Cụ thể, với kiến nghị về các trường hợp nhận nhà từ ngày 01/01/2017 trở đi vẫn tiếp tục được giải ngân đến hết hợp đồng, NHNN cho rằng: Ngày 30/5/2016, NHNN đã có công văn số 3954/NHNN-TD đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép gia hạn giải ngân tái cấp vốn Chương trình cho vay hỗ trợ nhà theo Nghị quyết 02/NQ-CP (Chương trình tín dụng 30 nghìn tỷ đồng) đối với các hợp đồng tín dụng đã ký trước ngày 31/3/2016 của các khách hàng hộ gia đình, cá nhân vay để mua, thuê mua, thuê nhà ở, cải tạo sửa chữa hoặc xây dựng mới lại nhà ở của mình (nhóm hàng cá nhân) tối đa đến ngày 31/12/2016. Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 5344/VPCP-KTTH ngày 30/6/2016 đồng ý với đề nghị của NHNN.

Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã ban hành Thông tư 25/2016/TT-NHNN quy định rõ đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội; mua, thuê nhà ở thương mại; cải tạo sửa chữa hoặc xây dựng mới lại nhà ở của mình, thời gian giải ngân của các ngân hàng từ nguồn tái cấp vốn của NHNN để cho vay hỗ trợ nhà ở được thực hiện tối đa đến hết 31/12/2016.

Chương trình này đã giải ngân được 29.679 tỷ đồng từ nguôn tái cấp vốn của NHNN (đạt 95% số tiền cam kết cho vay), tính đến 31/12/2016. Đối với các khoản giải ngân sau ngày 31/12/2016, sẽ được giải ngân từ nguồn vốn của Ngân hàng thương mại và áp dụng lãi suất thỏa thuận giữa ngân hàng với khách hàng.

Vốn cho thị trường BĐS
NHNN vừa gửi văn bản phúc đáp kiến nghị về nguồn vốn
cho thị trường BĐS. Ảnh minh họa

Ngoài ra, có ý kiến về cơ chế tiếp nối để hỗ trợ tín dụng cho đối tượng chính sách mua nhà ở xã hội, NHNN cho rằng để có cơ chế này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Thực hiện nhiệm vụ được giao trong Nghị định 100, NHNN đã ban hành đầy đủ văn bản hướng dẫn về cho vay vốn ưu đãi đối với nhà ở xã hội. Ngân hàng chính sách xã hội cũng ban hành các văn bản về quy định, quy trình nghiệp vụ, lãi suất tiết kiệm, lãi suất cho vay của cá nhân, hộ gia đình khi vay vốn nhà ở xã hội theo Nghị định 100.

Theo đó, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính được Chính phủ giao bố trí nguồn ngân sách để cấp vốn cho ngân hàng chính sách xã hội cho vay nhà ở xã hội, cấp bù chênh lệch lãi suất cho các tổ chức tín dụng được chỉ định và ngân hàng chính sách xã hội.

Về kiến nghị cơ chế tạo nguồn vốn trung và dài hạn cho thị trường BĐS của Hiệp hội BĐS Tp.HCM, NHNN trả lời: Văn phòng chính phủ đã có thông báo số 389/TB-VPVP ngày 6/12/2016 giao Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu, hình thành một số định chế tài chính như: Quỹ Đầu tư BĐS, Quỹ Tiết kiệm, Quỹ Tín thác BĐS,… nhằm huy động các nguồn lực cho thị trường BĐS và giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó, NHNN đã có cơ chế tạo nguồn vốn trung và dài hạn cho thị trường nói chung và thị trường BĐS nói riêng thông qua việc cho phép các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn theo quy định. Song theo NHNN, nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng chủ yếu là từ huy động tiền gửi của nhân dân, vì vậy, phải được phân bổ, sử dụng an toàn, hiệu quả kinh tế nhất và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chính sách tín dụng.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME