiền đầu tư xây dựng trụ sở mới, nhưng phải đưa ra quy chế rõ ràng, theo hướng doanh nghiệp hay cá nhân trúng đấu giá quyền sử dụng “khu đất vàng” phải thực hiện đúng quy hoạch của thủ đô. Các vị trí cũ của các trụ sở hiện nay không được xây dựng nhà chung cư cao tầng hay siêu thị vì nếu như thế sẽ lại tạo thêm áp lực về dân số, ùn tắc giao thông cho nội thành.
Đấu giá nhà công vụ
Bộ Tài chính vừa đồng ý cho bán đấu giá quyền sử dụng “khu đất vàng” số 1 Lý Thái Tổ, quận 10, Tp.HCM – hiện là nhà khách Chính phủ.Nguồn tin của bộ Tài chính cho biết chủ trương bán đấu giá khu đất này đã được Chính phủ đồng ý về mặt nguyên tắc. Hiện UBND Tp.HCM đang tiến hành xây dựng tiêu chí để xác định giá khởi điểm khi đấu giá.
Khu đất số 1 Lý Thái Tổ có diện tích hơn 3,7ha được giới đầu tư đánh giá có vị trí đắc địa do nằm ở khu vực giáp ranh với các quận trung tâm thành phố. Khu đất nằm trong “tam giác vàng” giữa đường Lý Thái Tổ, Hùng Vương và Trần Bình Trọng, có bảy căn biệt thự xây dựng theo kiến trúc cũ dạng một trệt một lầu hoặc một trệt hai lầu, chiếm tổng diện tích khoảng 7.000m2.
Hiện nhà khách số 1 Lý Thái Tổ được giao nhiệm vụ đón tiếp, phục vụ ăn ở, sinh hoạt và làm việc cho các đoàn khách cấp cao của nước ngoài sang thăm chính thức hoặc thăm và làm việc ở nước ta; đồng thời phục vụ các cuộc hội đàm, ký kết, hội nghị, họp báo, tiếp khách, chiêu đãi và các hoạt động đối ngoại chính thức khác của Đảng và Nhà nước, của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ do bộ trưởng hoặc cấp tương đương trở lên chủ trì.
Trong thời gian tới, có nhiều khu đất công như khu vực trụ sở một số bộ, ngành, cơ quan nhà nước chuyển đi khu vực khác cũng sẽ được tổ chức đấu giá. Việc bán đấu giá khu đất số 1 Lý Thái Tổ trên sẽ là một tiền lệ để các cơ quan nhà nước xem xét, rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức đấu giá và hoàn thiện các quy định liên quan để tránh xảy ra thất thoát, lãng phí tài sản công.
(Theo SGTT)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet