Khu dân cư Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh) vừa đưa vào sử dụng chưa được một năm thì nhiều hộ dân ở đây đã "kêu trời" vì tình trạng xuống cấp, lún sụt. Đó là biểu hiện cụ thể về một số bất cập cần kịp thời khắc phục chung quanh việc bố trí tái định cư hiện nay ở thành phố...

Chúng tôi được chị Huyền, ngụ ở block B1-1 dẫn đi tham quan các dãy nhà thuộc khu dân cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh. Cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi "thị sát" nơi này là sự vắng vẻ. Theo chị Huyền, block nhà này có nhiều hộ ở nhất, nhưng dù đã cuối giờ chiều, số người qua lại cũng chỉ lác đác. Tại các dãy nhà khác càng vắng lặng hơn: Block B2-4 chỉ có 5/43 hộ; block B1-3 có 7/43 hộ, block B1-2 có 5/43... Theo nhiều hộ dân, mặc dù được đưa vào sử dụng chưa được bao lâu, nhưng nhiều khu vực đã xuất hiện vết nứt, sụt lún tại một số chân móng. Không chỉ lo lắng về chất lượng công trình, cư dân ở đây cũng quá nản với tình trạng vệ sinh môi trường khi các dãy hành lang, cầu thang xuất hiện nhiều rác và xác côn trùng.

Gặp ông Long, sống tại căn hộ 01B1-1, thì móng của chung cư đang có dấu hiệu nứt ngày càng nhiều. Lấy một đoạn gậy chọc xuống khe nứt, chúng tôi nhận thấy đoạn gậy ngập hơn phân nửa. Mặc dù đã kiến nghị với các cấp quản lý, thế nhưng người dân chỉ thấy họ xử lý bằng cách bơm xi-măng, cát vào cho đầy các khe. Do khắc phục bằng cách như vậy, nên hết lần này đến lần khác, tình trạng nứt vẫn tiếp tục tái diễn. Không chỉ không hài lòng về nơi ở mới, nhiều người dân ở đây còn bức bối vì không có việc làm tạo thu nhập. Chị Huyền, ông Hải... tại các dãy nhà này đều đang trong tình trạng thất nghiệp. Dù đã dọn về ở nhiều tháng, nhưng đến nay họ vẫn chưa xin được việc làm mới. 

Trước đây, khi còn ở nơi cũ, ông Hải có thu nhập mỗi tháng hơn ba triệu đồng từ việc làm bảo vệ, nhưng từ khi lên đây, ông chỉ biết... đi ra, đi vào. "Nhà thì đông miệng ăn, nếu cứ như thế này thì không biết lấy gì mà chi tiêu nữa"-ông Hải bức xúc.

Nhiều hạng mục trong các dãy nhà khu dân cư Vĩnh Lộc B bị hư hỏng, xuống cấp. Trong ảnh: Người dân dùng que chỉ vào vết nứt của móng chung cư.

Khu dân cư Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh được khởi công năm 2008, hoàn thành năm 2013, dùng để tái định cư cho nhiều hộ dân bị giải tỏa bởi các dự án khác nhau, như dự án cải tạo kênh Tân Hóa -Lò Gốm, quận 6; dự án tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương -Bến Cát - rạch Nước Lên...

Đem những tâm tư, lo lắng của người dân đang sống tại khu dân cư Vĩnh Lộc B hỏi cấp có thẩm quyền thì được đồng chí Phó trưởng ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận Bình Tân Lại Phú Cường, khẳng định: Thực trạng các dãy nhà như mọi người thấy không có vấn đề gì, không ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Cần những chính sách kịp thời Theo Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận Bình Tân, số hộ (thuộc quận Bình Tân) đủ điều kiện tái định cư tại khu dân cư Vĩnh Lộc B là 684 hộ, đã có 505 hộ nhận nhà tái định cư, nhưng số hộ đã ở thực tế thì ban chưa nắm chính xác. Hiện còn tồn 161 căn hộ tại khu dân cư Vĩnh Lộc B và 21 nền đất tại Tân Nhật do người dân chưa nhận.

Vấn đề đặt ra là, nếu tái định cư bằng những căn hộ kém chất lượng, chưa sử dụng đã hư hỏng và nơi ở mới không thuận lợi với việc mưu sinh của người dân, thì đã thật sự ổn thỏa chưa?

Khảo sát của HĐND thành phố cho thấy, công tác chăm sóc, quản lý, hỗ trợ về cuộc sống, việc làm cho người dân sau tái định cư chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù thành phố đã triển khai nhiều chính sách nhằm giải quyết thực trạng này, song nhìn chung, chất lượng cuộc sống của người dân vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Điều này xuất phát từ việc đền bù hiện chỉ được thực hiện đối với đất đai, tài sản; hỗ trợ di dời, còn các phát sinh khác lại chưa được đáp ứng một cách tốt nhất.

Trong những năm tới, Tp.HCM sẽ còn phải tiếp tục giải tỏa, di dời nhiều hộ dân nữa để phục vụ cải tạo, nâng cấp và phát triển hạ tầng đô thị. Điều này đòi hỏi thành phố cần quyết liệt và triển khai nhanh các chương trình chăm lo cho người dân sau tái định cư. Để làm được điều này, các cơ quan chức năng cần tổ chức điều tra, tham vấn tâm tư, nguyện vọng của người dân trước khi di dời; nhất là định hướng và tạo công ăn việc làm cho người dân tại nơi ở mới; huy động các nguồn quỹ, nguồn lực xã hội để chung tay chăm lo đời sống của người dân ở khu vực tái định cư.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME