Những điều kiện để hợp thức hóa căn nhà
Hỏi: Tôi có mua 1 căn nhà vào tháng 9 năm 2006, hồ sơ tôi đang có là tờ khai năm 1999 và giấy tay mua đất của chủ đất bán, tờ tường trình về việc tạo lập ngôi nhà bán cho tôi và hợp đồng mua bán nhà giấy tay của người bán nhà trên.
Hiện nay tôi đã xin giấy xác nhận của Phường về tình trạng hợp pháp của căn nhà để làm hộ khẩu chính thức và đã làm xong vào tháng 10 năm 2010. Vậy tôi đã đủ điều kiện xin hợp thức hóa căn nhà chưa? (Trần Thị Anh)
- Nếu nhà ở được xây dựng trước 1/7/2006: Thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở đã được xây dựng trước 01/07/2006, nhà ở không có tranh chấp, được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật;
- Nếu nhà ở xây dựng từ 1/07/2006 thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng, không có tranh chấp và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp nhà ở xây dựng trước 01/07/2006.
Đối chiếu với trường hợp của bạn, nếu đáp ứng được một trong các điều kiện nói trên, bạn có quyền tiến hành thủ tục cấp GCN. Theo đó, bạn cần chuẩn bị thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn xin cấp GCN;
- Một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo Khoản 1, 2, 5, Điều 50 Luật đất đai (nếu có);
- Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (nếu có);
- Giấy tờ xác nhận của UBND cấp xã;
- Sơ đồ nhà.
Hồ sơ nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Phòng Tài nguyên Môi trường nơi mảnh đất tọa lạc. Thời gian cấp GCN là không quá năm mươi (50) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Các nghĩa vụ tài chính phải nộp khi được cấp GCN gồm lệ phí trước bạ (0,5%), lệ phí cấp giấy chứng nhận và lệ phí địa chính (*).
(*) Nghị định 106/2010/NĐ-CP ngày 26/07/2010 của Chính phủ về lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.
Trả lời
Theo nội dung tại Điểm h, Khoản 1, Điều 8 Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất (“GCN”) (“Nghị định 88”) thì trường hợp cá nhân không có một trong những giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này:- Nếu nhà ở được xây dựng trước 1/7/2006: Thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở đã được xây dựng trước 01/07/2006, nhà ở không có tranh chấp, được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật;
- Nếu nhà ở xây dựng từ 1/07/2006 thì phải có giấy tờ xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng, không có tranh chấp và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp nhà ở xây dựng trước 01/07/2006.
Đối chiếu với trường hợp của bạn, nếu đáp ứng được một trong các điều kiện nói trên, bạn có quyền tiến hành thủ tục cấp GCN. Theo đó, bạn cần chuẩn bị thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn xin cấp GCN;
- Một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo Khoản 1, 2, 5, Điều 50 Luật đất đai (nếu có);
- Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (nếu có);
- Giấy tờ xác nhận của UBND cấp xã;
- Sơ đồ nhà.
Hồ sơ nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Phòng Tài nguyên Môi trường nơi mảnh đất tọa lạc. Thời gian cấp GCN là không quá năm mươi (50) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Các nghĩa vụ tài chính phải nộp khi được cấp GCN gồm lệ phí trước bạ (0,5%), lệ phí cấp giấy chứng nhận và lệ phí địa chính (*).
(*) Nghị định 106/2010/NĐ-CP ngày 26/07/2010 của Chính phủ về lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.
Công ty Luật thiên Bình
(Theo landtoday)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet