SHTP: Rút phép dự án chậm triển khai, tạo quỹ đất cho dự án mới
Nhằm tạo quỹ đất cho các dự án mới khả thi hơn, từ đầu năm tới nay, Khu công nghệ cao Tp.HCM (SHTP) đã rút giấy phép của 5 dự án chậm triển khai.
Năm dự án bị rút giấy phép, gồm Dự án New City của Đài Loan, Dự án Nhà xưởng xây sẵn của Công ty Phát triển khu công nghệ cao, dự án của Trancimex, dự án của Công ty Sản xuất cáp quang Viễn Liên và Dự án Trường cao đẳng Sài Gòn.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, bà Lê Thị Bích Loan, Phó trưởng Ban quản lý SHTP cho biết, SHTP cũng đã có chủ trương rút giấy phép đối với dự án của Công ty Elcom, nếu chủ đầu tư không triển khai trong năm nay. Bà Loan cũng thừa nhận, việc không kịp bàn giao hạ tầng của SHTP cũng có ảnh hưởng tới tiến độ của một số dự án. “Có 2 nguyên nhân làm chậm tiến độ các dự án. Một là, do SHTP không kịp đầu tư hạ tầng kết nối và hạ tầng tiện ích theo tiến độ cam kết để nhà đầu tư triển khai phần dự án đầu tư. Hai là, do chủ đầu tư không đủ năng lực tiến hành đầu tư dự án đáp ứng quy hoạch tổng thể của SHTP”, bà Loan cho biết.
Ngoài ra, một số dự án khác như Viện Dầu Khí, dự án của VNG và TMA thuộc Khu không gian khoa học đang được SHTP đánh giá là có năng lực, nhưng hiện vẫn còn một số vướng mắc liên quan đến quy hoạch tổng thể.
Cụ thể, theo quy hoạch Khu không gian khoa học do tư vấn nước ngoài thiết kế, mật độ xây dựng không đến 30%, bù lại các toà nhà phải cao 9 tầng. Đây là khó khăn cho các DN đầu tư dự án, vì chi phí sẽ tăng cao, trong khi DN không thể sử dụng hết không gian văn phòng của toà nhà 9 tầng (nếu muốn cho thuê cũng không được, vì DN không có chức năng cho thuê văn phòng). Để tháo gỡ khó khăn, Ban quản lý SHTP đang xem xét tạo cơ chế linh hoạt, theo đó cho DN được phép xây dựng trước 2 - 3 tầng, nhằm đáp ứng nhu cầu làm việc và khả năng tài chính trước mắt. Sau đó, sẽ đầu tư hoàn chỉnh 9 tầng.
“Sở dĩ có tình trạng trên là do DN không nghiên cứu kỹ quy hoạch trước khi lập thiết kế dự án. Nếu được điều chỉnh, chủ đầu tư các dự án sẽ tiến hành khởi công trong năm nay hoặc đầu năm 2013”, bà Loan giải thích và cho biết, theo quy định, DN có 12 tháng để triển khai dự án đầu tư đã được cấp phép. Trong trường hợp do các nguyên nhân khách quan dẫn tới việc không thể triển khai, chủ đầu tư dự án sẽ được gia hạn thêm 6 tháng. Sau thời gian này, trừ trường hợp SHTP không thể bàn giao hạ tầng theo cam kết, DN sẽ không được gia hạn thêm. Vì vậy, các dự án đầu tư trong SHTP thường bị rút phép nếu chậm triển khai 2 năm.
Cũng theo bà Loan, việc SHTP chậm bàn giao hạ tầng là do giải ngân vốn không kịp thời. SHTP giai đoạn I đang đầu tư theo cơ chế 70% vốn của UBND Tp.HCM, 30% vốn từ ngân sách. Ban quản lý SHTP cũng đang xin cơ chế này cho giai đoạn II, nhưng chưa được thông qua.
Hiện tại, SHTP có một danh sách nhà đầu tư được cấp phép, nhưng không có đất để triển khai do giai đoạn II (600 ha) chưa được phê duyệt phương án đầu tư, mặc dù đã được phê duyệt thiết kế. Vì vậy, SHTP sẽ mạnh tay với các dự án chậm triển khai để thu hồi đất giao cho các dự án đang chờ đất. “Trong danh sách dự án chờ đất của SHTP, có những dự án lớn như nhà máy trị giá 75 triệu USD do Sanofi (Pháp) đầu tư, nên SHTP rất sát sao trong việc giám sát khả năng thực hiện của các dự án, cũng như xem xét điều kiện tạo quỹ đất trống cho dự án mới triển khai”, bà Loan cho biết.
Ngoài ra, ở SHTP còn có một số ngoại lệ, như trường hợp Dự án Xây dựng Trung tâm dữ liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Trong quá trình tái cơ cấu, EVN chưa có khả năng thu xếp vốn, nên tạm thời SHTP thu hồi đất của dự án này để dành đất cho các dự án khác, nhưng không thu hồi giấy phép, mà sẽ cấp diện tích đất khác cho dự án này trong giai đoạn II khi chủ đầu tư hoàn thành việc tái cơ cấu.
Ông Nguyễn Tấn Phước, Phó trưởng ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất Tp.HCM cho biết, hiện nay tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn Tp.HCM đều do các công ty phát triển hạ tầng đầu tư, nên khó có trường hợp nhà đầu tư chậm triển khai dự án để chiếm đất, vì nếu không triển khai dự án chủ đầu tư vẫn phải trả tiền thuê đất cho công ty phát triển hạ tầng.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, bà Lê Thị Bích Loan, Phó trưởng Ban quản lý SHTP cho biết, SHTP cũng đã có chủ trương rút giấy phép đối với dự án của Công ty Elcom, nếu chủ đầu tư không triển khai trong năm nay. Bà Loan cũng thừa nhận, việc không kịp bàn giao hạ tầng của SHTP cũng có ảnh hưởng tới tiến độ của một số dự án. “Có 2 nguyên nhân làm chậm tiến độ các dự án. Một là, do SHTP không kịp đầu tư hạ tầng kết nối và hạ tầng tiện ích theo tiến độ cam kết để nhà đầu tư triển khai phần dự án đầu tư. Hai là, do chủ đầu tư không đủ năng lực tiến hành đầu tư dự án đáp ứng quy hoạch tổng thể của SHTP”, bà Loan cho biết.
Ngoài ra, một số dự án khác như Viện Dầu Khí, dự án của VNG và TMA thuộc Khu không gian khoa học đang được SHTP đánh giá là có năng lực, nhưng hiện vẫn còn một số vướng mắc liên quan đến quy hoạch tổng thể.
Cụ thể, theo quy hoạch Khu không gian khoa học do tư vấn nước ngoài thiết kế, mật độ xây dựng không đến 30%, bù lại các toà nhà phải cao 9 tầng. Đây là khó khăn cho các DN đầu tư dự án, vì chi phí sẽ tăng cao, trong khi DN không thể sử dụng hết không gian văn phòng của toà nhà 9 tầng (nếu muốn cho thuê cũng không được, vì DN không có chức năng cho thuê văn phòng). Để tháo gỡ khó khăn, Ban quản lý SHTP đang xem xét tạo cơ chế linh hoạt, theo đó cho DN được phép xây dựng trước 2 - 3 tầng, nhằm đáp ứng nhu cầu làm việc và khả năng tài chính trước mắt. Sau đó, sẽ đầu tư hoàn chỉnh 9 tầng.
“Sở dĩ có tình trạng trên là do DN không nghiên cứu kỹ quy hoạch trước khi lập thiết kế dự án. Nếu được điều chỉnh, chủ đầu tư các dự án sẽ tiến hành khởi công trong năm nay hoặc đầu năm 2013”, bà Loan giải thích và cho biết, theo quy định, DN có 12 tháng để triển khai dự án đầu tư đã được cấp phép. Trong trường hợp do các nguyên nhân khách quan dẫn tới việc không thể triển khai, chủ đầu tư dự án sẽ được gia hạn thêm 6 tháng. Sau thời gian này, trừ trường hợp SHTP không thể bàn giao hạ tầng theo cam kết, DN sẽ không được gia hạn thêm. Vì vậy, các dự án đầu tư trong SHTP thường bị rút phép nếu chậm triển khai 2 năm.
Cũng theo bà Loan, việc SHTP chậm bàn giao hạ tầng là do giải ngân vốn không kịp thời. SHTP giai đoạn I đang đầu tư theo cơ chế 70% vốn của UBND Tp.HCM, 30% vốn từ ngân sách. Ban quản lý SHTP cũng đang xin cơ chế này cho giai đoạn II, nhưng chưa được thông qua.
Hiện tại, SHTP có một danh sách nhà đầu tư được cấp phép, nhưng không có đất để triển khai do giai đoạn II (600 ha) chưa được phê duyệt phương án đầu tư, mặc dù đã được phê duyệt thiết kế. Vì vậy, SHTP sẽ mạnh tay với các dự án chậm triển khai để thu hồi đất giao cho các dự án đang chờ đất. “Trong danh sách dự án chờ đất của SHTP, có những dự án lớn như nhà máy trị giá 75 triệu USD do Sanofi (Pháp) đầu tư, nên SHTP rất sát sao trong việc giám sát khả năng thực hiện của các dự án, cũng như xem xét điều kiện tạo quỹ đất trống cho dự án mới triển khai”, bà Loan cho biết.
Ngoài ra, ở SHTP còn có một số ngoại lệ, như trường hợp Dự án Xây dựng Trung tâm dữ liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Trong quá trình tái cơ cấu, EVN chưa có khả năng thu xếp vốn, nên tạm thời SHTP thu hồi đất của dự án này để dành đất cho các dự án khác, nhưng không thu hồi giấy phép, mà sẽ cấp diện tích đất khác cho dự án này trong giai đoạn II khi chủ đầu tư hoàn thành việc tái cơ cấu.
Ông Nguyễn Tấn Phước, Phó trưởng ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất Tp.HCM cho biết, hiện nay tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn Tp.HCM đều do các công ty phát triển hạ tầng đầu tư, nên khó có trường hợp nhà đầu tư chậm triển khai dự án để chiếm đất, vì nếu không triển khai dự án chủ đầu tư vẫn phải trả tiền thuê đất cho công ty phát triển hạ tầng.
(Theo VIR)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet