Phân chia tài sản thừa kế như thế nào?
Hỏi: Ông bà tôi có 5 người con trai và một người con gái nuôi. Ông tôi mất năm 1989 không để lại di chúc, bà nội tôi mất năm 2006 bà tổ chức một cuộc họp gia đình và có biên bản cuộc họp.
Trong cuộc họp đó nói rõ phần đất của ông bà được chia ra làm 3: chú út tôi được phần sân và vườn rộng, chú thứ 2 và bố tôi chung nhau phần đất của ngôi nhà cấp 4 cũ quy định diện tích và vị trí của mỗi người.
Phần đất của bố tôi và chú thứ 2 chỉ được chuyển nhược cho nhau nhưng không được bán cho người ngoài. Hiện giờ Sổ đỏ chú út vẫn đang giữ mang tên chú gôm toàn bộ phần đất của 3 người. Gia đình tôi muốn tách Sổ đỏ nhưng chú út không đồng ý
Vậy bố tôi muốn tách sổ đỏ phần đất được chia được không? nếu được thì phải cần những thủ tục gì?
Ngoài ra, phần đất rau xanh không được nói đến trong biên bản cuộc họp. Bố tôi có tên trong phần này, còn chú thứ 2 không có nhưng sau khi chú vê Hà Nội thì lại làm giấy tờ đứng tên phần đất rau xanh trước khi bà tôi mất. vậy hiện nay bố tôi có quyền lấy lại phần đất rau xanh của mình không và cần những thủ tục gì?
Xin trân thành cảm ơn!
- Trả lời:
Căn cứ vào nội dung thư bạn gửi, chúng tôi cho rằng bố bạn hoàn toàn có quyền tiến hành các thủ tục cần thiết để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần đất mà bố bạn được thừa kế theo nội dung biên bản cuộc họp. Bạn có thể tham khảo các quy định về thủ tục này tại Nghị định số 84/2007/NĐ-CP và Nghị định 88/2009/NĐ-CP.
Về phần đất rau xanh nếu không được nói đến trong biên bản cuộc họp, có nghĩa là phần đất này là di sản thừa kế do bà bạn để lại mà không có di chúc. Nếu chú bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (không phải là đại diện cho các đồng thừa kế), và bố bạn cùng các đồng thừa kế khác (nếu có) muốn xác lập quyền thừa kế của mình đối với phần đất này, thì bố bạn cùng các đồng thừa kế khác phải tiến hành thủ tục khởi kiện để yêu cầu cơ quan Tòa án bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet