Sai phạm xây dựng tại KĐT Văn Quán: Trách nhiệm của ai?
Tình hình vi phạm trật tự xây dựng một cách tràn làn tại khu đô thị Văn Quán - Yên Phúc đang được dư luận đang đặc biệt quan tâm. Trách nhiệm thuộc về ai và sẽ xử lý như thế nào?
Vi phạm hàng loạt
Theo báo cáo của UBND quận Hà Đông thì tại khu đô thị Văn Quán - Yên Phúc (thuộc địa giới hành chính của phường Văn Quán và Phúc La) đã xảy ra 439 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng. Các vi phạm tập trung vào các lỗi như: Xây thêm tầng (từ 1-3 tầng) cải tạo sân phơi trên tầng thượng thành diện tích sử dụng trong nhà; (thay đổi kiến trúc mặt ngoài - thay đổi ban công, đổ thêm hoặc phá dỡ ban công đã có sẵn, thay đổi kiến trúc mái). UBND quận chỉ rõ nguyên nhân để xảy ra sai phạm là do chủ đầu tư khu đô thị (tập đoàn HUD) buông lỏng quản lý, khi phát hiện các vi phạm xây dựng sai quy hoạch đã tiến hành xử lý nửa vời; chưa phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc xử lý các vi phạm. Riêng công tác quản lý trật tự xây dựng của UBND phường Văn Quán và UBND phường Phúc La đối với các hoạt động xây dựng tại khu đô thị Văn Quán - Yên Phúc còn thiếu tập trung, chưa phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm. UBND quận cho rằng các sai phạm trên vượt quá thẩm quyền giải quyết của quận, xin ý kiến chỉ đạo của thành phố.
Với báo cáo trên, dư luận đặt câu hỏi: Trách nhiệm của UBND quận Hà Đông ở đâu? Lãnh đạo quận đã chỉ ra được nguyên nhân, nhận ra sự yếu kém trong quản lý trật tự xây dựng đô thị của chính quyền phường, tại sao quận không trực tiếp chỉ đạo để hạn chế vi phạm?
“Trách nhiệm chính thuộc về chủ đầu tư và UBND quận”
Theo ông Vũ Tuấn Định - Phó giám đốc Sở Kiến trúc - Quy hoạch TP. Hà Nội thì: "Quy hoạch và kiến trúc của đô thị đã được duyệt, các hạng mục trong khu đô thị đó phải thực hiện đúng như thiết kế. Mọi chỉnh sửa đều phải được phép của cơ quan có thẩm quyền. Với khu đô thị Văn Quán - Yên Phúc, quy hoạch và thiết kế đã rõ ràng". ông Định nhấn mạnh: "Thẩm quyền của Sở là xử lý vi phạm liên quan đến việc thay đổi kiến trúc. Ví dụ trong thiết kế quy hoạch là vườn hoa, chủ đầu tư, chủ sử dụng bỏ vườn hoa, làm nhà ở... thì trách nhiệm xử lý vi phạm thuộc Sở. Còn vi phạm trong xây dựng thì trách nhiệm xử lý thuộc ngành xây dựng, chủ đầu tư và chính quyền địa phương".
Chiều qua (ngày 9/2), trao đổi với PV báo ĐS&PL, ông Đỗ Xuân Oanh - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định: Trách nhiệm xử lý vi phạm trong xây dựng ở khu đô thị Văn Quán - Yên Phúc chủ yếu, trước mắt thuộc UBND quận Hà Đông, sau đó mới đến Sở. Về vấn đề UBND quận Hà Đông báo cáo gửi UBND thành phố cho rằng những vi phạm đó vượt thẩm quyền xử lý của quận, ông Oanh trả lời: "Trong thẩm quyền của họ (tức UBND quận Hà Đông) hết. Bởi, theo quy định của pháp luật và các văn bản dưới luật về xây dựng, văn bản về thanh tra xây dựng mới nhất số 89 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng nhiệm vụ, phân cấp xử lý vi phạm trong xây dựng thì UBND quận Hà Đông có đủ các thẩm quyền để xử lý các vi phạm trật tự xây dựng ở khu đô thị này. Việc UBND quận báo cáo thành phố các vi phạm trên vượt quá thẩm quyền là không đúng. Khi quận có vướng mắc thì Sở Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn về mặt nghiệp vụ để xử lý, còn trách nhiệm xử lý thuộc về quận".
TS Nguyễn Sỹ Liêm - Chủ tịch Tổng hợp Xây dựng Việt Nam thì cho rằng, những sai phạm nêu trên thuộc về chủ đầu tư (Tập đoàn HUD). Theo ông Liêm, ở đây phải xem xét là cái nhà đó đã thuộc quyền sở hữu của người dân hay chưa, có thể họ mua cái nhà đó nhưng chưa đăng ký quyền sở hữu mà vẫn sửa chữa (xây thêm tầng) thì chủ đầu tư- người bán nhà sẽ phải chịu trách nhiệm. Bởi khi ấy người mua nhà không có tư cách gì để làm đơn xin sửa chữa nhà. Thay đổi kiến trúc, xây thêm tầng phải do chủ đầu tư xin phép và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm chứ nhà đầu tư không thể đổ lỗi cho dân được. Thêm nữa, để xảy ra 439 trường hợp vi phạm về trật tự xây dựng tại khu đô thị Văn Quán thì trách nhiệm thuộc về UBND quận vì những sai phạm đó xảy ra tại quận. Đây là dự án chứ không phải nhà đơn lẻ. Để xảy ra những sai phạm như vậy là do việc giám sát của quận không sát sao. Nếu như UBND quận nói rằng vượt thẩm quyền xử lý là "né" trách nhiệm.
Theo báo cáo của UBND quận Hà Đông thì tại khu đô thị Văn Quán - Yên Phúc (thuộc địa giới hành chính của phường Văn Quán và Phúc La) đã xảy ra 439 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng. Các vi phạm tập trung vào các lỗi như: Xây thêm tầng (từ 1-3 tầng) cải tạo sân phơi trên tầng thượng thành diện tích sử dụng trong nhà; (thay đổi kiến trúc mặt ngoài - thay đổi ban công, đổ thêm hoặc phá dỡ ban công đã có sẵn, thay đổi kiến trúc mái). UBND quận chỉ rõ nguyên nhân để xảy ra sai phạm là do chủ đầu tư khu đô thị (tập đoàn HUD) buông lỏng quản lý, khi phát hiện các vi phạm xây dựng sai quy hoạch đã tiến hành xử lý nửa vời; chưa phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc xử lý các vi phạm. Riêng công tác quản lý trật tự xây dựng của UBND phường Văn Quán và UBND phường Phúc La đối với các hoạt động xây dựng tại khu đô thị Văn Quán - Yên Phúc còn thiếu tập trung, chưa phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm. UBND quận cho rằng các sai phạm trên vượt quá thẩm quyền giải quyết của quận, xin ý kiến chỉ đạo của thành phố.
Với báo cáo trên, dư luận đặt câu hỏi: Trách nhiệm của UBND quận Hà Đông ở đâu? Lãnh đạo quận đã chỉ ra được nguyên nhân, nhận ra sự yếu kém trong quản lý trật tự xây dựng đô thị của chính quyền phường, tại sao quận không trực tiếp chỉ đạo để hạn chế vi phạm?
“Trách nhiệm chính thuộc về chủ đầu tư và UBND quận”
Theo ông Vũ Tuấn Định - Phó giám đốc Sở Kiến trúc - Quy hoạch TP. Hà Nội thì: "Quy hoạch và kiến trúc của đô thị đã được duyệt, các hạng mục trong khu đô thị đó phải thực hiện đúng như thiết kế. Mọi chỉnh sửa đều phải được phép của cơ quan có thẩm quyền. Với khu đô thị Văn Quán - Yên Phúc, quy hoạch và thiết kế đã rõ ràng". ông Định nhấn mạnh: "Thẩm quyền của Sở là xử lý vi phạm liên quan đến việc thay đổi kiến trúc. Ví dụ trong thiết kế quy hoạch là vườn hoa, chủ đầu tư, chủ sử dụng bỏ vườn hoa, làm nhà ở... thì trách nhiệm xử lý vi phạm thuộc Sở. Còn vi phạm trong xây dựng thì trách nhiệm xử lý thuộc ngành xây dựng, chủ đầu tư và chính quyền địa phương".
Chiều qua (ngày 9/2), trao đổi với PV báo ĐS&PL, ông Đỗ Xuân Oanh - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định: Trách nhiệm xử lý vi phạm trong xây dựng ở khu đô thị Văn Quán - Yên Phúc chủ yếu, trước mắt thuộc UBND quận Hà Đông, sau đó mới đến Sở. Về vấn đề UBND quận Hà Đông báo cáo gửi UBND thành phố cho rằng những vi phạm đó vượt thẩm quyền xử lý của quận, ông Oanh trả lời: "Trong thẩm quyền của họ (tức UBND quận Hà Đông) hết. Bởi, theo quy định của pháp luật và các văn bản dưới luật về xây dựng, văn bản về thanh tra xây dựng mới nhất số 89 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng nhiệm vụ, phân cấp xử lý vi phạm trong xây dựng thì UBND quận Hà Đông có đủ các thẩm quyền để xử lý các vi phạm trật tự xây dựng ở khu đô thị này. Việc UBND quận báo cáo thành phố các vi phạm trên vượt quá thẩm quyền là không đúng. Khi quận có vướng mắc thì Sở Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn về mặt nghiệp vụ để xử lý, còn trách nhiệm xử lý thuộc về quận".
TS Nguyễn Sỹ Liêm - Chủ tịch Tổng hợp Xây dựng Việt Nam thì cho rằng, những sai phạm nêu trên thuộc về chủ đầu tư (Tập đoàn HUD). Theo ông Liêm, ở đây phải xem xét là cái nhà đó đã thuộc quyền sở hữu của người dân hay chưa, có thể họ mua cái nhà đó nhưng chưa đăng ký quyền sở hữu mà vẫn sửa chữa (xây thêm tầng) thì chủ đầu tư- người bán nhà sẽ phải chịu trách nhiệm. Bởi khi ấy người mua nhà không có tư cách gì để làm đơn xin sửa chữa nhà. Thay đổi kiến trúc, xây thêm tầng phải do chủ đầu tư xin phép và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm chứ nhà đầu tư không thể đổ lỗi cho dân được. Thêm nữa, để xảy ra 439 trường hợp vi phạm về trật tự xây dựng tại khu đô thị Văn Quán thì trách nhiệm thuộc về UBND quận vì những sai phạm đó xảy ra tại quận. Đây là dự án chứ không phải nhà đơn lẻ. Để xảy ra những sai phạm như vậy là do việc giám sát của quận không sát sao. Nếu như UBND quận nói rằng vượt thẩm quyền xử lý là "né" trách nhiệm.
Cũng theo quan điểm của Tiến sỹ Phạm Sỹ Liêm, thật ra, chủ đầu tư xây thô xong bàn giao cho người dân chỉ hoàn thiện nhưng đằng này người ta lại xây thêm tầng, thay đổi kiến trúc là sai và phải được cơ quan cấp phép đồng ý thì mới được làm. T.S Liêm nhấn mạnh: "Tôi cũng phải nói thêm rằng, đúng là sai nhưng phải nhìn nhận ở khía cạnh có ảnh hưởng gì hay không chứ không thể cái sai nào cũng nhất loạt cả. Chủ đầu tư xây những nhà y hệt nhau dẫn đến kiến trúc nhàm chán (dù là đúng giấy phép), người ta thuê thì người ta phải chịu nhưng người ta mua mà thấy nhà của mình giống hệt nhà người khác, thậm chí lại về nhầm nhà thì họ muốn nhà của mình phải có sự khác biệt thì nguyện vọng đó của người dân là hợp lý. Trước đây, nếu nhà lắp ghép người ta làm giống hệt nhau thì còn chấp nhận được chứ nhà xây riêng biệt thì không nhất thiết phải giống nhau". |
(Theo ĐS&PL)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet