Tạo điều kiện để phát triền tư vấn thiết kế trong nước
Vừa qua, Bộ Xây dựng đang tính toán lại mức chi phí dành cho công tác tư vấn thiết kế theo hướng tăng từ 1,3-1,7 lần so với hiện tại.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định điều này sẽ giải tỏa tâm lý cho người làm nghề, không để lực lượng tư vấn thiết kế thiệt thòi. Tuy nhiên, song hành là yêu cầu về chất lượng tư vấn sẽ phải đòi hỏi ở mức cao hơn.
Hiện trung bình phí thiết kế ở Việt Nam là 2% trên giá trị dự toán xây lắp, trong khi theo thông lệ quốc tế đạt trung bình ở mức 10% trên mức tổng đầu tư. Mặt khác, khi suất đầu tư ở Việt Nam chỉ khoảng 500 USD/m2 thì công trình tương đương ở láng giềng như Singapore hay Malaysia đã gấp 3 hay 4 lần. Như vậy, chênh lệch giá trị không phải chỉ khoảng 5 lần (tính theo phần trăm) mà thực tế có thể lên tới 15 hay 20 lần (tính theo giá trị công việc thực chất).
Tuy nhiên vấn đề bất hợp lý được các kiến trúc sư chỉ ra là tư vấn nội đang phải chịu thiệt thòi ngay trên sân nhà. Trong khi chi phí dành cho tư vấn nội bị siết chặt thì với tư vấn ngoại lại được buông lỏng và chủ yếu do thỏa thuận. Bởi vậy, chưa cần so sánh giữa thị trường Việt Nam với thị trường quốc tế mà ngay trong nước, phí thiết kế cũng chênh lệch nhiều - giáo sư Phạm Sỹ Liêm (Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam) khẳng định.
Đại diện cho các kiến trúc sư hành nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh, kiến trúc sư Khương Văn Mười cũng nhận định thiết kế phí ở Việt Nam quá thấp, “mức giá cao nhất của Việt Nam còn thấp hơn các công trình đơn giản của nước ngoài,” dẫn đến chất lượng công trình kém.
Giá tư vấn quy hoạch cũng rất vô lý. Công trình quy hoạch chung có quy mô càng lớn, thì giá càng thấp, còn quy hoạch chi tiết thì lại được giá cao. Trong khi đó, phần quy hoạch chung cần phải nghiên cứu đầu tư rất nhiều. Hơn nữa, khoản phí 10% giám sát tác giả trong thiết kế phí thường bị mất trắng vì công trình chỉ được thanh toán tiền giám sát tác giả sau khi đã được quyết toán.
Nhưng đa số các công trình hơn 10 năm cũng chưa quyết toán được. kiến trúc sư này kiến nghị Bộ Xây dựng cần có quy định thời gian thanh toán phần còn lại này.
Hiện tỷ lệ thiết kế phí của thiết kế cơ sở với thiết kế bản vẽ thi công cũng không hợp lý vì bản chất khi thiết kế cơ sở là đã gần như hoàn chỉnh. Giai đoạn này, tác giả phải đầu tư sáng tác mất nhiều thời gian, công sức và gần như xác định tác quyền tác phẩm nhưng chi phí thiết kế cơ sở chỉ là một phần nhỏ trong chi phí lập dự án.
Nếu trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công, chủ đầu tư đấu thầu, nhiều nhà thầu bỏ giá 40-50% thì người lập thiết kế cơ sở sẽ bị thiệt thòi. Do vậy, tỷ lệ này cũng cần được xem xét lại cho hợp lý và nên quy định giá cận dưới khi đấu thầu.
Tuy nhiên, trong khi chờ giải pháp lâu dài, kiến trúc sư Nguyễn Văn Tất cho rằng vẫn cần những biện pháp cấp bách làm bước đệm nhằm cải thiện chất lượng đầu tư kiến trúc nhanh nhất. Đó là việc xây dựng và ban hành quy chế mới về phí tư vấn quy hoạch và thiết kế kiến trúc tương đồng với thông lệ khu vực và phù hợp mức đầu tư trong nước.
Theo đề xuất của các kiến trúc sư, thiết kế phí cần được tính phần trăm như thông lệ khu vực trên tổng mức đầu tư (điều kiện tại thị trường Việt Nam) và không tách rời nội dung tư vấn bắt buộc ban hành cùng lúc.
Bên cạnh đó, thiết kế phí phần kiến trúc và phối hợp quyền tác giả phải được tính độc lập với các phần kỹ thuật khác như kết cấu, điện nước, nội thất… Mặt khác, thiết kế phí phải đi kèm nội dung sản phẩm các bước tư vấn, thể hiện rõ và hợp lý phần chi phí cho bước thiết kế ý tưởng và xác định bước này được giữ quyền tác giả.
Trên thực tế, trong tất cả các quy định về thiết kế hiện hành không có khoản nảo trả cho ý tưởng kiến trúc. Thiết kế phí chỉ bắt đầu trả khi làm thiết kế cơ sở, trên một ý tưởng kiến trúc miễn phí trước đó thông qua thi cử hoặc tự nguyện của kiến trúc sư.
Trong trường hợp thi phương án kiến trúc, cần ràng buộc nhà tổ chức phải có nghĩa vụ đảm bảo đối xử công bằng với thí sinh tham gia về quyền lợi tác giả. Trên cơ sở thiết kế phí được xác định là phí tối thiểu, tác giả - kiến trúc sư được thương lượng gia tăng bằng uy tín, thương hiệu... nhưng tuyệt đối không được bớt nội dung tư vấn bắt buộc chung.
Khi thành quả lao động được đánh giá đúng, các tổ chức pháp nhân trong thiết kế cũng sẽ vì vậy mà bắt buộc phải chuyên nghiệp hơn để có thể đảm đương những trách nhiệm được quy định. Như vậy, hoạt động tư vấn kiến trúc sẽ thay đổi theo hướng tích cực, góp phần nâng cao chất lượng các công trình xây dựng và tô điểm thêm diện mạo đô thị./.
Ảnh minh họa. (Nguồn: 3gr.com.vn) |
Chịu thiệt ngay trên sân nhà
Đó là câu chuyện mà các đơn vị tư vấn thiết kế trong nước đang phải gánh chịu. Theo kiến trúc sư Nguyễn Văn Tất (Hội kiến trúc sư Tp.HCM chính sách thiết kế phí tại Việt Nam thấp đến mức bất hợp lý, ảnh hưởng đến tâm lý của người làm nghề.Hiện trung bình phí thiết kế ở Việt Nam là 2% trên giá trị dự toán xây lắp, trong khi theo thông lệ quốc tế đạt trung bình ở mức 10% trên mức tổng đầu tư. Mặt khác, khi suất đầu tư ở Việt Nam chỉ khoảng 500 USD/m2 thì công trình tương đương ở láng giềng như Singapore hay Malaysia đã gấp 3 hay 4 lần. Như vậy, chênh lệch giá trị không phải chỉ khoảng 5 lần (tính theo phần trăm) mà thực tế có thể lên tới 15 hay 20 lần (tính theo giá trị công việc thực chất).
Tuy nhiên vấn đề bất hợp lý được các kiến trúc sư chỉ ra là tư vấn nội đang phải chịu thiệt thòi ngay trên sân nhà. Trong khi chi phí dành cho tư vấn nội bị siết chặt thì với tư vấn ngoại lại được buông lỏng và chủ yếu do thỏa thuận. Bởi vậy, chưa cần so sánh giữa thị trường Việt Nam với thị trường quốc tế mà ngay trong nước, phí thiết kế cũng chênh lệch nhiều - giáo sư Phạm Sỹ Liêm (Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam) khẳng định.
Đại diện cho các kiến trúc sư hành nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh, kiến trúc sư Khương Văn Mười cũng nhận định thiết kế phí ở Việt Nam quá thấp, “mức giá cao nhất của Việt Nam còn thấp hơn các công trình đơn giản của nước ngoài,” dẫn đến chất lượng công trình kém.
Giá tư vấn quy hoạch cũng rất vô lý. Công trình quy hoạch chung có quy mô càng lớn, thì giá càng thấp, còn quy hoạch chi tiết thì lại được giá cao. Trong khi đó, phần quy hoạch chung cần phải nghiên cứu đầu tư rất nhiều. Hơn nữa, khoản phí 10% giám sát tác giả trong thiết kế phí thường bị mất trắng vì công trình chỉ được thanh toán tiền giám sát tác giả sau khi đã được quyết toán.
Nhưng đa số các công trình hơn 10 năm cũng chưa quyết toán được. kiến trúc sư này kiến nghị Bộ Xây dựng cần có quy định thời gian thanh toán phần còn lại này.
Hiện tỷ lệ thiết kế phí của thiết kế cơ sở với thiết kế bản vẽ thi công cũng không hợp lý vì bản chất khi thiết kế cơ sở là đã gần như hoàn chỉnh. Giai đoạn này, tác giả phải đầu tư sáng tác mất nhiều thời gian, công sức và gần như xác định tác quyền tác phẩm nhưng chi phí thiết kế cơ sở chỉ là một phần nhỏ trong chi phí lập dự án.
Nếu trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công, chủ đầu tư đấu thầu, nhiều nhà thầu bỏ giá 40-50% thì người lập thiết kế cơ sở sẽ bị thiệt thòi. Do vậy, tỷ lệ này cũng cần được xem xét lại cho hợp lý và nên quy định giá cận dưới khi đấu thầu.
Xây dựng quy chế mới về phí
Tăng chi phí thiết kế cũng là một trong những giải pháp được các kiến trúc sư trông đợi. Tuy nhiên, họ thực sự mong mỏi cơ quan chức năng nghiên cứu và ban hành Luật kiến trúc sư hoặc Luật hành nghề kiến trúc sư nhằm cải thiện môi trường hành nghề kiến trúc.Tuy nhiên, trong khi chờ giải pháp lâu dài, kiến trúc sư Nguyễn Văn Tất cho rằng vẫn cần những biện pháp cấp bách làm bước đệm nhằm cải thiện chất lượng đầu tư kiến trúc nhanh nhất. Đó là việc xây dựng và ban hành quy chế mới về phí tư vấn quy hoạch và thiết kế kiến trúc tương đồng với thông lệ khu vực và phù hợp mức đầu tư trong nước.
Theo đề xuất của các kiến trúc sư, thiết kế phí cần được tính phần trăm như thông lệ khu vực trên tổng mức đầu tư (điều kiện tại thị trường Việt Nam) và không tách rời nội dung tư vấn bắt buộc ban hành cùng lúc.
Bên cạnh đó, thiết kế phí phần kiến trúc và phối hợp quyền tác giả phải được tính độc lập với các phần kỹ thuật khác như kết cấu, điện nước, nội thất… Mặt khác, thiết kế phí phải đi kèm nội dung sản phẩm các bước tư vấn, thể hiện rõ và hợp lý phần chi phí cho bước thiết kế ý tưởng và xác định bước này được giữ quyền tác giả.
Trên thực tế, trong tất cả các quy định về thiết kế hiện hành không có khoản nảo trả cho ý tưởng kiến trúc. Thiết kế phí chỉ bắt đầu trả khi làm thiết kế cơ sở, trên một ý tưởng kiến trúc miễn phí trước đó thông qua thi cử hoặc tự nguyện của kiến trúc sư.
Trong trường hợp thi phương án kiến trúc, cần ràng buộc nhà tổ chức phải có nghĩa vụ đảm bảo đối xử công bằng với thí sinh tham gia về quyền lợi tác giả. Trên cơ sở thiết kế phí được xác định là phí tối thiểu, tác giả - kiến trúc sư được thương lượng gia tăng bằng uy tín, thương hiệu... nhưng tuyệt đối không được bớt nội dung tư vấn bắt buộc chung.
Khi thành quả lao động được đánh giá đúng, các tổ chức pháp nhân trong thiết kế cũng sẽ vì vậy mà bắt buộc phải chuyên nghiệp hơn để có thể đảm đương những trách nhiệm được quy định. Như vậy, hoạt động tư vấn kiến trúc sẽ thay đổi theo hướng tích cực, góp phần nâng cao chất lượng các công trình xây dựng và tô điểm thêm diện mạo đô thị./.
(Theo Vietnam+/TTXVN)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet