Quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội: Đóng góp chưa công bằng | ảnh 1

VINACONEX Xuân Mai là DN đầu tiên triển khai đầu tư xây dựng dự án nhà thu nhập thấp (TNT) trên địa bàn Hà Nội. Sau dự án nhà TNT Ngô Thì Nhậm, Hà Đông đã được bàn giao từ 2010, dự án nhà TNT Kiến Hưng cũng chuẩn bị được hoàn thành với 864 căn hộ. Ngay trong thời điểm khó khăn như hiện nay, khi mà các dự án BĐS phải “án binh bất động” do không có người mua thì ông Đặng Hoàng Huy - Tổng giám đốc VINACONEX Xuân Mai vẫn tự tin: Nếu có quỹ đất, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai ngay các dự án nhà TNT bởi thực tế nhu cầu nhà giá thấp cho các đối tượng có thu nhập trung bình còn rất lớn. Khó nhất đó là tìm được quỹ đất “sạch” để triển khai dự án…

Trước đây Nghị định 90/2006/CP đã quy định, các dự án phát triển nhà ở có quy mô 10ha trở lên phải một phần diện tích (không quá 20% quỹ đất) cho xây dựng nhà ở xã hội. Nghị định 71/CP ngày 23/6/2010 quy định cụ thể hơn, các dự án phát triển nhà ở có quy mô 10ha trở lên phải dành 20% quỹ đất cho xây dựng nhà ở xã hội Tuy nhiên tại Hà Nội tình hình sử dụng quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn TP cho thấy quỹ đất dành cho phát triển nhà ở rất lớn, nhưng tỷ lệ đất để xây dựng nhà ở xã hội rất thấp. Theo báo cáo của Sở QH-KT Hà Nội, từ tháng 10/2006 - 10/2009, TP dành khoảng 2.012ha cho phát triển nhà ở nhưng tỷ lệ đất cho phát triển nhà xã hội chỉ chiếm 1,54%; từ 2009 đến nay, tổng diện tích đất các dự án xây dựng nhà ở khoảng 209ha, tỷ lệ đất dành cho nhà ở xã hội khoảng 21%. Tuy nhiên con số này mới chỉ là tính diện tích đất trên các đồ án quy hoạch, còn thực tế có bao nhiêu héc-ta đất “sạch” để xây dựng nhà ở xã hội cũng như bao nhiêu mét vuông sàn nhà ở xã hội đã được xây dựng thì lại là chuyện khác. Thực tế có những dự án có diện tích trên 10ha nhưng không thực hiện quy định dành 20% quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội. Có dự án quy hoạch thì định rõ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội nhưng sau đó lại điều chỉnh dùng vào mục đích khác. Đó là chưa kể nhiều dự án cố tình làm dưới 10ha để lách nghĩa vụ phải nộp 20% quỹ đất… Một số dự án cụ thể có diện tích trên 10ha tại Hà Nội nhưng không có quỹ đất 20% cho phát triển nhà ở xã hội như: Dự án KĐTM C2 Yên Sở diện tích 84,2ha do Cty TNHH Gamuada Land Việt Nam làm chủ đầu tư; dự án khu chức năng đô thị 74 Nguyễn Trãi diện tích 17ha, chủ đầu tư là Cty CP Đầu tư phát triển địa ốc Hoàng Gia; dự án KĐT 460 Minh Khai 37ha của Hanoisimex… Với những bất cập này, các DN muốn làm dự án nhà xã hội vẫn phải mỏi mắt đi tìm quỹ đất “sạch”.

Quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội: Đóng góp chưa công bằng | ảnh 2

“Trong quy hoạch cần phân định rõ khu vực nào dành cho phát triển nhà ở xã hội, công bố công khai để khu vực đó không được sử dụng vào mục đích khác, đồng thời tạo điều kiện để các DN có thể dễ dàng tiếp cận được quỹ đất triển khai dự án nhà xã hội…”, ông Đặng Hoàng Huy kiến nghị.

Nhiều ý kiến thì cho rằng cần có quy định về nghĩa vụ tài chính đối với chủ đầu tư dự án dưới 10ha để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cũng như có cơ chế trong việc giao đất cho các dự án, bởi hiện nay có nhiều dự án xin xong đất rồi bỏ đấy, không kết nối được giao thông, không có hạ tầng xã hội, trong khi đó đang rất cần quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội. Đồng tình với quan điểm này, Thứ trưởng Nam cho rằng cần hạn chế việc giao đất nhỏ lẻ cho các dự án BĐS. Các dự án này không đủ hạ tầng xã hội đô thị, lẩn tránh nghĩa vụ đóng góp lại được khai thác hạ tầng, thiếu quỹ đất để làm nhà xã hội và phải có cơ chế đóng góp công bằng đối với cả các dự án nhỏ lẻ dưới 10ha. Với trọng trách là trưởng đoàn công tác kiểm tra việc sử dụng quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội tại Hà Nội và TP.HCM, Thứ trưởng cũng cho biết, sẽ có con số thống kê cụ thể, làm rõ diện tích đất 20% mà các chủ đầu tư trích lại từ các dự án cũng như tình trạng sử dụng quỹ đất này. Từ đó, có điều kiện triển khai mạnh các dự án nhà xã hội.

Thứ trưởng khẳng định, Chiến lược nhà ở quốc gia vừa được Thủ tướng phê duyệt đã đưa chỉ tiêu nhà ở, nhất là nhà xã hội vào kế hoạch hàng năm của các địa phương sẽ tạo những chính sách ổn định, sự chủ động trong phát triển nhà ở. Các địa phương cần quyết liệt thực hiện, tạo được quỹ đất cũng như các cơ chế chính sách phát triển nhà ở xã hội.

(Theo Baoxaydung)

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME