Những nguyên tắc "vàng" giúp bạn trang trí phòng cho trẻ
Việc thiết kế, lựa chọn nội thất cho phòng trẻ cần có những quy tắc nên tuân thủ để đảm bảo môi trường thuận lợi cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.
Các loại nội thất và trang trí không chỉ làm hài lòng các bậc cha mẹ mà con em của họ cũng có được sự thoải mái, hứng thú trong không gian sống của mình. Tuy nhiên, việc lựa chọn, thiết lập là không dễ dàng mà cũng có những quy tắc cần tuân thủ để đảm bảo sự phát triển lành mạnh cũng như tạo ra môi trường thuận lợi cho trẻ.
Dưới đây là hướng dẫn ngắn cho việc lựa chọn đồ nội thất đẹp mắt và thoải mái cho phòng trẻ. Bài không đi quá sâu vào các thiết lập chi tiết của đồ nội thất, bởi chúng khác nhau cho mỗi nhóm tuổi, nhưng thông qua những quy tắc, chỉ nói về những điểm quan trọng nhất sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đặt ra khi lựa chọn đồ nội thất cho phòng trẻ, từ đó có thể dễ dàng tạo ra cách bố trí chính xác.
Và đây là những gì bạn cần ghi nhớ:
Đối với mỗi khu vực đều cần được xác định để lựa chọn đồ nội thất đặc trưng cho từng chức năng phục vụ.
Ví dụ như tủ quần áo không nhất thiết phải to như tủ của người lớn, đặc biệt là trẻ mầm non và học sinh. Vì vậy bạn nên chú ý đến mô hình phù hợp hơn là tủ quần áo tích hợp cùng với giường hoặc nơi học tập…
Dưới đây là hướng dẫn ngắn cho việc lựa chọn đồ nội thất đẹp mắt và thoải mái cho phòng trẻ. Bài không đi quá sâu vào các thiết lập chi tiết của đồ nội thất, bởi chúng khác nhau cho mỗi nhóm tuổi, nhưng thông qua những quy tắc, chỉ nói về những điểm quan trọng nhất sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi đặt ra khi lựa chọn đồ nội thất cho phòng trẻ, từ đó có thể dễ dàng tạo ra cách bố trí chính xác.
Và đây là những gì bạn cần ghi nhớ:
Quy tắc 1: Phân khu cho từng hoạt động
Chắc chắn bạn đã nghe nhiều về các khu vực quy hoạch. Đối với trẻ em thì yếu tố này còn cần thiết hơn bất kỳ phòng khác. Nó luôn đòi hỏi phải có một khu vực dành riêng cho các hoạt động dành riêng cho các hoạt động khác nhau (giải trí, giáo dục, nghỉ ngơi) mà bạn cần phải thiết lập, bố trí.Đối với mỗi khu vực đều cần được xác định để lựa chọn đồ nội thất đặc trưng cho từng chức năng phục vụ.
Quy tắc 2: Chú trọng mảng lưu trữ tiện dụng
Quy tắc kế tiếp là chú trọng mảng lưu trữ - điều này không phải là xây dựng một khu vực riêng biệt mà cần chia sẻ một phần của đồ nội thất cho việc lưu trữ gần nơi sử dụng của chúng. Ví dụ như quần áo gần với khu vực vui chơi giải trí; đồ chơi và các mục sở thích và sách thì gần với khu vực học tập… Đó là kế hoạch không chỉ giúp trẻ dễ dàng tìm thấy những thứ chúng cần ngay lập tức mà còn như một cách nhanh chóng để loại bỏ chúng.Quy tắc 3: Tận dụng hiệu quả của đồ nội thất hai cấp
Trên thị trường có rất nhiều nhà sản xuất đồ nội thất hai cấp, đó là giải pháp thuận lợi và tối ưu cho nhiều trường hợp. Sau khi đo sơ bộ căn phòng của trẻ đừng bỏ qua điều này và đừng cho rằng nội thất hai cấp chỉ cần thiết cho không gian rất nhỏ và độ cao trên 3m.Ví dụ như tủ quần áo không nhất thiết phải to như tủ của người lớn, đặc biệt là trẻ mầm non và học sinh. Vì vậy bạn nên chú ý đến mô hình phù hợp hơn là tủ quần áo tích hợp cùng với giường hoặc nơi học tập…
Quy tắc 4: Nên đặt hàng nội thất thay vì mua sẵn
Nếu nhà có hai hoặc nhiều trẻ hơn, và khu vực dành cho trẻ diện tích nhỏ, nhiều bậc phụ huynh nghĩ về các khả năng của giường hai tầng. Họ cũng không nên mua làm sẵn (vì đôi khi quá cồng kềnh) mà nên đặt hàng vì có tính thực tế là các yếu tố cấu trúc sẽ phù hợp hơn với hình thể của căn phòng.Quy tắc 5: Chú trọng nội thất có yếu tố di động, nhỏ gọn
Yếu tố di động nhỏ gọn (trên bánh xe hoặc xoay) luôn làm cho trẻ em đặc biệt ấn tượng. Một đứa trẻ khi nhìn thấy yếu tố này của trò chơi thì đều có hứng thú. Ví dụ như một thiếu niên thì chúng sẽ có cơ hội thay đổi căn phòng theo ý thích của mình.Quy tắc 6: Tích cực sử dụng không gian của các bức tường
Tích cực sử dụng không gian của các bức tường nhờ các lưu trữ hỗ trợ như kệ, kệ treo và hộp đựng di động. Cách thức này không chỉ có thêm không gian lưu trữ mà còn có thể trở thành một vật trang trí nội thất nếu biết lựa chọn về màu sắc, kiểu dáng… trong sự kết hợp hoặc tương phản với các bức tường.Quy tắc 7: Chú ý khai thác không gian các góc
Nên chú ý khai thác không gian các góc trong phòng trẻ hơn là sử dụng các khu vực thẳng truyền thống để kích thích tư duy khám phá của trẻ.Quy tắc 8: Xác định vị trí chính xác cho thùng chứa và yếu tố màu sắc
Hãy dành thời gian để xác định vị trí cho các thùng chứa để chúng dễ dàng được trẻ tìm thấy và thuận tiện sử dụng. Thêm nữa, chú ý tới yếu tố màu sắc để có thể đạt được hiệu quả như ở quy tắc 6.Quy tắc 9: Lựa chọn những mô hình nhiều màu sắc (không quá 3 màu)
Đừng tìm kiếm màu sắc chính xác cho đồ nội thất trong phòng trẻ. Thú vị nhất cho trẻ là những mô hình có nhiều nhiều màu sắc. Nhưng không phải quá nhiều để gây quá sức cho tâm lý tinh tế của trẻ. Tốt hơn là chỉ trong khoảng từ 2 – 3 màu. Chúng có thể là cơ sở để lựa chọn màu sắc cho tường, rèm cửa, chăn, ga… Cách tiếp cận này trong thực tế hay hơn nhiều so với việc chọn màu sắc cho màn cửa, hình nền và tường trước rồi mới lựa chọn đồ đạc có màu sắc tương ứng.(Theo TTVN/PLXH)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet