Phải tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở sinh viên
Mục tiêu từ nay đến năm 2015 sẽ giải quyết cho khoảng 60% số học sinh, sinh viên có nhu cầu được thuê nhà ở tại các dự án nhà ở trên địa bàn cả nước. Nhưng đền nay, nó đang có nguy cơ không thực hiện được vì các dự án nhà ở sinh viên (NƠSV) mới đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu.
Việc sớm đưa vào sử dụng các khu nhà ở dành cho sinh viên là điều thiết thực nhất để chăm lo cho thế hệ tương lai của đất nước, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, cần có những giải pháp dài hơi cùng sự chung tay của toàn xã hội.
Tổng hợp nhu cầu của các địa phương cho thấy, nguồn vốn đầu tư để hoàn thành các dự án NƠSV trong năm nay là hơn 6.000 tỷ đồng, với khoảng 100 dự án đang triển khai xây dựng. Sau ba năm kể từ khi được phê duyệt danh mục dự án, đến nay đã có hơn 60% khối nhà khởi công xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng, kịp đón hàng trăm nghìn học sinh, sinh viên vào ở nhân dịp khai giảng năm học mới. Tuy nhiên, hầu hết các dự án NƠSV do phụ thuộc vào nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và khả năng tự cân đối của ngân sách địa phương, nên việc triển khai xây dựng gặp nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy chỉ các dự án NƠSV tập trung và thuộc các lực lượng vũ trang được triển khai mạnh mẽ và đúng tiến độ, còn lại nhiều dự án xây dựng nhà sinh viên đơn lẻ đã và đang hoãn, giãn tiến độ thi công.
Anh Nguyễn Ðình Trường, Ðội trưởng thi công của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD 1, thi công dự án NƠSV tại Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp cho biết: Hiện nay các khối nhà A2, A5, A6 đã cơ bản xong phần thô, trong đó HUD 1 thực hiện khối nhà A5, A6. Theo dự kiến, công trình sẽ hoàn thành trong năm 2011, nhưng hiện nay tình hình vốn thi công vừa chậm vừa thiếu nên tiến độ không bảo đảm. Các đơn vị buộc phải thi công cầm chừng để chờ vốn, vì vậy chưa biết khi nào mới hoàn thành công trình, trong khi đó vấn đề vốn cho năm 2012 vẫn chưa có câu trả lời. Vừa qua, Bộ Xây dựng đã đề nghị thành phố Hà Nội trích vốn để hoàn thiện khối nhà A5, A6 để bàn giao đưa vào sử dụng trước, nhưng đến nay đơn vị thi công chưa nhận được hồi âm, trong khi ba khối nhà A1, A2, A3 đã có ý kiến cho giãn tiến độ. Giá trị hợp đồng của hai khối nhà A5, A6 hơn 400 tỷ đồng, đến nay nhà thầu mới được giải ngân 206 tỷ đồng. Lãi suất cao, giá cả vật tư biến động và điều kiện vay vốn thắt chặt nên công việc hoàn thiện gặp nhiều khó khăn vì phải ứng trước tiền cho bên cung ứng vật liệu, không như phần xây thô có thể thanh toán chậm. Anh Trường khẳng định nếu có đủ vốn thì hai khối nhà A5, A6 do công ty thi công sẽ được hoàn thành vào tháng 4/2012.
Cùng quan điểm với anh Trường, Phó Tổng giám đốc Vinaconex Xuân Mai Ðỗ Thạch Cương, đơn vị đang triển khai dự án nhà ở học sinh, sinh viên Mỹ Ðình II và NƠSV Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, chia sẻ: Việc chậm phê duyệt dự toán làm căn cứ thanh toán khối lượng hoàn thành cho các nhà thầu, nguồn vốn phân bổ và tỷ lệ thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành cho dự án NƠSV đạt thấp là ba lý do chính làm chậm tiến độ xây dựng các dự án nhà ở sinh viên của tổng công ty. Chẳng hạn như dự án Mỹ Ðình II sau khi nhà thầu triển khai thi công hơn một năm mới được phê duyệt dự toán tạm tính (giá trị dự toán tạm tính nhỏ hơn 80% giá trị dự toán chính thức). Bên cạnh đó, năm 2011 mới được phân bổ 100 tỷ đồng trên kế hoạch thực hiện khoảng 400 tỷ đồng. Ngoài ra, nhà thầu chỉ được thanh toán 80% giá trị khối lượng hoàn thành tính theo dự toán tạm tính và giá tạm tính này chưa tính đến yếu tố trượt giá vật tư, giá trị điều chỉnh nhân công và máy theo quy định của Nhà nước. Như vậy, thực tế nhà thầu chỉ được thanh toán khoảng 60% giá trị khối lượng đã thực hiện.
Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ năm nay hạn chế so với nhu cầu của các địa phương, tuy nhiên theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước đến hết tháng 7, chương trình mới giải ngân được khoảng 60% số vốn, trong đó có 11 địa phương giải ngân dưới 50% số vốn. Ðiều này đáng lo ngại là số lượng dự án đăng ký nhiều, nhưng hiệu quả đầu tư thấp, một số doanh nghiệp không còn mặn mà với chương trình. Thực tế cho thấy hơn 70% số sinh viên vẫn phải thuê nhà trọ bên ngoài với giá cao gấp hai lần so với ở trong ký túc xá.
Vừa qua, Bộ Xây dựng có văn bản gửi các địa phương, đơn vị yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng và giải ngân các dự án nhà ở cho sinh viên bằng nguồn trái phiếu Chính phủ năm 2011. Theo đó, ưu tiên vốn cho các hạng mục đã khởi công và sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm nay, đồng thời không khởi công các hạng mục khác nếu chưa cân đối đủ nguồn vốn để hoàn thành những hạng mục đang triển khai. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư cần chỉ đạo đơn vị xây lắp đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục đã khởi công để hoàn thành theo kế hoạch đã cam kết; sớm hoàn thiện hồ sơ thanh toán khối lượng công việc đã hoàn thành để giải ngân. Ðối với các dự án có số vốn phân bổ chưa đủ thì địa phương và đơn vị chủ động ứng vốn từ các nguồn hợp pháp khác nhằm bảo đảm tiến độ. Bộ Xây dựng sẽ trình Chính phủ cấp bù từ ngân sách Trung ương vào các năm sau.
Các dự án đã được ghi vốn nhưng triển khai chậm, dự kiến đến ngày 31/12/2011 khối lượng xây lắp hoàn thành cũng như khả năng giải ngân thanh toán không hết số vốn đã được phân bổ, chủ động báo cáo Bộ Xây dựng để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chuyển vốn nội bộ, hoặc cân đối cho các địa phương khác.
Theo Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Trần Nam, để chương trình NƠSV phát huy cao nhất hiệu quả, ngoài những ưu đãi cho doanh nghiệp xây dựng, Nhà nước cần ban hành kế hoạch giải ngân nguồn vốn trái phiếu Chính phủ theo giai đoạn, không phải từng năm như hiện nay. Ðiều này sẽ tăng thêm tính chủ động cho các địa phương trong việc điều chuyển nguồn vốn cho các dự án. Cần xây dựng chính sách xã hội hóa nguồn vốn đầu tư xây dựng NƠSV nhằm giảm áp lực cho nguồn vốn ngân sách, đề cao trách nhiệm cộng đồng đối với việc chăm lo cho thế hệ tương lai của đất nước.
Tổng hợp nhu cầu của các địa phương cho thấy, nguồn vốn đầu tư để hoàn thành các dự án NƠSV trong năm nay là hơn 6.000 tỷ đồng, với khoảng 100 dự án đang triển khai xây dựng. Sau ba năm kể từ khi được phê duyệt danh mục dự án, đến nay đã có hơn 60% khối nhà khởi công xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng, kịp đón hàng trăm nghìn học sinh, sinh viên vào ở nhân dịp khai giảng năm học mới. Tuy nhiên, hầu hết các dự án NƠSV do phụ thuộc vào nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và khả năng tự cân đối của ngân sách địa phương, nên việc triển khai xây dựng gặp nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy chỉ các dự án NƠSV tập trung và thuộc các lực lượng vũ trang được triển khai mạnh mẽ và đúng tiến độ, còn lại nhiều dự án xây dựng nhà sinh viên đơn lẻ đã và đang hoãn, giãn tiến độ thi công.
Anh Nguyễn Ðình Trường, Ðội trưởng thi công của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng HUD 1, thi công dự án NƠSV tại Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp cho biết: Hiện nay các khối nhà A2, A5, A6 đã cơ bản xong phần thô, trong đó HUD 1 thực hiện khối nhà A5, A6. Theo dự kiến, công trình sẽ hoàn thành trong năm 2011, nhưng hiện nay tình hình vốn thi công vừa chậm vừa thiếu nên tiến độ không bảo đảm. Các đơn vị buộc phải thi công cầm chừng để chờ vốn, vì vậy chưa biết khi nào mới hoàn thành công trình, trong khi đó vấn đề vốn cho năm 2012 vẫn chưa có câu trả lời. Vừa qua, Bộ Xây dựng đã đề nghị thành phố Hà Nội trích vốn để hoàn thiện khối nhà A5, A6 để bàn giao đưa vào sử dụng trước, nhưng đến nay đơn vị thi công chưa nhận được hồi âm, trong khi ba khối nhà A1, A2, A3 đã có ý kiến cho giãn tiến độ. Giá trị hợp đồng của hai khối nhà A5, A6 hơn 400 tỷ đồng, đến nay nhà thầu mới được giải ngân 206 tỷ đồng. Lãi suất cao, giá cả vật tư biến động và điều kiện vay vốn thắt chặt nên công việc hoàn thiện gặp nhiều khó khăn vì phải ứng trước tiền cho bên cung ứng vật liệu, không như phần xây thô có thể thanh toán chậm. Anh Trường khẳng định nếu có đủ vốn thì hai khối nhà A5, A6 do công ty thi công sẽ được hoàn thành vào tháng 4/2012.
Cùng quan điểm với anh Trường, Phó Tổng giám đốc Vinaconex Xuân Mai Ðỗ Thạch Cương, đơn vị đang triển khai dự án nhà ở học sinh, sinh viên Mỹ Ðình II và NƠSV Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, chia sẻ: Việc chậm phê duyệt dự toán làm căn cứ thanh toán khối lượng hoàn thành cho các nhà thầu, nguồn vốn phân bổ và tỷ lệ thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành cho dự án NƠSV đạt thấp là ba lý do chính làm chậm tiến độ xây dựng các dự án nhà ở sinh viên của tổng công ty. Chẳng hạn như dự án Mỹ Ðình II sau khi nhà thầu triển khai thi công hơn một năm mới được phê duyệt dự toán tạm tính (giá trị dự toán tạm tính nhỏ hơn 80% giá trị dự toán chính thức). Bên cạnh đó, năm 2011 mới được phân bổ 100 tỷ đồng trên kế hoạch thực hiện khoảng 400 tỷ đồng. Ngoài ra, nhà thầu chỉ được thanh toán 80% giá trị khối lượng hoàn thành tính theo dự toán tạm tính và giá tạm tính này chưa tính đến yếu tố trượt giá vật tư, giá trị điều chỉnh nhân công và máy theo quy định của Nhà nước. Như vậy, thực tế nhà thầu chỉ được thanh toán khoảng 60% giá trị khối lượng đã thực hiện.
Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ năm nay hạn chế so với nhu cầu của các địa phương, tuy nhiên theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước đến hết tháng 7, chương trình mới giải ngân được khoảng 60% số vốn, trong đó có 11 địa phương giải ngân dưới 50% số vốn. Ðiều này đáng lo ngại là số lượng dự án đăng ký nhiều, nhưng hiệu quả đầu tư thấp, một số doanh nghiệp không còn mặn mà với chương trình. Thực tế cho thấy hơn 70% số sinh viên vẫn phải thuê nhà trọ bên ngoài với giá cao gấp hai lần so với ở trong ký túc xá.
Vừa qua, Bộ Xây dựng có văn bản gửi các địa phương, đơn vị yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng và giải ngân các dự án nhà ở cho sinh viên bằng nguồn trái phiếu Chính phủ năm 2011. Theo đó, ưu tiên vốn cho các hạng mục đã khởi công và sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm nay, đồng thời không khởi công các hạng mục khác nếu chưa cân đối đủ nguồn vốn để hoàn thành những hạng mục đang triển khai. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư cần chỉ đạo đơn vị xây lắp đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục đã khởi công để hoàn thành theo kế hoạch đã cam kết; sớm hoàn thiện hồ sơ thanh toán khối lượng công việc đã hoàn thành để giải ngân. Ðối với các dự án có số vốn phân bổ chưa đủ thì địa phương và đơn vị chủ động ứng vốn từ các nguồn hợp pháp khác nhằm bảo đảm tiến độ. Bộ Xây dựng sẽ trình Chính phủ cấp bù từ ngân sách Trung ương vào các năm sau.
Các dự án đã được ghi vốn nhưng triển khai chậm, dự kiến đến ngày 31/12/2011 khối lượng xây lắp hoàn thành cũng như khả năng giải ngân thanh toán không hết số vốn đã được phân bổ, chủ động báo cáo Bộ Xây dựng để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chuyển vốn nội bộ, hoặc cân đối cho các địa phương khác.
Theo Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Trần Nam, để chương trình NƠSV phát huy cao nhất hiệu quả, ngoài những ưu đãi cho doanh nghiệp xây dựng, Nhà nước cần ban hành kế hoạch giải ngân nguồn vốn trái phiếu Chính phủ theo giai đoạn, không phải từng năm như hiện nay. Ðiều này sẽ tăng thêm tính chủ động cho các địa phương trong việc điều chuyển nguồn vốn cho các dự án. Cần xây dựng chính sách xã hội hóa nguồn vốn đầu tư xây dựng NƠSV nhằm giảm áp lực cho nguồn vốn ngân sách, đề cao trách nhiệm cộng đồng đối với việc chăm lo cho thế hệ tương lai của đất nước.
- Các thành phần kinh tế tham gia phát triển NƠSV bằng nguồn vốn ngoài ngân sách được hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NÐ-CP ngày 30-5-2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. - Nguồn vốn đầu tư xây dựng NƠSV từ ngân sách Nhà nước. - Quỹ đất xây dựng NƠSV từ quỹ đất của các địa phương; 20% dành để xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới; trong khuôn viên các cơ sở đào tạo. |
(Theo Nhandan)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet