Quan trọng nhất của gian vệ sinh là việc đặt bồn cầu, bởi vậy phải hết sức cẩn thận.

1. Theo nguyên lý phong thuỷ cổ đại hướng của bồn cầu không thể nhìn thẳng ra cửa nhà. Ví dụ nhà ở cửa quay hướng Nam, mà người ngồi trên bồn cầu cũng quay mặt hướng Nam, nghĩa là đã phạm điều cấm kị lớn là ngồi đi vệ sinh hướng mặt theo hướng nhà.

2. Hướng bồn cầu cũng không đối diện với cửa của gian buồng vệ sinh, người ngồi trên bệ quay mặt ra cửa cũng bất nhã. Bởi vậy, đặt hướng bồn cầu nên vuông góc với cửa nhà vệ sinh hoặc chếch đi.

3. Bồn cầu không nên xông hướng với giường nằm và xông ngầm với vị trí đặt bếp.

4. Bồn cầu phải đặt sát tường, nếu đặt giữa gian vệ sinh sẽ phá vỡ cảnh quan và gây cản trở khi hoạt động.

5. Bồn cầu không nên quay lưng hướng Bắc, quay mặt hướng Nam.

Nếu gian vệ sinh có diện tích tương đối rộng thì bồn cầu có thể đặt ở hơi xa cửa, đặt nơi khuất sau bức vách thấp, bình phong, rèm che. Đương nhiên là nhìn vào gương treo thì bất kỳ góc độ nào cũng không thấy bồn cầu. Có điều, trong các ngôi nhà nói chung, miệng ống thoát nước bẩn của gian vệ sinh đã định vị nên không dễ gì thay đổi được. Khi đặt vị trí và hướng bồn cầu, phải chú ý độ dốc của ống thải, kẻo dễ gây tắc.

 Bài trí gian vệ sinh cần chú ý tới yếu tố <a class=
Bài trí gian vệ sinh cần chú ý tới yếu tố phong thủy.

Ngoài bồn cầu ra, thì diện tích chiếm đất nhiều nhất là bồn tắm. Nhiều người thích bồn tắm đặt trên bệ cao chừng vài bậc. Cách bố trí này rõ ràng là đẹp mắt, tuy nhiên trong phòng ngủ khép kính chớ nên bố trí bồn tắm trong nhà vệ sinh kiểu này.

Theo nguyên lý phong thuỷ thì nền (mặt sàn) gian vệ sinh không được cao hơn sàn phòng ngủ, nhất là vị trí bồn tắm lại càng không nên gây cảm giác quá cao. Ngũ hành học cho rằng, nước bao giờ cũng chảy chỗ trũng, thuộc “nhuận hạ cách” (làm ướt chỗ thấp, nếu sống lâu dài nơi phòng ngủ luôn ẩm ướt, dễ xảy ra bệnh tật về hệ thống nội tiết. Bởi vậy, chỉ ở những buồng vệ sinh nằm thật xa buồng ngủ mới nên đặt bồn tắm trên bệ hơi cao.

Với gian vệ sinh có cửa sổ, nên đặt chậu cây xanh, như vậy về mặt phong thuỷ có thể hoà hoãn không khí, tụ tập sinh khí. Có điều gian vệ sinh nhiều khí ẩm, nhiệt độ ấm lạnh chênh nhau lớn, nên chọn những loại cây chịu ẩm, chịu nóng được bền lâu và có tác dụng hút khí bẩn.

Ngoài ra còn chú ý khi bài trí các vật dụng khác trong gian vệ sinh như xà phòng thơm, sữa tắm, dầu gội đầu nên đều tăm tắp, mỹ quan, nhưng chớ cất trong ngăn tủ đóng kín, bởi các mùi thơm chúng phả ra có thể làm không khí thêm trong lành, thấy thoải mái dễ chịu dụng cụ làm vệ sinh, quét dọn không nên để quá lộ liễu, bởi dụng cụ như khăn lau, giấy vệ sinh... dùng bao nhiêu đặt bấy nhiêu, bàn chải đánh răng không nên cắm vào cốc súc miệng mà nên để lên giá, máy sấy tóc thuộc mệnh Hoả, dùng xong nên cất vào tủ...

Nói tóm lại, trong gian vệ sinh chỉ bày biện những thứ thật cần thiết, không nên biến gian vệ sinh thành nơi để nhiều thứ mà trong phong thuỷ gọi là “Tạp loạn chi khí”.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME