Quảng Nam: Chính quyền tỉnh đối thoại với dân về đất đai
Sáng 10/8, lãnh đạo chính quyền tỉnh Quảng Nam đã tổ chức “ Hội nghị gặp gỡ các trưởng thôn, xóm”, để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm trong công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu khẳng định 75 ý kiến của các trưởng thôn, trưởng khối phố, già làng trong lần đối thoại đầu tiên này sẽ là căn cứ để địa phương thực hiện tốt hơn công tác giải phóng mặt bằng thời gian tới
Ngày 10/8, tại TP Tam Kỳ, lần đầu tiên tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị gặp gỡ các trưởng thôn để đối thoại về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong vùng dự án.
115 trưởng thôn, trưởng khối phố, già làng đến từ 18 huyện, thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam đến dự hội nghị cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, các Sở ngành, Ban quản lý các dự án.
Số hộ dân bị ảnh hưởng gần 11 nghìn hộ, tổng giá trị bồi thường nhà cửa, tài sản đất đai 27.301 tỷ đồng, tổng giá trị hỗ trợ 385 tỷ đồng. Phần lớn các hộ dân bị ảnh hưởng nằm ở các dự án ven biển, các dự án thủy điện, giao thông ở miền núi.
Mặc dù chính quyền Quảng Nam đã có nhiều nỗ lực, song công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư thời gian qua vẫn còn nhiều vướng mắc, thiếu hợp lý dẫn đến bức xúc trong dư luận của nhân dân.
Ông Bùi Tiện, Trưởng thôn Trung Toàn, Tam Quang, Núi Thành, cho biết nhiều hộ chây ỳ chờ tăng giá, không chịu bàn giao mặt bằng do chính sách giá cả đền bù còn nhiều bất cập, chưa sát với thực tế.
Ông Lê Mạnh Tin, Khối trưởng Tân Thành, Cẩm An, TP Hội An cũng cho rằng điều quan trọng nhất là giá bồi thường nhà, đất, cây vật cảnh thấp so với mặt bằng chung, khiến không ít người dân không đồng thuận.
Theo khảo sát của tỉnh Quảng Nam, có đến 76% ý kiến cho rằng đơn giá bồi thường về nhà cửa, vật kiến trúc còn thấp, chưa phù hợp với mặt bằng giá cả hiện nay.
Ngoài ra, các trưởng thôn, trưởng khối phố, già làng cho rằng cần phải tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu về chủ trương; tăng tính công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện; quan tâm đúng mức đối với đối tượng bị thu hồi đất bởi nếu chỉ với đồng tiền hỗ trợ trước mắt, họ sẽ không có cuộc sống ổn định lâu dài.
Theo đại diện HĐND Quảng Nam, việc thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư thời gian qua đều chưa phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi địa bàn. Ngoài ra, một thực trạng chung đang diễn ra là các doanh nghiệp chưa thực hiện đền bù nhưng lại yêu cầu thu hồi đất rất gấp rút để xây dựng dự án.
Vì vậy, quan điểm của HĐND Quảng Nam là các địa phương thực hiện đúng quy trình đầu tư đồng bộ, đền bù, đầu tư khu tái định cư xong mới giải phóng mặt bằng. Đồng thời, áp giá đền bù, bồi thường thiệt hại phải đảm bảo thời gian, không nên kéo dài, tránh hiện tượng trượt giá.
Ông Đinh Văn Thu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã nhấn mạnh vai trò nòng cốt của chính quyền cấp xã, của các trưởng thôn, trưởng khu phố, già làng trong công tác vận động, tuyên truyền, gương mẫu, tiên phong để thuyết phục người dân, cộng đồng dân cư thực hiện tốt hơn công tác công tác giải phóng mặt bằng.
Theo ông Đinh Văn Thu, 75 ý kiến của các trưởng thôn, trưởng khối phố, già làng sẽ là căn cứ để Quảng Nam thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.
Đại diện một số doanh nghiệp lớn đến tham gia hội nghị cam kết triển khai các dự án đúng tiến độ, đồng thời chia sẻ những khó khăn đối với người dân. Các chủ đầu tư cũng mong UBND tỉnh có các chính sách rõ ràng, sát thực tế hơn để triển khai dự án thuận lợi hơn.
Ngày 10/8, tại TP Tam Kỳ, lần đầu tiên tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị gặp gỡ các trưởng thôn để đối thoại về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong vùng dự án.
115 trưởng thôn, trưởng khối phố, già làng đến từ 18 huyện, thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam đến dự hội nghị cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, các Sở ngành, Ban quản lý các dự án.
Nhiều kiến nghị về đơn giá bồi thường
Theo thống kê, năm 2010, tổng diện tích thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là 1.304 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 87%, đất ở 8% và đất phi nông nghiệp chiếm 5%.Số hộ dân bị ảnh hưởng gần 11 nghìn hộ, tổng giá trị bồi thường nhà cửa, tài sản đất đai 27.301 tỷ đồng, tổng giá trị hỗ trợ 385 tỷ đồng. Phần lớn các hộ dân bị ảnh hưởng nằm ở các dự án ven biển, các dự án thủy điện, giao thông ở miền núi.
Mặc dù chính quyền Quảng Nam đã có nhiều nỗ lực, song công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư thời gian qua vẫn còn nhiều vướng mắc, thiếu hợp lý dẫn đến bức xúc trong dư luận của nhân dân.
Ông Bùi Tiện, Trưởng thôn Trung Toàn, Tam Quang, Núi Thành, cho biết nhiều hộ chây ỳ chờ tăng giá, không chịu bàn giao mặt bằng do chính sách giá cả đền bù còn nhiều bất cập, chưa sát với thực tế.
Ông Lê Mạnh Tin, Khối trưởng Tân Thành, Cẩm An, TP Hội An cũng cho rằng điều quan trọng nhất là giá bồi thường nhà, đất, cây vật cảnh thấp so với mặt bằng chung, khiến không ít người dân không đồng thuận.
Theo khảo sát của tỉnh Quảng Nam, có đến 76% ý kiến cho rằng đơn giá bồi thường về nhà cửa, vật kiến trúc còn thấp, chưa phù hợp với mặt bằng giá cả hiện nay.
Ngoài ra, các trưởng thôn, trưởng khối phố, già làng cho rằng cần phải tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu về chủ trương; tăng tính công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện; quan tâm đúng mức đối với đối tượng bị thu hồi đất bởi nếu chỉ với đồng tiền hỗ trợ trước mắt, họ sẽ không có cuộc sống ổn định lâu dài.
Tái định cư trước giải phóng mặt bằng
Tại hội nghị, UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định vai trò nòng cốt của chính quyền cấp xã, của các trưởng thôn, trưởng khu phố, già làng trong công tác vận động, tuyên truyền. - Ảnh: Chinhphu.vn |
Theo đại diện HĐND Quảng Nam, việc thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư thời gian qua đều chưa phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi địa bàn. Ngoài ra, một thực trạng chung đang diễn ra là các doanh nghiệp chưa thực hiện đền bù nhưng lại yêu cầu thu hồi đất rất gấp rút để xây dựng dự án.
Vì vậy, quan điểm của HĐND Quảng Nam là các địa phương thực hiện đúng quy trình đầu tư đồng bộ, đền bù, đầu tư khu tái định cư xong mới giải phóng mặt bằng. Đồng thời, áp giá đền bù, bồi thường thiệt hại phải đảm bảo thời gian, không nên kéo dài, tránh hiện tượng trượt giá.
Ông Đinh Văn Thu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã nhấn mạnh vai trò nòng cốt của chính quyền cấp xã, của các trưởng thôn, trưởng khu phố, già làng trong công tác vận động, tuyên truyền, gương mẫu, tiên phong để thuyết phục người dân, cộng đồng dân cư thực hiện tốt hơn công tác công tác giải phóng mặt bằng.
Theo ông Đinh Văn Thu, 75 ý kiến của các trưởng thôn, trưởng khối phố, già làng sẽ là căn cứ để Quảng Nam thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.
Đại diện một số doanh nghiệp lớn đến tham gia hội nghị cam kết triển khai các dự án đúng tiến độ, đồng thời chia sẻ những khó khăn đối với người dân. Các chủ đầu tư cũng mong UBND tỉnh có các chính sách rõ ràng, sát thực tế hơn để triển khai dự án thuận lợi hơn.
(Theo Chinhphu.vn)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet