Những trường hợp nhà vi phạm vẫn được cấp giấy
Bộ TN&MT đã quy định trong một số trường hợp sẽ cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà mà không chờ giải quyết xong vi phạm của chủ đầu tư dự án.
“Các vướng mắc về nhà ở, xây dựng, đất đai tại các dự án nhà ở trên địa bàn Tp.HCM và Hà Nội cần được xử lý theo nguyên tắc: Trường hợp vi phạm, vướng mắc không do lỗi của người mua nhà thì phải bảo đảm quyền lợi cho người mua nhà”. Đó là hướng dẫn mới đây của Bộ TN&MT về một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận (GCN) tại các dự án nhà ở trên địa bàn hai TP lớn.
Trường hợp chủ đầu tư xây vượt số tầng hoặc thay đổi thiết kế, công năng sử dụng ở một số tầng và đã bàn giao nhà cho người mua, cơ quan cấp giấy sẽ xem xét cấp GCN trước cho người mua. Việc cấp GCN được thực hiện tại các căn hộ ở các tầng, lô đất ở đã xây dựng đúng với thiết kế, quy hoạch xây dựng. Tuy nhiên, hướng mở này chỉ được thực hiện với điều kiện chủ đầu tư đã hoàn thành thủ tục về đất đai.
Trường hợp dự án mới chỉ thực hiện được một phần nhưng chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính và bàn giao phần thi công xong cho người mua, cơ quan cấp giấy sẽ cấp GCN cho người mua đã được bàn giao nhà.
Với các vi phạm như chủ đầu tư xây nhà vượt số tầng hoặc thay đổi thiết kế, công năng sử dụng ở một số tầng, cơ quan chức năng phải kiểm tra, đánh giá độ an toàn của công trình. Nếu không bảo đảm an toàn thì phải dỡ bỏ các tầng xây vượt hoặc điều chỉnh công năng sử dụng của các tầng vi phạm cho phù hợp. Còn nếu vẫn bảo đảm an toàn và ở đây có lỗi của cơ quan chức năng chưa xử lý dứt điểm vi phạm thì cho tồn tại. Khi đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ cho điều chỉnh thiết kế công trình và thực hiện cấp GCN cho người mua nhà.
Trường hợp chủ đầu tư thay đổi công năng đối với tầng hầm dành để xe máy, xe đạp hoặc tầng dành cho sinh hoạt cộng đồng thì phải trả lại công năng sử dụng theo đúng thiết kế ban đầu.
Trường hợp chủ đầu tư xây nhà ở vượt diện tích mặt bằng so với giấy phép xây dựng hoặc thiết kế nhưng do sự tắc trách của cơ quan chức năng không kiểm tra hoặc chưa xử lý dứt điểm thì được phép tồn tại. Cùng đó, cho điều chỉnh thiết kế để cấp GCN cho người mua nhà.
Với trường hợp này, nếu qua thanh kiểm tra cho thấy việc xây dựng trái phép ảnh hưởng nghiêm trọng đến quy hoạch xây dựng chi tiết của khu vực, Bộ TN&MT yêu cầu kiên quyết xử lý dỡ bỏ phần diện tích công trình vi phạm. Chủ đầu tư phải bồi thường cho người mua nhà.
Người mua được bảo đảm quyền lợi
Theo Bộ TN&MT, trong một số trường hợp sẽ cấp GCN cho người mua nhà mà không chờ giải quyết xong vi phạm của chủ đầu tư. Cụ thể:Trường hợp chủ đầu tư xây vượt số tầng hoặc thay đổi thiết kế, công năng sử dụng ở một số tầng và đã bàn giao nhà cho người mua, cơ quan cấp giấy sẽ xem xét cấp GCN trước cho người mua. Việc cấp GCN được thực hiện tại các căn hộ ở các tầng, lô đất ở đã xây dựng đúng với thiết kế, quy hoạch xây dựng. Tuy nhiên, hướng mở này chỉ được thực hiện với điều kiện chủ đầu tư đã hoàn thành thủ tục về đất đai.
Hiện còn nhiều dự án nhà ở Tp.HCM và Hà Nội chậm làm thủ tục cấp giấy chủ quyền cho người mua. Ảnh minh họa |
Trường hợp dự án mới chỉ thực hiện được một phần nhưng chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính và bàn giao phần thi công xong cho người mua, cơ quan cấp giấy sẽ cấp GCN cho người mua đã được bàn giao nhà.
Xử lý vi phạm để cấp giấy cho dân
Cũng theo Bộ TN&MT, trường hợp nhà xây sai giấy phép hoặc sai thiết kế, quy hoạch nhưng đã hoàn thành thủ tục về đất đai thì cần kiểm tra, xử lý vi phạm để cấp GCN cho người dân. Cụ thể:Với các vi phạm như chủ đầu tư xây nhà vượt số tầng hoặc thay đổi thiết kế, công năng sử dụng ở một số tầng, cơ quan chức năng phải kiểm tra, đánh giá độ an toàn của công trình. Nếu không bảo đảm an toàn thì phải dỡ bỏ các tầng xây vượt hoặc điều chỉnh công năng sử dụng của các tầng vi phạm cho phù hợp. Còn nếu vẫn bảo đảm an toàn và ở đây có lỗi của cơ quan chức năng chưa xử lý dứt điểm vi phạm thì cho tồn tại. Khi đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ cho điều chỉnh thiết kế công trình và thực hiện cấp GCN cho người mua nhà.
Trường hợp chủ đầu tư thay đổi công năng đối với tầng hầm dành để xe máy, xe đạp hoặc tầng dành cho sinh hoạt cộng đồng thì phải trả lại công năng sử dụng theo đúng thiết kế ban đầu.
Trường hợp chủ đầu tư xây nhà ở vượt diện tích mặt bằng so với giấy phép xây dựng hoặc thiết kế nhưng do sự tắc trách của cơ quan chức năng không kiểm tra hoặc chưa xử lý dứt điểm thì được phép tồn tại. Cùng đó, cho điều chỉnh thiết kế để cấp GCN cho người mua nhà.
Với trường hợp này, nếu qua thanh kiểm tra cho thấy việc xây dựng trái phép ảnh hưởng nghiêm trọng đến quy hoạch xây dựng chi tiết của khu vực, Bộ TN&MT yêu cầu kiên quyết xử lý dỡ bỏ phần diện tích công trình vi phạm. Chủ đầu tư phải bồi thường cho người mua nhà.
Hơn 70% căn hộ chưa được cấp giấyTheo kết quả kiểm tra 19 dự án nhà ở tại Tp.HCM và Hà Nội, chỉ có 2.052 căn hộ đã được cấp GCN, chiếm tỉ lệ 23,7% số căn hộ đã bán. Các chủ đầu tư cũng mới nộp hồ sơ để làm thủ tục cấp GCN cho 2.850 căn hộ, chiếm tỉ lệ 32,9% căn hộ đã bán. |
(Theo PLTP)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet