Dân còn nghèo, sao cứ lo sở hữu nhà?

Tại buổi thảo thuận, nhiều ĐB cho rằng Luật nên tập trung trước hết đảm bảo để người dân có nhà ở thay vì tập trung để người dân sở hữu nhà ở.

Theo ĐB Trần Hoàng Ngân, nhu cầu nhà ở hiện nay là rất lớn, nhưng người dân muốn có nhà hơn là muốn mua vì thực sự không có tiền để mua. Vì vậy, Luật nên xây dựng theo hướng tập trung xây dựng nhà ở xã hội để cho người dân thuê, mượn, chứ không phải cứ xây là để bán. Đồng thời, cần tập trung rà soát, đánh giá lại những nguồn lực về đất đai, nhà ở mà nhà nước đang quản lý để sử dụng xây dựng nhà ở xã hội cho thuê, vì theo Hiến pháp mới, đây là sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý.

Các ĐB Đỗ Văn Đương, Trần Du Lịch và nhiều ĐB khác cũng đồng tình với quan điểm này.

ĐB Trần Du Lịch đặt câu hỏi trong điều kiện Việt Nam hiện nay, Nhà nước có nên tập trung vấn đề để người dân sở hữu nhà ở hay không? Hay là nên làm sao để mọi người dân có nhà để ở. Làm sao người dân sở hữu nhà ở khi lương còn chưa đủ ăn. Các tổ chức tín dụng huy động vốn ngắn hạn mà lại đòi cho vay 10, 15 năm là vô lý, không khả thi. Chính sách nhà ở trước hết là nhà nước tạo điều kiện để phát triển nhà ở giá rẻ, cho thuê là chính, không cần sở hữu nhà ở.

Ủng hộ quan điểm này, ĐB Đỗ Văn Đương nói: “Nhiều công nhân đang ở nhà trọ 8 – 10m2, rất cơ cực. Thế chúng ta muốn họ sở hữu nhà, tiền đâu ra. Ở các nước chủ yếu là nhà cho thuê, hơn là sở hữu nhà, vừa hợp lý về tài chính, vừa thuận tiện thay đổi công việc”.

ĐB Đỗ Văn Đương cũng lưu ý việc quy định chặt chẽ hơn để bảo vệ quyền lợi của người mua nhà trong các dự án. Cụ thể như chế tài xử lý chủ đầu tư thu tiền khách hàng nhưng vài năm sau đất vẫn là bãi hoang, hay hạ tầng xung quanh dở dang, không theo quy hoạch ban đầu. “Cần có cơ chế quản lý thật chặt chẽ nguồn vốn nhà đầu tư. Ví dụ phải có tay ba giữa nhà đầu tư, khách hàng và ngân hàng…”, ĐB đề nghị.

Nhiều ĐB Quốc hội cho rằng, Luật nên tập trung trước hết đảm bảo để người dân có nhà ở thay vì tập trung để người dân sở hữu nhà ở.
Nhiều ĐB Quốc hội cho rằng, Luật nên tập trung trước hết đảm bảo để người dân có nhà ở
thay vì tập trung để người dân sở hữu nhà ở.

Các ĐB cho rằng đây lỗ hổng lớn mà luật còn bỏ ngỏ. ĐB Lê Trọng Sang đề nghị cần có chế tài mạnh hơn để xử lý tình trạng chây ỳ trong đầu tư hạ tầng.

Về quy định cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, hầu hết các ĐB đồng tình nhưng cho rằng cần có quy định chặt chẽ hơn. ĐB Võ Thị Dung cho rằng cần xem lại khi Luật KDBĐS quy định sau khi nhập cảnh một thời gian là được quyền sở hữu, kinh doanh BĐS, trong khi Luật Xuất nhập cảnh đang thảo luận cũng quy định nhập cảnh khá thoáng. “Không nên mở quá thoáng, sẽ khó quản lý”, ĐB cho biết.

ĐB Đỗ Văn Đương lưu ý cần có biện pháp ngăn chặn nếu người nước ngoài mua nhà ồ ạt, hay “thực hiện chủ trương biên giới mềm”.

Tại tổ Thái Bình, ĐB Cao Sỹ Kiêm cũng cho rằng quy định này là bước tiến tốt, mở rộng thị trường, nhưng nếu “cho người nước ngoài mua nhà không hạn chế số lượng” là nguy hiểm. ĐB đề nghị cân nhắc, có chế tài quản lý để ngăn chặn tình trạng đầu cơ.

Có nhà cho thuê sẽ phải đi đăng ký kinh doanh?

Liên quan đến sản phẩm xây dựng chưa hoàn thiện, ĐB Đặng Thành Tâm nêu rõ hiện nay trên 50% các sản phẩm xây dựng đang giao dịch là sản phẩm chưa hoàn chỉnh. Nhưng dự thảo luật lại quy định nhà, công trình xây dựng đủ điều kiện giao dịch phải hoàn thiện, đầy đủ các công năng…., như vậy là đã loại các sản phẩm này ra khỏi luật.

Về nhà công vụ, ĐB Trịnh Thị Thanh Bình (đoàn Bến Tre) cho rằng cần làm rõ tiêu chuẩn, tiêu chí, thời gian sử dụng để ngăn hiện tượng “biến tướng thành nhà cá nhân”. Hiện nay chưa có luật quy định về điều này.

ĐB Phạm Xuân Thường (Thái Bình) cho rằng, việc quản lý và phát triển nhà công vụ vừa qua còn nhiều bất cập. Nhiều người không chỉ có 1 nhà công vụ mà có nhiều nhà công vụ, có người bán nhà công vụ, có người nghỉ hưu vẫn giữ nhà, trong khi Nhà nước lại tiếp tục đầu tư nhà công vụ. Nhà công vụ thành phố không cần nhiều, chủ yếu cần ở vùng sâu vùng xa. Vậy tại sao không đầu tư nhà công vụ vùng sâu vùng xa, mà chỉ ở thành phố? Vì vậy, ĐB đề nghị quy định quản lý chặt chẽ trong luật và tiến tới tính vào chế độ, vào lương.

Các ĐB cũng đóng góp nhiều ý kiến về quản lý nhà ở hình thành trong tương lai, đăng ký kinh doanh bất động sản, quyền của người sở hữu nhà… Nhiều ĐB cho rằng quy định có hoạt động kinh doanh bất động sản là phải đăng ký kinh doanh là vô lý vì không lẽ người dân có một căn nhà cho thuê cũng phải đi đăng ký kinh doanh. Để đảm bảo quyền của người sở hữu nhà ở, ĐB Võ Thị Dung cho rằng chỉ nên quy định nhà nước có quyền trưng mua, trưng dụng… trong trường hợp cần thiết, vì an ninh, quốc phòng, và phải theo giá thị trường, không nên để cả mục đích xã hội, công cộng.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME