Thành phố nào có chi phí sống và làm việc đắt đỏ nhất thế giới
Theo phân tích mới nhất từ công ty tư vấn bất động sản quốc tế Savills, London đã vượt qua Hong Kong, thành phố trước đó đã đứng đầu bảng xếp hạng trong 5 năm liên tiếp, để trở thành nơi đắt đỏ nhất thế giới.
Xếp ở vị trí kế tiếp trong danh sách 4 thành phố hàng đầu là New York và Paris, nơi có giá thuê nhà ở và văn phòng vượt ngưỡng 100.000 USD/người/năm.
Dưới đây là bảng xếp hạng 12 thành phố có chi phí sống đắt nhỏ nhất trên thế giới:
Thành phố | Xếp hạng năm 2014 | Chi phí mỗi nhân viên hàng năm (Tháng 6 2014) | Thay đổi từ tháng 1 đến tháng 6 2014 (sau khi quy đổi ra đô la Mỹ) | Thay đổi từ 2008 (sau khi quy đổi ra đô la Mỹ) | Xếp hạng năm 2008 |
London | 1 | $120,568 | 5.3% | 38.7% | 5 |
Hong Kong | 2 | $115,717 | -5.6% | -0.4% | 1 |
New York | 3 | $107,782 | -1.7% | 18.1% | 4 |
Paris | 4 | $105,550 | -0.6% | 5.0% | 2 |
Tokyo | 5 | $76,211 | 3.6% | -22.7% | 3 |
Singapore | 6 | $74,890 | -1.2% | -1.0% | 6 |
Moscow | 7 | $70,499 | 0.2% | -5.1% | 7 |
Sydney | 8 | $63,630 | 5.5% | 57.7% | 9 |
Dubai | 9 | $52,149 | 25.1% | -16.0% | 8 |
Thượng Hải | 10 | $43,171 | -1.5% | 24.6% | 11 |
Rio de Janeiro | 11 | $32,179 | 6.7% | 85.6% | 12 |
Mumbai | 12 | $29,742 | 4.9% | -20.8% | 10 |
Nguồn: Nghiên cứu Savills Toàn cầu
Trong khi chi phí bất động sản tại Hong Kong đã giảm 5,6% trong 6 tháng đầu năm 2014, tương đương mức giảm cả năm là 11,2% (tính theo đô la Mỹ), mức giá trung bình cho nhà ở và văn phòng tại Hong Kong hiện quay trở lại thời điểm năm 2008 ở mức 116.000 USD/người/năm thì chi phí bất động sản tại London tăng 10,6%. Điều này đưa London trở thành nơi có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới với 121.000 USD/năm.
Theo giới chuyên môn, nguyên nhân phần lớn là do sự tăng giá mới đây của bảng Anh so với đô la Mỹ. Nhìn chung, chi phí nhà ở và văn phòng ở London đã tăng 39% kể từ năm 2008. Mặc dù có bước nhảy vọt trên bảng xếp hạng (vị trí số 5 lên vị trí số 1 từ năm 2008) London vẫn còn thua chi phí sống/làm việc đạt kỷ lục của Hong Kong trong năm 2011 ở mức 128.000 USD/năm.
Chi phí sống và làm việc tại London đắt đỏ nhất thế giới. Ảnh: Internet |
Chỉ số đã đo lường tổng chi phí thuê nhà ở và mặt bằng văn phòng của từng nhân viên trên 1 USD ở 12 thành phố đẳng cấp thế giới. Sự dao động trong tổng chi phí sống/làm việc phản ánh không chỉ thế mạnh của các thị trường nhà ở và văn phòng, mức thuế và chi phí người thuê trả ở thành phố sở tại, mà còn ảnh hưởng của sự dao động tỷ giá lên chi phí hoạt động kinh doanh trên toàn cầu. Chính điều này đã đóng góp phần lớn cho sự vượt lên mới đây trong bảng xếp hạng của London.
Hong Kong là thành phố "Thế giới mới" duy nhất có mặt trong danh sách 5 thành phố hàng đầu. Do vị trí của nó liên quan và tương tác mạnh mẽ với các thị trường mới nổi của Trung Quốc đại lục, Hong Kong không thể thoát khỏi danh hiệu này trong tương lai dù đã thực hiện các biện pháp hạ nhiệt. Hiện tại, Hong Kong vẫn là thành phố đắt đỏ nhất để sở hữu nhà ở với mức giá cao hơn 40% so với London.
Tokyo đã tụt 2 bậc trên bảng xếp hạng (từ thứ 3 xuống vị trí thứ 5), do giá thuê bị giảm sút hay đóng băng sau năm 2008 và giảm 23% tính theo đô la Mỹ. Tuy nhiên, gần đây các chính sách kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe (Abenomics) đã cải thiện các điều kiện kinh tế cũng như thúc đẩy giá thuê. Sự sụt giảm mạnh của đồng Yen đã làm giá thuê nhà ở Tokyo trở nên cạnh tranh hơn, nhưng sự tăng trưởng giá thuê đồng thời cũng đã khích lệ các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư trong nước. Với mức giá 76.000 USD/người, nó thực sự rẻ hơn rất nhiều cho các công ty muốn đặt trụ sở ở Tokyo hơn là ở 4 thành phố đang dẫn đầu.
Ở gần cuối bảng xếp hạng, Rio de Janeiro và Sydney đã cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ trong chi phí sống/làm việc kể từ năm 2008, với mức tăng 85% và 58% một cách tương ứng, mặc dù Rio vẫn có vẻ cạnh tranh hơn với chi phí ở khoảng 32.000 đô la Mỹ/người. Mặt khác, Mumbai vẫn giữ ngôi vị là thành phố có mức chi phí rẻ nhất với khoảng 30.000 USD/người/năm, giảm 21% kể từ năm 2008.
Yolande Barnes, Giám đốc Nghiên cứu Savills Toàn cầu cho biết: "Năm nay nhìn chung giá bất động sản của hầu hết các thành phố đều tăng khá khiêm tốn trong khi một số lại cho thấy sự sụt giảm nhẹ. Chúng tôi hy vọng xu hướng này sẽ tiếp tục khi mà sự quan tâm của các nhà đầu tư cũng như hoạt động thị trường đang chuyển sang các thành phố cấp 2”.
Trong báo cáo mới nhất về 12 thành phố đẳng cấp thế giới, các thành phố nói trên đã thống trị bảng chỉ số sống/làm việc kể từ khi được công bố vào năm 2008. Điều này cho thấy sau khủng hoảng kinh tế, thị trường nhà ở và thương mại tại các thành phố phát triển lâu đời ổn định hơn so với các thành phố thế giới mới nổi gần đây.
Phương Uyên
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet