Nhiều nguyên nhân đẩy giá vật liệu xây dựng
Giá thép bán lẻ bên ngoài gồm các thương hiệu như: Pomina, VN Kyoei và Thép miền Nam… đồng loạt tăng lên mức 17.800 đồng/kg.
Ngày 22/1, sau khi Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) “phát pháo” tăng giá xuất xưởng từ 14.610 đồng/kg lên 15.010 đồng/kg đối với hai loại thép phi 6 và phi 8, thị trường thép cũng như nhiều vật liệu xây dựng khác đồng loạt tăng giá với mức tăng bình quân 20%-30%, tùy chủng loại.
“Hùa” theo giá thép, giá các loại xi măng, gạch ngói… cũng tăng khá cao so với các tháng trước. Theo ghi nhận, các cửa hàng vật liệu xây dựng đã điều chỉnh giá xi măng với mức tăng dao động từ 20.000 đến 50.000 đồng/tấn. Trong đó, xi măng Hoàng Thạch có giá 1,08 triệu đồng/tấn, xi măng ChinFon Hải Phòng có giá 1,02 triệu đồng/tấn. Đáng lưu ý, giá các loại vật liệu cho phần hoàn thiện và trang trí nội thất cũng tăng bình quân từ 10%-20%.
Một cán bộ Hiệp hội Thép Việt Nam cho hay, giá thép tăng cao là do phôi thép nhập khẩu tăng và phụ thuộc theo biến động tỷ giá đồng USD. Bởi theo tính toán, nếu tỷ giá 1 USD ở mức 21.000 đồng thì giá phôi thép sẽ tăng khoảng 1 triệu đồng/tấn, cộng với chi phí gia công để không bị thua lỗ, doanh nghiệp sản xuất thép phải tăng giá tối thiểu lên 600.000 đồng/tấn.
Bên cạnh đó, mức lãi suất ngân hàng cho vay với doanh nghiệp thép tăng cao, khoảng 19% đến 20%/năm cũng khiến giá thép bị đẩy lên.
“Hùa” theo giá thép, giá các loại xi măng, gạch ngói… cũng tăng khá cao so với các tháng trước. Theo ghi nhận, các cửa hàng vật liệu xây dựng đã điều chỉnh giá xi măng với mức tăng dao động từ 20.000 đến 50.000 đồng/tấn. Trong đó, xi măng Hoàng Thạch có giá 1,08 triệu đồng/tấn, xi măng ChinFon Hải Phòng có giá 1,02 triệu đồng/tấn. Đáng lưu ý, giá các loại vật liệu cho phần hoàn thiện và trang trí nội thất cũng tăng bình quân từ 10%-20%.
Một cán bộ Hiệp hội Thép Việt Nam cho hay, giá thép tăng cao là do phôi thép nhập khẩu tăng và phụ thuộc theo biến động tỷ giá đồng USD. Bởi theo tính toán, nếu tỷ giá 1 USD ở mức 21.000 đồng thì giá phôi thép sẽ tăng khoảng 1 triệu đồng/tấn, cộng với chi phí gia công để không bị thua lỗ, doanh nghiệp sản xuất thép phải tăng giá tối thiểu lên 600.000 đồng/tấn.
Bên cạnh đó, mức lãi suất ngân hàng cho vay với doanh nghiệp thép tăng cao, khoảng 19% đến 20%/năm cũng khiến giá thép bị đẩy lên.
(Theo SGGP)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet