Thép đòi xuất, than xin nhập?
Đó là những kiến nghị nổi cộm trong buổi họp về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 6 tháng đầu năm do Bộ Công thương tổ chức ngày 4/7.
Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch hiệp hội thép, cho biết, từ đầu năm đến nay, sản xuất thép xây dựng tăng 13% trong khi tiêu thụ trong nước chỉ gần 10% nên cách doanh nghiệp đang tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu. Lượng thép xuất khẩu vì thế tăng vọt trong 6 tháng đầu năm là 880.000 tấn, trị giá 880 triệu USD, trong khi cả năm 2010 chỉ xuất khẩu 1 tỷ USD.
Tuy nhiên theo ông Cường, Bộ Công thương đã có tờ trình gửi Chính phủ sẽ đánh thuế xuất khẩu thép từ 1,5 – 3%, với lý do ngành thép tiêu thụ điện nhiều, mặc dù tỷ lệ điện trong giá thành thép chỉ khoảng 1,2%, điều này sẽ gây khó khăn cho xuất khẩu thép. “Các nước đều có chính sách hỗ trợ thúc đẩy thép, nếu chưa hỗ trợ được xuất khẩu thì không nên đánh thuế, vì áp thuế trong thời điểm này sẽ chặn đường thép xuất đi, gây tồn ứ lớn thép trong nước…”, ông Cường cảnh báo.
Theo số liệu của Hiệp hội thép, các sản phẩm thép cán nguội hiện còn 2,7 triệu tấn, ống thép 1,9 triệu tấn, trong khi nhu cầu trong nước chỉ khoảng nửa số này. Từ đầu năm đến nay giá đầu vào (quặng, xăng dầu, than đá, vốn vay, lãi suất…) tăng mạnh tạo áp lực lên ngành thép. Việc tiếp cận vốn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng rất khó khăn (với mức lãi suất trên 20%), nên doanh nghiệp xem như không có lãi. Hiệp hội Thép kiến nghị, Chính phủ nên tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu thép để giảm thiểu tỷ lệ nhập siêu, vì năm ngoái nhập siêu ngành thép đã 6 tỷ USD.
Liên quan đến việc nhập khẩu than sớm hơn so với kế hoạch, đại diện Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) cho rằng, lần nhập 9.575 tấn vừa rồi mang tính thí điểm, thích nghi dần với việc nhập 5 – 6 triệu tấn mỗi năm theo lộ trình từ năm 2015. Kết quả của đợt thí điểm này cho thấy, tính cả cước vận chuyển về đến cảng Cát Lái (Tp.HCM) là 100,6 USD mỗi tấn, mức giá này tương đương với loại than cám 10/2 đang bán trên thị trường, nếu vận chuyển từ Cẩm Phả (Quảng Ninh) vào phía Nam giá thành sẽ lên tới 122 USD. TKV kết luận, việc nhập có lợi hơn. Đây không phải lần đầu tiên Việt Nam nhập khẩu than, mà từ 5 -7 năm nay, ngành than mỗi năm nhập từ 400.000 – 500.000 tấn.
Theo quy hoạch của TKV, khu vực miền Trung và miền Nam sẽ sử dụng nguồn than nhập khẩu, còn phía Bắc sẽ sử dụng than tại các mỏ trong nước. Cũng tại buổi họp, TKV đã “tố” Tập đoàn điện lực (EVN) chây ì trong việc thanh toán các khoản nợ. TKV cho biết từ đầu năm đến nay, doanh thu từ sản xuất điện của TKV được hơn 2.000 tỷ đồng thì EVN đã nợ tới 1.000 tỷ đồng, tiền than bán cho EVN cũng chưa thu hồi được, và trong khi TKV mới tăng giá bán điện cho EVN 5% thì EVN đã tăng giá bán ra tới 15%.
Lượng thép xuất khẩu tăng vọt trong 6 tháng đầu năm. Ảnh: TNLinh. |
Tuy nhiên theo ông Cường, Bộ Công thương đã có tờ trình gửi Chính phủ sẽ đánh thuế xuất khẩu thép từ 1,5 – 3%, với lý do ngành thép tiêu thụ điện nhiều, mặc dù tỷ lệ điện trong giá thành thép chỉ khoảng 1,2%, điều này sẽ gây khó khăn cho xuất khẩu thép. “Các nước đều có chính sách hỗ trợ thúc đẩy thép, nếu chưa hỗ trợ được xuất khẩu thì không nên đánh thuế, vì áp thuế trong thời điểm này sẽ chặn đường thép xuất đi, gây tồn ứ lớn thép trong nước…”, ông Cường cảnh báo.
Theo số liệu của Hiệp hội thép, các sản phẩm thép cán nguội hiện còn 2,7 triệu tấn, ống thép 1,9 triệu tấn, trong khi nhu cầu trong nước chỉ khoảng nửa số này. Từ đầu năm đến nay giá đầu vào (quặng, xăng dầu, than đá, vốn vay, lãi suất…) tăng mạnh tạo áp lực lên ngành thép. Việc tiếp cận vốn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng rất khó khăn (với mức lãi suất trên 20%), nên doanh nghiệp xem như không có lãi. Hiệp hội Thép kiến nghị, Chính phủ nên tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu thép để giảm thiểu tỷ lệ nhập siêu, vì năm ngoái nhập siêu ngành thép đã 6 tỷ USD.
Liên quan đến việc nhập khẩu than sớm hơn so với kế hoạch, đại diện Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) cho rằng, lần nhập 9.575 tấn vừa rồi mang tính thí điểm, thích nghi dần với việc nhập 5 – 6 triệu tấn mỗi năm theo lộ trình từ năm 2015. Kết quả của đợt thí điểm này cho thấy, tính cả cước vận chuyển về đến cảng Cát Lái (Tp.HCM) là 100,6 USD mỗi tấn, mức giá này tương đương với loại than cám 10/2 đang bán trên thị trường, nếu vận chuyển từ Cẩm Phả (Quảng Ninh) vào phía Nam giá thành sẽ lên tới 122 USD. TKV kết luận, việc nhập có lợi hơn. Đây không phải lần đầu tiên Việt Nam nhập khẩu than, mà từ 5 -7 năm nay, ngành than mỗi năm nhập từ 400.000 – 500.000 tấn.
Theo quy hoạch của TKV, khu vực miền Trung và miền Nam sẽ sử dụng nguồn than nhập khẩu, còn phía Bắc sẽ sử dụng than tại các mỏ trong nước. Cũng tại buổi họp, TKV đã “tố” Tập đoàn điện lực (EVN) chây ì trong việc thanh toán các khoản nợ. TKV cho biết từ đầu năm đến nay, doanh thu từ sản xuất điện của TKV được hơn 2.000 tỷ đồng thì EVN đã nợ tới 1.000 tỷ đồng, tiền than bán cho EVN cũng chưa thu hồi được, và trong khi TKV mới tăng giá bán điện cho EVN 5% thì EVN đã tăng giá bán ra tới 15%.
(Theo Đất Việt)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet