Tuy nhiên, điểm khác nhau cơ bản trong 2 qui hoạch này là TP.HCM - đô thị hạt nhân của Vùng hiện tại chưa tính đến việc mở rộng ranh giới hành chính, trong khi Thủ đô Hà Nội đã được đề xuất mở rộng ranh giới hành chính ngay tại qui hoạch Vùng.

Vùng TP.HCM sẽ rộng 30.404 km2, gồm 8 tỉnh, TP

Cũng bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của 8 tỉnh, TP (bằng số lượng tỉnh, TP trong Vùng Thủ đô Hà Nội) là TP.HCM và 7 tỉnh xung quanh: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Vùng TP.HCM tương lai dự kiến rộng 30.404 km2, bán kính ảnh hưởng từ 150 - 200km.

Theo Bộ Xây dựng, phạm vi nghiên cứu này bao gồm cả Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và các khu vực liên quan đến không gian phát triển kinh tế - xã hội của Vùng trong tầm nhìn hướng tới 2050.

Mục tiêu chiến lược phát triển Vùng TP.HCM, theo tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành và địa phương "nhằm phát huy vai trò, vị thế và tiềm năng của Vùng theo mô hình tập trung đa cực, với TP. HCM là đô thị hạt nhân và hướng tới là một đô thị phát triển ngang tầm khu vực và quốc tế; phát triển cấu trúc không gian toàn Vùng, phát huy vai trò vị thế và tiềm năng của Vùng TP.HCM là cửa ngõ giao thương quốc tế, là trung tâm kinh tế hàng đầu của quốc gia và khu vực, kết nối các tỉnh thành trong vùng với nhau và với các vùng quốc gia, quốc tế".

Tại đây, trong tương lai nhiều trung tâm thương mại - tài chính, dịch vụ cao cấp tầm khu vực và quốc tế sẽ được xây dựng và phát triển ở vùng trung tâm bán kính 30km cùng các trung tâm dịch vụ cấp quốc gia, cấp vùng với bán kính phục vụ hợp lý.



TP.HCM sẽ là hạt nhân trong Vùng
rộng lớn mới (Ảnh tư liệu từ internet).

Bên cạnh đó, hệ thống đô thị trên toàn Vùng cũng sẽ được xây dựng trên cơ sở liên kết, hỗ trợ giữa các vùng đô thị, đặc biệt là vùng đô thị trung tâm có bán kính 30km. Hình thành các vùng đô thị đối trọng với các cực phát triển là các đô thị hạt nhân, kết nối với vùng đô thị trung tâm theo các trục hành lang kinh tế đô thị.

Ngoài ra, đồ án qui hoạch này còn chú trọng phát triển các vùng công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp tập trung chuyên môn hóa; hình thành các trục hành lang kinh tế công nghiệp và dịch vụ, tạo động lực cho các tỉnh trong Vùng phát triển nhanh và bền vững.

Do đó, cấu trúc không gian Vùng TP.HCM được định hướng bởi cả cấu trúc quan hệ vùng, cấu trúc không gian các vùng đô thị - công nghiệp tập trung và không gian vùng cảnh quan. Trong đó, các đường vành đai đô thị 1,2 và vành đai cao tốc 3 sẽ được thiết lập quanh vùng trung tâm; kết nối các trục cao tốc hướng tâm nối vùng trung tâm và các trung tâm tiểu vùng bằng các trục đường: Hồ Chí Minh - Trung Lương- Cần Thơ, TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Hoa Lư, TP.HCM - Long Thành - Dầu Dây - Đà Lạt, TP.HCM - Biên hòa - Vũng Tàu theo trục Quốc lộ 51, tuyến 14 - N1 đi từ Tây Nguyên xuống Đồng Bằng Sông Cửu Long, tuyến cao tốc nối vành đai 3 đi Bắc Nam.

Vùng trung tâm với hạt nhân là TP.HCM có bán kính 30km và các đô thị vệ tinh trực thuộc từ đường vành đai 2 vào trung tâm; vùng phụ cận từ 30 đến 50km dọc theo tuyến vành đai cao tốc số 3, phát triển mật độ thấp gắn với vùng cảnh quan sinh thái; các cực phát triển đối trọng (Đông Nam, Đông, Bắc, Tây Bắc và Tây Nam).

Hệ thống sông Sài gòn, sông Nhà Bè, sông Bé, sông Vàm Cỏ Đông, Cỏ Tây, sông Tiền, sông Soài Rạp, sông Thị Vải, sông Lòng Tàu cùng các hồ Trị An, Dầu Tiếng và vùng biển Đông được xác định là không gian vùng cảnh quan cùng các vùng cảnh quan tự nhiên như Bình Châu - Phước Bửu, Nam Cát Tiên, Vĩnh Cửu, Thác Mơ, Bù Gia Mập, Lò Gò Xa Mát, rừng tràm Đồng Tháp Mười và vùng sinh quyển Cần Giờ.

Nhiều loại đô thị từ tổng hợp đến chuyên ngành

Đô thị hạt nhân TP.HCM sẽ có các Đô thị vệ tinh độc lập được xác định bán kính 30km từ trung tâm đô thị hạt nhân (gồm TP. Biên Hòa, TP. Thủ Dầu Một), các đô thị vệ tinh phụ thuộc và các đô thị vùng phụ cận (gồm các đô thị loại 3 - 4 ở phía ngoài vành đai 3 như: Dầu Dây, Vĩnh Cửu, Tân Uyên, Mỹ Phước, Hậu Nghĩa, Bến Lức, Cần Giuộc).

Các Vùng đô thị đối trọng có cả ở phía Đông Nam (Vùng đô thị Bà Rịa Vũng Tàu - trục hành lang kinh tế đô thị Quốc lộ 51); phía Đông (Vùng đô thị Đồng Nai - Trục hành lang Quốc lộ 1A); phía Bắc (Bình Phước - Trục hành lang kinh tế đô thị Quốc lộ 13); phía Tây Bắc (Tây Ninh - Trục hành lang kinh tế đô thị Quốc lộ 22 Xuyên Á) và phía Tây Nam (Long An, Tiền Giang - Trục hành lang kinh tế đô thị Quốc lộ 1A đi Cần Thơ).

Bên cạnh đó, mạng lưới đô thị được phân bố theo tính chất và chức năng, như: Đô thị tổng hợp cấp quốc gia, cấp vùng (TP.HCM, TP. Vũng Tàu, TP. Mỹ Tho, TP. Biên Hòa, TP. Bà Rịa, TP. Tân An, TP. Thủ Dầu Một, TP. Tây Ninh, TP. Đồng Xoài); Đô thị thương mại, dịch vụ, khoa học (Tam Phước); Đô thị cửa khẩu (Hoa Lư, Mộc Bài, Xa Mát), Đô thị khoa học (Long thành); Đô thị du lịch (Long Hải, Thác Mơ, Dương Minh Châu, Vĩnh An) và Đô thị công nghiệp, dịch vụ cảng: (Phú Mỹ, Thành phố Nhơn Trạch, Đô thị mới Hiệp Phước)...

Cùng với đó, Vùng TP.HCM cũng sẽ có các Vùng phát triển công nghiệp, như: Vùng công nghiệp trung tâm tại TP.HCM bố trí các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghiệp sạch, cơ khí chính xác và công nghiệp phụ trợ; Vùng công nghiệp phía Bắc tại tỉnh Bình Dương bố trí các ngành khai thác, chế biến nông lâm sản, công nghiệp điện tử, vật liệu xây dựng; Vùng công nghiệp phía Đông tại tỉnh Đồng Nai bố trí các ngành công nghiệp đa ngành, chế biến nông lâm, chế tạo cơ khí và công nghiệp phụ trợ;Vùng công nghiệp Đông Nam tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu: bố trí công nghiệp nặng, công nghiệp dầu khí, lọc hóa dầu, công nghiệp sử dụng cảng biển...

Vùng sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng cũng được xác định gồm các vùng du lịch quốc gia, quốc tế (Vũng Tàu, Côn Đảo, Mỹ Tho, hồ Trị An - rừng Nam Cát tiên, Tây Ninh), các cụm du lịch cấp vùng, các tuyến du lịch nội vùng, quốc tế.

Theo cơ quan chủ trì lập qui hoạch này - Bộ Xây dựng, Vùng TP.HCM đóng vai trò đặc biệt trong hệ thống các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, Qui hoạch xây dựng Vùng TP.HCM là mô hình qui hoạch của một Vùng đô thị lớn lần đầu tiên được lập làm tiền đề cho việc phát triển TP.HCM và các tỉnh xung quanh với tầm nhìn tới 2050.

Để các nội dung định hướng phát triển trong qui hoạch này được triển khai có hiệu quả, Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng chính phủ một số vấn đề trọng tâm, trong đó có việc thành lập Cơ quan phát triển Vùng TP.HCM do Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu chính sách, cơ chế và chiến lược phát triển đô thị toàn vùng cho phù hợp tầm nhìn lâu dài, phối hợp điều chỉnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm nhằm đảm bảo phát triển bền vững cho toàn vùng.

Thời gian tới, UBND TP.HCM và các tỉnh trong vùng nhiều khả năng sẽ phải tổ chức rà soát, điều chỉnh hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh những đồ án qui hoạch xây dựng, dự án đầu tư đã được phê duyệt nhưng không còn phù hợp với tình hình mới, bao gồm: qui hoạch chung các thành phố trung tâm tỉnh lỵ, các khu đô thị mới, các khu công nghiệp tập trung...

Theo VietNamNet

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME