Nhộn nhịp M&A trong lĩnh vực vật liệu xây dựng
Khó khăn của thị trường BĐS đã đè nặng lên ngành vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội để các đại gia có tiềm lực khẳng định mình và mở rộng thị phần.
Nhộn nhịp M&A
Những tháng cuối năm 2012, thị trường chứng kiến nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) đình đám trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.
Cuối tháng 12/2012, thương vụ mua lại 70% cổ phần (tương đương 230 triệu USD) Xi măng Thăng Long của Tập đoàn Semen Gresik (Indonesia) từ CTCP Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) được dư luận rất quan tâm. Dù là tập đoàn xi măng lớn nhất Đông Nam Á, nhưng đây là thương vụ đầu tư đầu tiên của Semen Gresik ra ngoài lãnh thổ Indonesia. Đây cũng là thương vụ M&A lớn được tiến hành vào loại nhanh nhất, chỉ chưa đầy 4 tháng kể từ khi đàm phán đến lúc triển khai.
Cũng trong ngành xi măng, Tập đoàn The Vissai đã mua lại Xi măng Đô Lương từ Tập đoàn HUD và Xi măng Đồng Bành từ Tổng công ty COMA. Theo nguồn tin riêng của ĐTCK, Xi măng Hạ Long thuộc Tổng công ty Sông Đà cũng đang được tính toán để bán lại cho Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem). Người đứng đầu Vicem cho biết, “đang lựa chọn hình thức phù hợp và nhiều khả năng Vicem sẽ tiếp nhận Xi măng Hạ Long”.
Ông Nguyễn Văn Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam nhận định, M&A là xu thế chung trên toàn thế giới, nhất là khi kinh tế khó khăn như hiện nay, hoạt động thâu tóm để mở rộng thị phần và tiềm lực sẽ càng có đất phát triển.
Cùng với các thương vụ đình đám trong ngành xi măng, thị trường xôn xao với việc Tập đoàn Siam của Thái Lan mua lại 85% cổ phần của Tập đoàn Prime (khoảng 5.000 tỷ đồng), thương hiệu hàng đầu về sản xuất gạch của Việt Nam, với 20% thị phần. Như vậy, cùng với việc mua lượng lớn cổ phần ở 2 công ty nhựa lớn nhất Việt Nam là Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong, việc Siam mua lại 85% cổ phần Prime chứng tỏ tập đoàn này nhìn thấy những cơ hội phát triển của thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam.
Chưa hết thắc thỏm
Dù Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 02, trong đó có các giải pháp về “cứu” bất động sản và ngành vật liệu xây dựng, nhưng những người trong cuộc vẫn thắc thỏm.
Ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) dự báo, thị trường vật liệu xây dựng năm 2013 khó có chuyển biến gì đáng kể, chỉ hy vọng sẽ không xấu hơn năm 2012.
Với tình hình hiện tại, từ nay đến năm 2015, dự đoán mức tăng trưởng của thị trường xi măng chỉ từ 3 - 4%, thay vì 8 - 10% như những năm trước đây.
Năm 2012, doanh thu của Vicem, nhà sản xuất xi măng số 1 Việt Nam đạt hơn 28.000 tỷ đồng, sản lượng tiêu thụ hơn 19 triệu tấn. Trong năm 2013, Vicem đặt kế hoạch tiêu thụ từ 19 - 19,5 triệu tấn, doanh thu từ 28.000 - 30.000 tỷ đồng. Để đạt được kế hoạch trên, ngoài đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, Vicem cũng sẽ tăng cường xuất khẩu.
Ngành thép cũng có một năm đầy khó khăn. Trong khi tiêu thụ trong nước bế tắc thì xuất khẩu cũng không dễ dàng. Ngoài ra, ngành thép trong nước còn bị cạnh tranh bởi thép nhập khẩu, nhất là từ Trung Quốc, khiến khó càng thêm khó. Những khó khăn của ngành thép được thể hiện ở kết cục buồn khi có 6 doanh nghiệp phá sản, nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoặc sản xuất cầm chừng ở mức dưới 60% công suất. Mức tiêu thụ cả năm đạt 4,5 triệu tấn, giảm 10% so với năm 2011.
Tuy nhiên, không phải 100% doanh nghiệp thép gặp khó. Dù tiêu thụ thép xây dựng khó khăn, nhưng lượng tiêu thụ các loại thép khác như thép ống, thép cuộn cán nguội, cán tôn mạ kẽm tăng 20 - 40%, sự khởi sắc của phân khúc này đã kéo tổng tiêu thụ toàn ngành tăng 3%. Với mức tăng này, ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng, đây là dấu hiệu đáng mừng. VSA dự báo, mức tiêu thụ thép trong năm 2013 sẽ tăng khoảng 2 - 3%.
Trong bức tranh không có nhiều niềm vui của thị trường vật liệu xây dựng năm 2012, vẫn có những điểm sáng, là những doanh nghiệp tìm được hướng đi riêng, phân khúc riêng và dành được thành quả đáng khích lệ.
Thị trường thép dư cung, nhưng Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 70 - 80% sắt thép phế, 20% phôi thép, thậm chí phải nhập khẩu 100% thép cuộn cán nóng. Với việc đưa dây chuyền 3, công suất 1 triệu tấn/năm vào hoạt động, Thép Pomina dường như đã bù đắp được phần nào sự thiếu hụt này.
Với CTCP Thép Việt Đức (VGS), năm 2012, dù thị trường khó khăn chung, nhưng Công ty vẫn đạt được kết quả tốt với doanh thu 6.000 tỷ đồng, mức lợi nhuận dù thấp nhưng vẫn là số dương. “VGS đã đi qua vùng thời tiết xấu, năm 2013, thị trường chưa thể phục hồi, nhưng dựa trên những tính toán cụ thể, VGS đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận tăng từ 15 - 20%”, ông Lê Mạnh Hải, Chủ tịch HĐQT VGS kỳ vọng.
Trong lĩnh vực sản xuất gạch, dù nhiều tên tuổi lớn gặp khó khăn, hàng tồn kho lớn, nhưng nhờ chiến lược đúng đắn, nên CTCP CMC đã đạt được lợi nhuận cao và chia cổ tức ở mức 15% trong năm 2012.
“Năm 2013, ngoài việc đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, CMC sẽ xuất khẩu sang Philippines và Myanmar. Công ty đặt mức doanh thu và lợi nhuận tăng khoảng 60% so với năm 2012”, ông Kiều Văn Linh, Chủ tịch HĐQT CMC tự tin.
Những tháng cuối năm 2012, thị trường chứng kiến nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) đình đám trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.
Cuối tháng 12/2012, thương vụ mua lại 70% cổ phần (tương đương 230 triệu USD) Xi măng Thăng Long của Tập đoàn Semen Gresik (Indonesia) từ CTCP Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco) được dư luận rất quan tâm. Dù là tập đoàn xi măng lớn nhất Đông Nam Á, nhưng đây là thương vụ đầu tư đầu tiên của Semen Gresik ra ngoài lãnh thổ Indonesia. Đây cũng là thương vụ M&A lớn được tiến hành vào loại nhanh nhất, chỉ chưa đầy 4 tháng kể từ khi đàm phán đến lúc triển khai.
Cũng trong ngành xi măng, Tập đoàn The Vissai đã mua lại Xi măng Đô Lương từ Tập đoàn HUD và Xi măng Đồng Bành từ Tổng công ty COMA. Theo nguồn tin riêng của ĐTCK, Xi măng Hạ Long thuộc Tổng công ty Sông Đà cũng đang được tính toán để bán lại cho Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem). Người đứng đầu Vicem cho biết, “đang lựa chọn hình thức phù hợp và nhiều khả năng Vicem sẽ tiếp nhận Xi măng Hạ Long”.
Tập đoàn Siam đã mua lượng lớn cổ phần tại Nhựa Tiền Phong |
Ông Nguyễn Văn Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam nhận định, M&A là xu thế chung trên toàn thế giới, nhất là khi kinh tế khó khăn như hiện nay, hoạt động thâu tóm để mở rộng thị phần và tiềm lực sẽ càng có đất phát triển.
Cùng với các thương vụ đình đám trong ngành xi măng, thị trường xôn xao với việc Tập đoàn Siam của Thái Lan mua lại 85% cổ phần của Tập đoàn Prime (khoảng 5.000 tỷ đồng), thương hiệu hàng đầu về sản xuất gạch của Việt Nam, với 20% thị phần. Như vậy, cùng với việc mua lượng lớn cổ phần ở 2 công ty nhựa lớn nhất Việt Nam là Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong, việc Siam mua lại 85% cổ phần Prime chứng tỏ tập đoàn này nhìn thấy những cơ hội phát triển của thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam.
Chưa hết thắc thỏm
Dù Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 02, trong đó có các giải pháp về “cứu” bất động sản và ngành vật liệu xây dựng, nhưng những người trong cuộc vẫn thắc thỏm.
Ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) dự báo, thị trường vật liệu xây dựng năm 2013 khó có chuyển biến gì đáng kể, chỉ hy vọng sẽ không xấu hơn năm 2012.
Với tình hình hiện tại, từ nay đến năm 2015, dự đoán mức tăng trưởng của thị trường xi măng chỉ từ 3 - 4%, thay vì 8 - 10% như những năm trước đây.
Năm 2012, doanh thu của Vicem, nhà sản xuất xi măng số 1 Việt Nam đạt hơn 28.000 tỷ đồng, sản lượng tiêu thụ hơn 19 triệu tấn. Trong năm 2013, Vicem đặt kế hoạch tiêu thụ từ 19 - 19,5 triệu tấn, doanh thu từ 28.000 - 30.000 tỷ đồng. Để đạt được kế hoạch trên, ngoài đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, Vicem cũng sẽ tăng cường xuất khẩu.
Ngành thép cũng có một năm đầy khó khăn. Trong khi tiêu thụ trong nước bế tắc thì xuất khẩu cũng không dễ dàng. Ngoài ra, ngành thép trong nước còn bị cạnh tranh bởi thép nhập khẩu, nhất là từ Trung Quốc, khiến khó càng thêm khó. Những khó khăn của ngành thép được thể hiện ở kết cục buồn khi có 6 doanh nghiệp phá sản, nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoặc sản xuất cầm chừng ở mức dưới 60% công suất. Mức tiêu thụ cả năm đạt 4,5 triệu tấn, giảm 10% so với năm 2011.
Tuy nhiên, không phải 100% doanh nghiệp thép gặp khó. Dù tiêu thụ thép xây dựng khó khăn, nhưng lượng tiêu thụ các loại thép khác như thép ống, thép cuộn cán nguội, cán tôn mạ kẽm tăng 20 - 40%, sự khởi sắc của phân khúc này đã kéo tổng tiêu thụ toàn ngành tăng 3%. Với mức tăng này, ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng, đây là dấu hiệu đáng mừng. VSA dự báo, mức tiêu thụ thép trong năm 2013 sẽ tăng khoảng 2 - 3%.
Trong bức tranh không có nhiều niềm vui của thị trường vật liệu xây dựng năm 2012, vẫn có những điểm sáng, là những doanh nghiệp tìm được hướng đi riêng, phân khúc riêng và dành được thành quả đáng khích lệ.
Thị trường thép dư cung, nhưng Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 70 - 80% sắt thép phế, 20% phôi thép, thậm chí phải nhập khẩu 100% thép cuộn cán nóng. Với việc đưa dây chuyền 3, công suất 1 triệu tấn/năm vào hoạt động, Thép Pomina dường như đã bù đắp được phần nào sự thiếu hụt này.
Với CTCP Thép Việt Đức (VGS), năm 2012, dù thị trường khó khăn chung, nhưng Công ty vẫn đạt được kết quả tốt với doanh thu 6.000 tỷ đồng, mức lợi nhuận dù thấp nhưng vẫn là số dương. “VGS đã đi qua vùng thời tiết xấu, năm 2013, thị trường chưa thể phục hồi, nhưng dựa trên những tính toán cụ thể, VGS đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận tăng từ 15 - 20%”, ông Lê Mạnh Hải, Chủ tịch HĐQT VGS kỳ vọng.
Trong lĩnh vực sản xuất gạch, dù nhiều tên tuổi lớn gặp khó khăn, hàng tồn kho lớn, nhưng nhờ chiến lược đúng đắn, nên CTCP CMC đã đạt được lợi nhuận cao và chia cổ tức ở mức 15% trong năm 2012.
“Năm 2013, ngoài việc đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, CMC sẽ xuất khẩu sang Philippines và Myanmar. Công ty đặt mức doanh thu và lợi nhuận tăng khoảng 60% so với năm 2012”, ông Kiều Văn Linh, Chủ tịch HĐQT CMC tự tin.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet