Thận trọng khi nhờ người khác đứng tên nhà đất
Không thể đứng tên chủ quyền để mua nhà đất vì "vướng" quy định của pháp luật, vợ chồng ông Lê Văn Thưởng và bà Đỗ Thị Liêng (Việt kiều Pháp) đã nhờ cô cháu gái đứng tên hộ.
Tuy nhiên, vợ chồng ông Thưởng suýt mất trắng 2 căn nhà do niềm tin đặt nhầm chỗ. Phải mất gần 3 năm ròng rã, vợ chồng ông mới "đòi" lại được khối tài sản mà chính họ đã bỏ tiền ra mua, xây dựng…
Với ý định sau khi về hưu sẽ về Việt Nam sinh sống, từ khoảng năm 2000, vợ chồng ông Thưởng, bà Liêng đã liên tục về Việt Nam vừa thăm bà con cũng vừa tìm cơ hội để làm ăn. Cứ mỗi khi về thăm quê nhà, vợ chồng ông bà thường gặp cô cháu gái tên K.K.N (41 tuổi, cháu ruột bà Liêng) và biết N. còn khó khăn, nên ông bà hay giúp đỡ tiền bạc để N. thuận lợi hơn trong việc hành nghề thu mua phế liệu. Tin tưởng về mối quan hệ ruột rà, vợ chồng ông Thưởng đã nhờ N. tìm mua giúp vợ chồng ông miếng đất để sau này ông bà hồi hương có chỗ để ở.
Sau khi biết N. đã tìm mua được miếng đất ở khu vực ngã tư bốn xã (huyện Bình Chánh) với giá gần 540 triệu đồng (tương đương 90 lượng vàng), tháng 8/2003, ông Thưởng từ Pháp về Việt Nam để xem lô đất và tìm hiểu thì được biết đất ở khu vực này không thể xây cất nhà được.
Ông Thưởng tiếp tục nhờ N. tìm người để bán lại lô đất này. Cũng trong khoảng thời gian này, ông Thưởng đã mua được thửa đất số O.29 diện tích 5x18m (nay là nhà số 239, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân) với giá 790 triệu đồng (tương đương 118 lượng vàng).
Sau khi đặt cọc trước cho chủ đất là bà Mỵ 90 triệu đồng, ông Thưởng phải trở về Pháp để chuyển tiền sang trả hết cho bà Mỵ. Trước khi về Pháp, ông Thưởng đã đưa N. đến gặp bà Mỵ giới thiệu là cháu ruột vợ. Ông Thưởng sẽ chuyển tiền vào tài khoản của N. và N. sẽ thay mặt ông trực tiếp đưa hết số tiền đất còn lại cho bà Mỵ.
Đồng thời ông Thưởng cũng nhờ N. đứng tên giúp lô đất trên. Sau khi giao dịch mua đất, vốn cẩn thận nên ngày 24/8/2003, ông Thưởng yêu cầu N. lập giấy ủy quyền cam kết với nội dung: Vợ chồng ông Thưởng là Việt kiều chưa nhập quốc tịch Việt Nam nên không thể đứng tên lô đất đã mua O.29. Vì vậy, vợ chồng ông lập giấy ủy quyền cam kết này cho cháu gái K.K.N. thay mặt vợ chồng ông đứng tên giúp lô đất…; và trong phần cam kết, N. cũng ghi rõ "chỉ là người đứng tên hộ vợ chồng ông Thưởng".
Ngoài ra, cũng để tránh việc tranh chấp có thể xảy ra sau này, ông Thưởng cũng yêu cầu chồng N. làm đơn xác nhận lô đất trên là tài sản riêng đứng tên N., không có tranh chấp gì về lô đất này (có xác nhận của chính quyền địa phương).
Đến khoảng đầu năm 2005, vợ chồng ông Thưởng báo cho N. biết là đang làm thủ tục xin hồi hương, muốn về Việt Nam xây cất nhà trên lô đất O.29. Vì vậy, ông Thưởng nhờ N. lo giúp thủ tục xin giấy phép xây dựng cho vợ chồng ông vì N. đứng tên trên giấy tờ của lô đất.
Sau khi thủ tục hoàn tất, ông Thưởng về Việt Nam xây nhà trên lô đất O.29 và sau đó về ở tại căn nhà này. Trong thời gian ở nhà mới, ông Thưởng mua tiếp lô đất O.30 cạnh căn nhà ông đang ở với giá gần 1,2 tỷ đồng với diện tích 90m2 (nay là căn nhà số 237).
Sau khi đặt cọc 100 triệu đồng cho chủ đất là bà Lan, trước khi về Pháp để chuyển tiền về trả tiền lô đất này, ông Thưởng cũng đưa N. đến giới thiệu bà Lan để N. thay mặt ông trả hết số tiền nợ còn lại, cũng như đứng tên trên giấy tờ đất. Khoảng tháng 4/2007, vợ chồng ông xây dựng nhà trên lô đất này.
Cũng như lần trước, để tránh xảy ra việc tranh chấp, ông Thưởng cũng yêu cầu chồng N. làm đơn xác nhận lô đất O.30 là tài sản riêng đứng tên N. và cam kết không có sự tranh chấp về lô đất này. Sau khi 2 căn nhà đã xây dựng xong, vợ chồng ông Thưởng về Việt Nam kinh doanh phòng trọ cho thuê.
Trong thời gian đầu do đất đứng tên N. nên giấy phép kinh doanh (GPKD) đăng ký lần đầu ngày 4/8/2006 phải nhờ N. đứng tên, nhưng mọi việc về quản lý kinh doanh, đóng thuế đều do ông Thưởng trực tiếp điều hành. Đến tháng 5/2008, vợ chồng ông hoàn tất giấy tờ hồi hương nhập quốc tịch Việt Nam, nhập khẩu thường trú tại nhà số 237 và 239 thì mọi rắc rối bắt đầu xảy ra …
Khi vợ chồng ông Thưởng hồi hương nhập quốc tịch Việt Nam, N. trả lại GPKD để ông Thưởng xin thay đổi tên từ N. sang tên ông Thưởng theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp lại ngày 7/11/2008 và giấy chứng nhận đăng ký thuế ngày 30/6/2008 đứng tên ông Thưởng.
Để trả ơn N. trong thời gian qua đã giúp vợ chồng mình trong việc đứng tên mua đất và xây dựng nhà, vợ chồng ông Thưởng đã dành hẳn cho mẹ con N. một căn phòng trong căn nhà ông đang ở. Vợ chồng ông chịu các chi phí điện, nước hằng tháng của mẹ con N.
Khi đã có hộ khẩu, lúc này ông Thưởng yêu cầu N. ký các thủ tục giấy tờ để sang nhượng tên 2 lô đất trên trả lại tên chủ quyền cho vợ chồng ông. Và thật bất ngờ, N. đã không đồng ý ký các thủ tục sang nhượng vì cho rằng 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã xây 2 căn nhà trên là của N.
N. cũng không thừa nhận giấy ủy quyền cam kết ngày 24/8/2003 mà N. đã ký. Kể cả giấy phép ĐKKD đăng ký lần đầu ngày 4/8/2006 đứng tên N., N. cũng cho rằng ông Thưởng đã "lén" lấy của mình, nộp UBND quận Bình Tân để đổi sang tên ông Thưởng…
Bức xúc trước sự việc trên, vợ chồng ông Thưởng tố cáo vụ việc đến Công an quận Bình Tân. Ngày 4/12/2008, TAND quận Bình Tân thụ lý vụ án. Cũng như án sơ thẩm, tại Bản án phúc thẩm số 575/2011/DSPT ngày 24/5/2011, TAND TP Hồ Chí Minh đã công nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với 2 căn nhà trên là của vợ chồng ông Thưởng. Đồng thời kiến nghị UBND quận Bình Tân thu hồi 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã xây dựng nhà đứng tên N. và chồng N…
Từ vụ việc trên, đây thật sự là bài học và cũng là lời cảnh tỉnh cho những người quá dễ dàng tin tưởng vào người khác, giao cho họ đứng tên tài sản của mình
Với ý định sau khi về hưu sẽ về Việt Nam sinh sống, từ khoảng năm 2000, vợ chồng ông Thưởng, bà Liêng đã liên tục về Việt Nam vừa thăm bà con cũng vừa tìm cơ hội để làm ăn. Cứ mỗi khi về thăm quê nhà, vợ chồng ông bà thường gặp cô cháu gái tên K.K.N (41 tuổi, cháu ruột bà Liêng) và biết N. còn khó khăn, nên ông bà hay giúp đỡ tiền bạc để N. thuận lợi hơn trong việc hành nghề thu mua phế liệu. Tin tưởng về mối quan hệ ruột rà, vợ chồng ông Thưởng đã nhờ N. tìm mua giúp vợ chồng ông miếng đất để sau này ông bà hồi hương có chỗ để ở.
Sau khi biết N. đã tìm mua được miếng đất ở khu vực ngã tư bốn xã (huyện Bình Chánh) với giá gần 540 triệu đồng (tương đương 90 lượng vàng), tháng 8/2003, ông Thưởng từ Pháp về Việt Nam để xem lô đất và tìm hiểu thì được biết đất ở khu vực này không thể xây cất nhà được.
Ông Thưởng tiếp tục nhờ N. tìm người để bán lại lô đất này. Cũng trong khoảng thời gian này, ông Thưởng đã mua được thửa đất số O.29 diện tích 5x18m (nay là nhà số 239, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân) với giá 790 triệu đồng (tương đương 118 lượng vàng).
Cần thận trọng khi nhờ người khác đứng tên nhà đất. |
Sau khi đặt cọc trước cho chủ đất là bà Mỵ 90 triệu đồng, ông Thưởng phải trở về Pháp để chuyển tiền sang trả hết cho bà Mỵ. Trước khi về Pháp, ông Thưởng đã đưa N. đến gặp bà Mỵ giới thiệu là cháu ruột vợ. Ông Thưởng sẽ chuyển tiền vào tài khoản của N. và N. sẽ thay mặt ông trực tiếp đưa hết số tiền đất còn lại cho bà Mỵ.
Đồng thời ông Thưởng cũng nhờ N. đứng tên giúp lô đất trên. Sau khi giao dịch mua đất, vốn cẩn thận nên ngày 24/8/2003, ông Thưởng yêu cầu N. lập giấy ủy quyền cam kết với nội dung: Vợ chồng ông Thưởng là Việt kiều chưa nhập quốc tịch Việt Nam nên không thể đứng tên lô đất đã mua O.29. Vì vậy, vợ chồng ông lập giấy ủy quyền cam kết này cho cháu gái K.K.N. thay mặt vợ chồng ông đứng tên giúp lô đất…; và trong phần cam kết, N. cũng ghi rõ "chỉ là người đứng tên hộ vợ chồng ông Thưởng".
Ngoài ra, cũng để tránh việc tranh chấp có thể xảy ra sau này, ông Thưởng cũng yêu cầu chồng N. làm đơn xác nhận lô đất trên là tài sản riêng đứng tên N., không có tranh chấp gì về lô đất này (có xác nhận của chính quyền địa phương).
Đến khoảng đầu năm 2005, vợ chồng ông Thưởng báo cho N. biết là đang làm thủ tục xin hồi hương, muốn về Việt Nam xây cất nhà trên lô đất O.29. Vì vậy, ông Thưởng nhờ N. lo giúp thủ tục xin giấy phép xây dựng cho vợ chồng ông vì N. đứng tên trên giấy tờ của lô đất.
Sau khi thủ tục hoàn tất, ông Thưởng về Việt Nam xây nhà trên lô đất O.29 và sau đó về ở tại căn nhà này. Trong thời gian ở nhà mới, ông Thưởng mua tiếp lô đất O.30 cạnh căn nhà ông đang ở với giá gần 1,2 tỷ đồng với diện tích 90m2 (nay là căn nhà số 237).
Sau khi đặt cọc 100 triệu đồng cho chủ đất là bà Lan, trước khi về Pháp để chuyển tiền về trả tiền lô đất này, ông Thưởng cũng đưa N. đến giới thiệu bà Lan để N. thay mặt ông trả hết số tiền nợ còn lại, cũng như đứng tên trên giấy tờ đất. Khoảng tháng 4/2007, vợ chồng ông xây dựng nhà trên lô đất này.
Cũng như lần trước, để tránh xảy ra việc tranh chấp, ông Thưởng cũng yêu cầu chồng N. làm đơn xác nhận lô đất O.30 là tài sản riêng đứng tên N. và cam kết không có sự tranh chấp về lô đất này. Sau khi 2 căn nhà đã xây dựng xong, vợ chồng ông Thưởng về Việt Nam kinh doanh phòng trọ cho thuê.
Trong thời gian đầu do đất đứng tên N. nên giấy phép kinh doanh (GPKD) đăng ký lần đầu ngày 4/8/2006 phải nhờ N. đứng tên, nhưng mọi việc về quản lý kinh doanh, đóng thuế đều do ông Thưởng trực tiếp điều hành. Đến tháng 5/2008, vợ chồng ông hoàn tất giấy tờ hồi hương nhập quốc tịch Việt Nam, nhập khẩu thường trú tại nhà số 237 và 239 thì mọi rắc rối bắt đầu xảy ra …
Khi vợ chồng ông Thưởng hồi hương nhập quốc tịch Việt Nam, N. trả lại GPKD để ông Thưởng xin thay đổi tên từ N. sang tên ông Thưởng theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp lại ngày 7/11/2008 và giấy chứng nhận đăng ký thuế ngày 30/6/2008 đứng tên ông Thưởng.
Để trả ơn N. trong thời gian qua đã giúp vợ chồng mình trong việc đứng tên mua đất và xây dựng nhà, vợ chồng ông Thưởng đã dành hẳn cho mẹ con N. một căn phòng trong căn nhà ông đang ở. Vợ chồng ông chịu các chi phí điện, nước hằng tháng của mẹ con N.
Khi đã có hộ khẩu, lúc này ông Thưởng yêu cầu N. ký các thủ tục giấy tờ để sang nhượng tên 2 lô đất trên trả lại tên chủ quyền cho vợ chồng ông. Và thật bất ngờ, N. đã không đồng ý ký các thủ tục sang nhượng vì cho rằng 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã xây 2 căn nhà trên là của N.
N. cũng không thừa nhận giấy ủy quyền cam kết ngày 24/8/2003 mà N. đã ký. Kể cả giấy phép ĐKKD đăng ký lần đầu ngày 4/8/2006 đứng tên N., N. cũng cho rằng ông Thưởng đã "lén" lấy của mình, nộp UBND quận Bình Tân để đổi sang tên ông Thưởng…
Bức xúc trước sự việc trên, vợ chồng ông Thưởng tố cáo vụ việc đến Công an quận Bình Tân. Ngày 4/12/2008, TAND quận Bình Tân thụ lý vụ án. Cũng như án sơ thẩm, tại Bản án phúc thẩm số 575/2011/DSPT ngày 24/5/2011, TAND TP Hồ Chí Minh đã công nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với 2 căn nhà trên là của vợ chồng ông Thưởng. Đồng thời kiến nghị UBND quận Bình Tân thu hồi 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã xây dựng nhà đứng tên N. và chồng N…
Từ vụ việc trên, đây thật sự là bài học và cũng là lời cảnh tỉnh cho những người quá dễ dàng tin tưởng vào người khác, giao cho họ đứng tên tài sản của mình
(Theo CAND)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet