Sở Xây dựng sẽ trực tiếp kiểm tra trước khi đưa công trình vào sử dụng
Hiện này, thay vì chỉ cấp phép xây dựng công trình, cơ quan quản lý nhà nước (các Sở Xây dựng) sẽ có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện trước khi đưa công trình vào hoạt động.
Theo dự thảo nghị định quản lý chất lượng công trình xây dựng đang được Bộ Xây dựng soạn thảo, với dự án bằng vốn ngân sách, Sở Xây dựng tham gia ý kiến từ khâu thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và dự toán của dự án, sau đó cơ quan này cấp giấy phép khởi công và có trách nhiệm kiểm tra điều kiện đưa công trình vào sử dụng.
Ví dụ, một bệnh viện được UBND tỉnh quyết định đầu tư và giao cho bệnh viện tỉnh là chủ đầu tư, song trách nhiệm kiểm tra công trình trước khi đưa vào sử dụng là do Sở xây dựng.
Theo ông Lê Quang Hùng, Cục trưởng Giám định chất lượng các công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), một số công trình hiện nay nhanh xuống cấp một phần do chủ đầu tư không đủ năng lực quản lý, nghiệm thu. Do vậy nghị định mới yêu cầu cơ quan quản lý chuyên ngành phải trực tiếp kiểm tra các điều kiện liên quan đến chất lượng.
Nghị định mới cũng sẽ làm rõ các chủ thể tham gia quá trình xây dựng như chủ đầu tư, nhà thầu. Người chịu trách nhiệm chính chất lượng công trình vẫn là nhà thầu, song theo các hợp đồng như BOT, BT thì chủ đầu tư cũng phải chịu trách nhiệm.
Ngoài ra, nghị định mới sẽ cắt giảm nhiều thủ tục hành chính, số hồ sơ có thể giảm tới 40%. Bởi quy định cũ, thi công một công trình có quá nhiều hồ sơ gây bức xúc cho người thực hiện.
Dự thảo nghị định quản lý chất lượng công trình dự kiến trình Chính phủ vào đầu năm 2012.
Ví dụ, một bệnh viện được UBND tỉnh quyết định đầu tư và giao cho bệnh viện tỉnh là chủ đầu tư, song trách nhiệm kiểm tra công trình trước khi đưa vào sử dụng là do Sở xây dựng.
Sở Xây dựng sẽ tham gia ý kiến từ khâu thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và dự toán của dự án |
Theo ông Lê Quang Hùng, Cục trưởng Giám định chất lượng các công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), một số công trình hiện nay nhanh xuống cấp một phần do chủ đầu tư không đủ năng lực quản lý, nghiệm thu. Do vậy nghị định mới yêu cầu cơ quan quản lý chuyên ngành phải trực tiếp kiểm tra các điều kiện liên quan đến chất lượng.
Nghị định mới cũng sẽ làm rõ các chủ thể tham gia quá trình xây dựng như chủ đầu tư, nhà thầu. Người chịu trách nhiệm chính chất lượng công trình vẫn là nhà thầu, song theo các hợp đồng như BOT, BT thì chủ đầu tư cũng phải chịu trách nhiệm.
Ngoài ra, nghị định mới sẽ cắt giảm nhiều thủ tục hành chính, số hồ sơ có thể giảm tới 40%. Bởi quy định cũ, thi công một công trình có quá nhiều hồ sơ gây bức xúc cho người thực hiện.
Dự thảo nghị định quản lý chất lượng công trình dự kiến trình Chính phủ vào đầu năm 2012.
(Theo VnExpress)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet