Nhiều gia đình sẵn sàng bỏ ra vài chục triệu đến cả trăm triệu mua bộ ghế sofa hay bồn tắm, bồn sục đắt tiền ít sử dụng. Tuy nhiên, họ lại tính toán khi quyết định mua các chi tiết như ống nước, dây điện, cáp... Nhưng nếu quá tiết kiệm ở một số đồ vật, bạn sẽ gặp rắc rối và có thể tốn thêm gấp 2-3 lần khi sửa lại. Kiến trúc sư Phạm Thanh Truyền đưa ra một số lưu ý về những trang thiết bị cần đầu tư:

1. Lắp đặt hệ thống âm tường

Trước đây, các thiết bị như ống nước, dây cáp, dây điện thường để nổi nên bạn rất dễ dàng phát hiện sự cố. Hiện tại, các gia đình hầu hết đều đi ngầm đường ống, đường dây, điều hòa âm trần để nhà cửa gọn gàng, đẹp hơn. Tuy nhiên, do tiết kiệm nên nhiều gia đình đã phải đục tường sửa lại khi nhà ở bị ngấm nước.

2. Các thiết bị có tần suất đóng mở liên tục

Van, vòi nước, công tắc điện, bản lề, ổ khóa... là các chi tiết rất nhỏ trong nhà nhưng lại làm bạn cảm thấy bực bội nếu hoạt động không suôn sẻ. Có nhiều nhà chỉ mua các loại vòi giá rẻ nên chỉ sau từ 2-3 năm sử dụng, vòi đã bị rò nước vì sử dụng liên tục. Hay những loại công tắc rẻ tiền, lắp đặt kém dẫn đến rò điện; bản lề gia công làm việc đóng cánh cửa không khít.

Vì thế, bên cạnh việc lựa chọn, đặt đóng các kiểu bồn rửa, tủ, cửa... đắt tiền, bạn nhất thiết phải dùng những chi tiết nhỏ kèm theo xứng đáng mặc dù giá cả có thể tăng thêm tới vài triệu đồng.

thiết bị nội thất
Hiện nay, các gia đình dùng nhiều hệ thống tủ nên cần quan tâm đến từng chi tiết nhỏ
như tay nâng, bản lề. Ảnh: Lê Anh Đức


3. Chọn hệ thống chiếu sáng

Cần làm chuẩn xác ngay từ đầu đối với đường dẫn đèn âm trần, từ dây điện (chất lượng tốt) tới bóng đèn (công suất phù hợp). Bên cạnh đó, đèn còn tác động đến thẩm mỹ, sức khỏe nên cần có sự tư vấn cẩn thận của chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế ánh sáng. Bởi vì việc bố trí đèn mới phù hợp về công năng, bảo đảm tiết kiệm điện.

4. Chọn hệ thống cấp thoát nước

Điều khó chịu lớn với các gia đình là thiếu nước một ngày. Do đó, cần đầu tư vào hệ thống bể chứa với những khu hay mất nước, đường ống chất lượng cao để không phải dò tìm vị trí gặp sự cố. Bên cạnh đó, với một số gia đình có bể dự trữ nước thì phao, bơm cũng cần ổn định để tránh việc bị trào nước lãng phí hoặc thiếu nước khi gặp sự cố.

5. Các thiết bị vệ sinh

Bên cạnh bếp, nhà vệ sinh là khu chức năng cần phải được đầu tư nhiều nhất vì tần suất sử dụng cao. Nhưng nhiều người lại sa đà vào việc mua các bộ bồn tắm quá đắt tiền, không dùng nhiều trong khi những chi tiết như bồn cầu thì lại ít quan tâm. Bạn cần lựa chọn những loại bồn cầu tốt, chọn thợ tốt để có thể lắp đặt chuẩn xác. Nếu không, bạn có thể sẽ phải thay bồn bị hỏng, nhanh tắc hoặc đục ra sửa chữa.

6. Chọn vật liệu ngoại thất

Đối với các ngôi nhà thường xuyên tiếp xúc với nắng mưa cần có giải pháp che chắn và bảo vệ toà nhà nhằm giảm thiểu việc chống thấm sau này. Những ngôi nhà hướng Tây thường xuyên đón nhận nắng gắt hoặc những mặt tường không có che phủ cần được xây dựng tường chắc chắn, sơn chất lượng tốt. Ngoài ra, một số công trình đặt ở nơi khí hậu ven biển cũng phải chú trọng đến việc đầu tư này.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME