Ở nước ngoài có được hưởng thừa kế?
Hỏi: Vợ chồng tôi có hai căn nhà tại quận 1, Tp.HCM. Nay chúng tôi muốn lập di chúc chia đều hai căn nhà cho hai con, trong đó có một người con ở nước ngoài. Vậy người con ở nước ngoài có được hưởng thừa kế căn nhà mà vợ chồng tôi để lại hay không?
Trường hợp người con của chúng tôi ở Việt Nam vẫn còn khó khăn nên nếu chúng tôi lập di chúc để thừa kế lại toàn bộ tài sản cho người con ở Việt Nam thì có được không? Trong trường hợp này người con ở nước ngoài có được hưởng thừa kế tài sản của vợ chồng tôi hay không? Xin cám ơn. (Nguyễn Thị Phương Khanh, phường 26, quận Bình Thạnh, Tp.HCM)
Trả lời:
Xin trả lời bạn như sau, vợ chồng bạn có quyền lập di chúc để lại tài sản cho các con của bạn. Tuy nhiên pháp luật cũng có những quy định về những trường hợp không được quyền hưởng di sản, cụ thể là: người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản, ngoại trừ người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó như quy định trên, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc, thì họ vẫn được hưởng di sản.
Về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì pháp luật hiện hành có quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam khi thuộc các đối tượng như: người có quốc tịch Việt Nam; người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước. Trường hợp người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng như đã nêu nhưng được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.
Như vậy, người con ở nước ngoài của vợ chồng bạn khi nhận thừa kế là căn nhà mà vợ chồng bạn để lại, sẽ chỉ được đứng tên sở hữu nhà khi thuộc những trường hợp nêu trên. Nếu con bạn không thuộc những trường hợp được đứng tên sở hữu thì chỉ được hưởng giá trị của căn nhà.
Theo quy định pháp luật Dân sự, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người lập di chúc có các quyền như: chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định phần di sản cho từng người thừa kế; dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; giao nghĩa vụ cho người thừa kế; chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Như vậy, vợ chồng bạn có quyền lập di chúc để lại tài sản của mình cho bất kỳ người nào mà pháp luật không có quyền can thiệp. Tuy nhiên, pháp luật quy định có những trường hợp vẫn được hưởng phần di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc như là con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con đã thành niên mà không có khả năng lao động. Những người này vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản.
Trả lời:
Xin trả lời bạn như sau, vợ chồng bạn có quyền lập di chúc để lại tài sản cho các con của bạn. Tuy nhiên pháp luật cũng có những quy định về những trường hợp không được quyền hưởng di sản, cụ thể là: người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản, ngoại trừ người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó như quy định trên, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc, thì họ vẫn được hưởng di sản.
Ảnh minh họa |
Về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì pháp luật hiện hành có quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam khi thuộc các đối tượng như: người có quốc tịch Việt Nam; người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước. Trường hợp người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng như đã nêu nhưng được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.
Như vậy, người con ở nước ngoài của vợ chồng bạn khi nhận thừa kế là căn nhà mà vợ chồng bạn để lại, sẽ chỉ được đứng tên sở hữu nhà khi thuộc những trường hợp nêu trên. Nếu con bạn không thuộc những trường hợp được đứng tên sở hữu thì chỉ được hưởng giá trị của căn nhà.
Theo quy định pháp luật Dân sự, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người lập di chúc có các quyền như: chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định phần di sản cho từng người thừa kế; dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; giao nghĩa vụ cho người thừa kế; chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Như vậy, vợ chồng bạn có quyền lập di chúc để lại tài sản của mình cho bất kỳ người nào mà pháp luật không có quyền can thiệp. Tuy nhiên, pháp luật quy định có những trường hợp vẫn được hưởng phần di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc như là con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con đã thành niên mà không có khả năng lao động. Những người này vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản.
LS Nguyễn Văn Hậu
(Theo SGTT)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet