>>Đề xuất cơ chế đầu tư và phân cấp quản lý Công viên Tuổi trẻ Thủ đô

Nhiều sai phạm cần xử lý tại dự án Công viên Tuổi Trẻ | ảnh 1
Đến bao giờ Công viên Tuổi Trẻ thủ đô mới hoàn thành và sử dụng đúng mục đích?

Việc xây dựng và sử dụng các hạng mục tại công viên này không đúng mục đích, thiết kế ban đầu, nhiều công trình xây dựng không phép, sai phép... mọc lên như nấm!

Hàng loạt công trình xây dựng... sai phép!

Theo sự phê duyệt của UBND TP Hà Nội, Dự án Công viên Tuổi Trẻ thủ đô có tổng diện tích là 264.300m2 do Cty đầu tư và dịch vụ Tuổi Trẻ Hà Nội làm chủ đầu tư. Dự án được triển khai xây dựng từ năm 2001 nhưng đến nay vẫn chưa thể hoàn thành. Theo phản ánh của người dân, nguyên nhân khiến dự án rơi vào thực trạng nói trên là do chính chủ đầu tư đã không tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về việc triển khai dự án. Cụ thể là, hàng loạt hạng mục công trình trong công viên xây dựng không phép hoặc sai phép, như công trình sân khấu ngoài trời- Cung Xuân, quán gió ven hồ, sân tennis, nhà tập đa năng, sân bóng đá…

Trước bức xúc của người dân về những bất cập đang tồn tại của dự án này. Mới đây, ông Nguyễn Văn Khôi- Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã đi kiểm tra thực địa và vẫn thấy nhiều bất cập như nhiều hạng mục công trình không phù hợp với tiêu chí của công viên như sân tennis, sân bóng đá, nhiều nhà hàng và công trình kinh doanh dịch vụ trong công viên; tồn tại nhiều khu vực nhếch nhác, nước hồ bẩn, nhất là các khu vực đường dạo, cây xanh phục vụ nhân dân... Đúng như nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đã từng nhận xét “sau 12 năm cho đến nay vẫn chưa trở thành một công viên cho đúng nghĩa của từ này, chứ chưa nói là công viên mang đặc thù tuổi trẻ”.

Trao đổi với phóng viên, nhiều hộ dân sinh sống tại phường Thanh Nhàn bức xúc cho biết: Công viên Tuổi Trẻ chính thức được phê duyệt và triển khai từ năm 2001, tính đến nay đã hơn 10 năm trôi qua, trong khi dự án vẫn chưa thể hoàn thành thì nhiều dịch vụ ở đây đã có dấu hiệu “biến tướng”. Hàng loạt những công trình tiếp tục được khởi công xây dựng trong công viên này: Đầu tiên là Cung Xuân- xây dựng trên diện tích dự kiến xây dựng khách sạn 65 tầng nhưng bị dư luận phản đối nên khách sạn này không được xây dựng. Rồi một loạt sân đánh cầu lông, tennis và thể thao trong nhà được khởi công xây dựng giáp đường Võ Thị Sáu và bên cạnh hồ. Có một điểm chung là, tất cả những công trình này ít nhiều đều xây dựng không đúng với giấy phép khiến người dân không khỏi bất bình.

Lý giải về những kiến nghị của người dân, ông Nguyễn Hoài Văn- Giám đốc Cty đầu tư và dịch vụ Tuổi trẻ Hà Nội- cho biết, một số nội dung trong đơn kiến nghị là chưa chính xác, một số là có cơ sở. Đối với công trình sân khấu ngoài trời Cung Xuân, ông Văn thừa nhận có việc xây dựng thêm 02 thang máy ngoài trời và đến thời điểm này đã gần hoàn thiện, song giấy phép để xây dựng hiện chưa có và vẫn “đang xin”. Về việc cho thuê bãi đỗ xe ngầm phía dưới Cung Xuân làm quán bar- hộp đêm là có thật...

Đối với nội dung phản ánh việc xây dựng thêm 1 tầng không phép tại công trình quán gió ven hồ, ông Văn cho biết: Không có việc xây thêm 1 tầng mà chỉ có việc sửa chữa, nâng cấp và việc này không cần phải xin giấy phép. Về vấn đề này, cán bộ Thanh tra xây dựng phường Thanh Nhàn khẳng định: Có việc sửa chữa và nâng cấp công trình quán gió ven hồ. Tuy nhiên, việc sửa chữa này không làm ảnh hưởng tới kết cấu ngôi nhà và thiết kế ban đầu, đồng thời không cần phải xin giấy phép! Qua khảo sát thực tế, chúng tôi thấy rằng, có việc xây chồng tường cao và lợp mái tôn đúng như 1 tầng mới. Và đương nhiên, phần mới xây này không có trong thiết kế được cơ quan chức năng đồng ý phê duyệt.

Nhiều sai phạm cần xử lý tại dự án Công viên Tuổi Trẻ | ảnh 2
Nhiều hạng mục của Công viên Tuổi Trẻ thủ đô xây dựng sai phép, không phép
đã từng bị cưỡng chế

Về nội dung phản ánh việc xây dựng không phép, sai quy hoạch đối với hạng mục sân tennis, sân tập ngoài trời, nhà tập thể dục, sân bóng, ông Văn cho biết, Công viên có 4 sân tennis mái lợp tôn không có giấy phép; 5 sân tennis ngoài trời nằm rải rác quanh công viên không phù hợp với quy hoạch.

Cần xử lý nghiêm minh những sai phạm

Còn nhớ vài năm trước đây, ở Hà Nội cũng có chủ trương cho sử dụng một phần diện tích công viên Thống Nhất để xây dựng khu vui chơi giải trí, nhưng bị dư luận phản đối quyết liệt nên đã không thể tiến hành được (trong khi diện tích của Công viên Thống Nhất còn lớn hơn Công viên Tuổi Trẻ rất nhiều). Hiện nay, diện tích Công viên Tuổi Trẻ đã bị các khu vui chơi giải trí, thể thao chiếm dụng khá nhiều. Cây xanh chỉ còn tồn tại hai bên đường đi dạo trong Công viên và một vài khoảng trống nhỏ.

Dư luận đang tự đặt câu hỏi: Việc chiếm dụng diện tích thể dục, thư giãn chung cho mọi người trở thành những dịch vụ bán vé thu tiền là phục vụ lợi ích của ai, của những nhóm lợi ích nào? Vì diện tích công viên bị chiếm dụng gần hết nên các em thiếu niên không có chỗ vui chơi, đành phải đá bóng giữa đường đi dạo. Vậy là hàng ngàn người dân sáng sáng, chiều chiều không còn chỗ để đi bách bộ thư giãn, tập thể dục... Liệu đây có còn là công viên phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích cho nhân dân hay là để phục vụ cho những tổ chức, cá nhân kinh doanh “trá hình”?

Trước những ý kiến phản ánh của cử tri, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã có cuộc thị sát  và chỉ đạo UBND TP Hà Nội phối hợp với Sở Quy hoạch kiến trúc và UBND quận rà soát lại các hạng mục trong công viên. Mặt khác, Bí thư cũng yêu cầu Công an quận Hai Bà Trưng và Công an phường Thanh Nhàn tăng cường hơn nữa công tác an ninh, đảm bảo an toàn tại khu vực và kịp thời xử lý nghiêm minh các sai phạm trong dự án này.

(Theo NB&CL)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME