Thép giảm giá - sức tiêu thụ vẫn nhỏ giọt
Mặc dù đang là mùa xây dựng và giá thép đã giảm hơn 3 triệu đồng/tấn so với mức đỉnh được thiết lập từ giữa tháng 4 nhưng sức tiêu thụ trên thị trường vẫn nhỏ giọt.
Giá thép liên tục giảm
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), do sức tiêu thụ trên thị trường quá chậm so với mức bình thường nên từ đầu tháng 6 đến nay, VSA đã liên tục nhận được thông báo giảm giá bán của các đơn vị thành viên với mức giảm từ 200.000 đến 600.000 đồng/tấn.
Thậm chí có một số đơn vị còn chấp nhận tăng mức chiết khấu từ 200.000 đến 350.000 đồng/tấn để bán tháo lượng thép tồn kho, quay vòng đồng vốn khiến cho giá thép càng giảm thêm nhưng lượng thép bán ra vẫn không đáng kể.
Hiện, giá bán thép tại các nhà máy, chưa có thuế giá trị gia tăng và chưa trừ chiết khấu chỉ còn 11,71 đến 12,36 triệu đồng/tấn đối với thép cuộn và từ 12,19 đến 13,15 triệu đồng/tấn đối với thép cây.
Dù đã giảm giá nhưng doanh nghiệp vẫn không bán được hàng khiến lượng thép tồn kho của các doanh nghiệp lên đến 372.000 tấn, phôi thép còn khoảng 560.000 tấn. Bên cạnh đó, các loại thép ống, thép cuộn cán nóng, cán nguội, lượng sản xuất và tiêu thụ cũng đang đà sụt giảm mạnh.
Ngoài việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau, các doanh nghiệp còn phải lo đối phó với thép nhập ngoại nhập khẩu giá rẻ. Theo VSA, hiện đã có 120.000 tấn thép xây dựng, chủ yếu là thép cuộn từ các nước ASEAN nhập khẩu rẻ hơn thép sản xuất trong nước khoảng 100.000 đến 150.000 đồng/tấn.
Bên cạnh đó, trong tháng 6, các tỉnh phía Nam bắt đầu vào mùa mưa (mùa thấp điểm trong xây dựng) và giá phôi thép trên thị trường thế giới hiện nay vẫn trong xu hướng giảm nên thị trường thép cũng trở nên ảm đạm hơn.
Trong “mùa” giảm giá này, không ít đại lý ôm hàng giá cao đang phải bán tháo hàng và tìm cách cắt lỗ, nhiều đại lý thép lớn lỗ hàng tỷ đồng, còn những cửa hàng nhỏ lẻ cũng lỗ hàng trăm triệu đồng. Còn nhà sản xuất cũng lỗ khoảng 1 triệu đồng/tấn so với giá thép hiện nay...
Đi tìm nguyên nhân
Theo VSA, với diễn biến của thị trường thép hiện nay, nguyên nhân xuất phát từ thời điểm tháng 3, có thông tin giá thép trên thị trường quốc tế sẽ tăng cao do quặng sắt tăng giá 40% so với cùng kỳ năm trước, kéo theo giá phôi tăng lên 630 USD/tấn.
Bên cạnh đó, cũng có thông tin Chính phủ áp dụng nhiều biện pháp giảm nhập siêu bằng cách hạn chế nhập khẩu nhiều mặt hàng, trong đó có sắt thép xây dựng... Do đó, nhiều doanh nghiệp dự đoán giá thép sẽ tăng cao nên đua nhau ôm hàng với số lượng lớn nhằm đầu cơ chờ giá lên.
Ở thời điểm tháng 3, giá thép đang ở mức dưới 12 triệu đồng/tấn nhưng giữa tháng 4, giá thép bỗng lên cơn sốt và tăng vọt lên mức 15,5-15,7 triệu đồng/tấn. Giá cao, doanh nghiệp bắt đầu phân phối nhỏ giọt đẩy thị trường vào tình cảnh khan hiếm ảo, người cần vẫn phải chấp nhận mua cho công trình.
Với việc tăng giá này, các doanh nghiệp sản xuất thép giải thích nguyên nhân do giá phôi thế giới lên 600 USD/tấn (tăng gần 100 USD/tấn) cùng với tỷ giá ngoại tệ, xăng dầu, điện nước... đều tăng nên việc tăng giá bán sản phẩm đầu ra là điều khó tránh khỏi!
Thực tế nhiều năm qua cho thấy, đặc điểm lớn nhất của thị trường thép Việt Nam là thiếu tính ổn định. Những cơn “nóng lạnh” bất thường của thị trường này tuy có nguyên nhân tăng giá phôi thế giới, nhưng khi giá phôi thép thế giới chỉ tăng nhẹ và giá bán tại nhà máy mới tăng thêm vài trăm nghìn đồng/tấn, thì giá bán lẻ trên thị trường đã tăng vọt lên hơn một triệu đồng, thậm chí nhà đầu cơ còn “găm hàng,” tạo nên sự khan hiếm giả tạo, bóp méo thị trường, khiến người tiêu dùng phải chịu nhiều thiệt thòi.
Bên cạnh đó, mặc dù đã được các bộ, ngành và VSA cảnh báo từ lâu, nhưng việc đầu tư tràn lan các dự án thép ở các địa phương vẫn diễn ra và nằm ngoài quy hoạch của ngành dẫn tới dư thừa công suất.
Ngoại trừ một số dự án FDI đầu tư bài bản, từ luyện phôi (bằng phế liệu thép, hoặc quặng sắt) đến ra thành phẩm, còn lại các dự án của doanh nghiệp trong nước hầu hết chỉ đầu tư ở khâu nhập phôi cán ra thành phẩm.
Việc đầu tư rất manh mún, công suất nhỏ, nhập khẩu chủ yếu công nghệ cũ, lạc hậu, lắp ghép mà nhiều nước trên thế giới đã không còn sử dụng hàng chục năm nay khiến cho sản phẩm thép sản xuất ra có giá thành cao, không có sức cạnh tranh.
Theo tính toán, năm 2010, nhu cầu thép xây dựng khoảng 5,5 triệu tấn, nhưng công suất đã lên tới 7,8 triệu tấn, cung vượt xa cầu. Điều nghiêm trọng hơn, nhà đầu tư nào khi bắt đầu thực hiện dự án cũng cam kết ngoài phục vụ thị trường trong nước sẽ xuất khẩu sản phẩm, nhưng thực tế cho thấy việc xuất khẩu thép không dễ.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), do sức tiêu thụ trên thị trường quá chậm so với mức bình thường nên từ đầu tháng 6 đến nay, VSA đã liên tục nhận được thông báo giảm giá bán của các đơn vị thành viên với mức giảm từ 200.000 đến 600.000 đồng/tấn.
Thậm chí có một số đơn vị còn chấp nhận tăng mức chiết khấu từ 200.000 đến 350.000 đồng/tấn để bán tháo lượng thép tồn kho, quay vòng đồng vốn khiến cho giá thép càng giảm thêm nhưng lượng thép bán ra vẫn không đáng kể.
Hiện, giá bán thép tại các nhà máy, chưa có thuế giá trị gia tăng và chưa trừ chiết khấu chỉ còn 11,71 đến 12,36 triệu đồng/tấn đối với thép cuộn và từ 12,19 đến 13,15 triệu đồng/tấn đối với thép cây.
Dù đã giảm giá nhưng doanh nghiệp vẫn không bán được hàng khiến lượng thép tồn kho của các doanh nghiệp lên đến 372.000 tấn, phôi thép còn khoảng 560.000 tấn. Bên cạnh đó, các loại thép ống, thép cuộn cán nóng, cán nguội, lượng sản xuất và tiêu thụ cũng đang đà sụt giảm mạnh.
Ngoài việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau, các doanh nghiệp còn phải lo đối phó với thép nhập ngoại nhập khẩu giá rẻ. Theo VSA, hiện đã có 120.000 tấn thép xây dựng, chủ yếu là thép cuộn từ các nước ASEAN nhập khẩu rẻ hơn thép sản xuất trong nước khoảng 100.000 đến 150.000 đồng/tấn.
Bên cạnh đó, trong tháng 6, các tỉnh phía Nam bắt đầu vào mùa mưa (mùa thấp điểm trong xây dựng) và giá phôi thép trên thị trường thế giới hiện nay vẫn trong xu hướng giảm nên thị trường thép cũng trở nên ảm đạm hơn.
Trong “mùa” giảm giá này, không ít đại lý ôm hàng giá cao đang phải bán tháo hàng và tìm cách cắt lỗ, nhiều đại lý thép lớn lỗ hàng tỷ đồng, còn những cửa hàng nhỏ lẻ cũng lỗ hàng trăm triệu đồng. Còn nhà sản xuất cũng lỗ khoảng 1 triệu đồng/tấn so với giá thép hiện nay...
Đi tìm nguyên nhân
Theo VSA, với diễn biến của thị trường thép hiện nay, nguyên nhân xuất phát từ thời điểm tháng 3, có thông tin giá thép trên thị trường quốc tế sẽ tăng cao do quặng sắt tăng giá 40% so với cùng kỳ năm trước, kéo theo giá phôi tăng lên 630 USD/tấn.
Bên cạnh đó, cũng có thông tin Chính phủ áp dụng nhiều biện pháp giảm nhập siêu bằng cách hạn chế nhập khẩu nhiều mặt hàng, trong đó có sắt thép xây dựng... Do đó, nhiều doanh nghiệp dự đoán giá thép sẽ tăng cao nên đua nhau ôm hàng với số lượng lớn nhằm đầu cơ chờ giá lên.
Ở thời điểm tháng 3, giá thép đang ở mức dưới 12 triệu đồng/tấn nhưng giữa tháng 4, giá thép bỗng lên cơn sốt và tăng vọt lên mức 15,5-15,7 triệu đồng/tấn. Giá cao, doanh nghiệp bắt đầu phân phối nhỏ giọt đẩy thị trường vào tình cảnh khan hiếm ảo, người cần vẫn phải chấp nhận mua cho công trình.
Với việc tăng giá này, các doanh nghiệp sản xuất thép giải thích nguyên nhân do giá phôi thế giới lên 600 USD/tấn (tăng gần 100 USD/tấn) cùng với tỷ giá ngoại tệ, xăng dầu, điện nước... đều tăng nên việc tăng giá bán sản phẩm đầu ra là điều khó tránh khỏi!
Thực tế nhiều năm qua cho thấy, đặc điểm lớn nhất của thị trường thép Việt Nam là thiếu tính ổn định. Những cơn “nóng lạnh” bất thường của thị trường này tuy có nguyên nhân tăng giá phôi thế giới, nhưng khi giá phôi thép thế giới chỉ tăng nhẹ và giá bán tại nhà máy mới tăng thêm vài trăm nghìn đồng/tấn, thì giá bán lẻ trên thị trường đã tăng vọt lên hơn một triệu đồng, thậm chí nhà đầu cơ còn “găm hàng,” tạo nên sự khan hiếm giả tạo, bóp méo thị trường, khiến người tiêu dùng phải chịu nhiều thiệt thòi.
Bên cạnh đó, mặc dù đã được các bộ, ngành và VSA cảnh báo từ lâu, nhưng việc đầu tư tràn lan các dự án thép ở các địa phương vẫn diễn ra và nằm ngoài quy hoạch của ngành dẫn tới dư thừa công suất.
Ngoại trừ một số dự án FDI đầu tư bài bản, từ luyện phôi (bằng phế liệu thép, hoặc quặng sắt) đến ra thành phẩm, còn lại các dự án của doanh nghiệp trong nước hầu hết chỉ đầu tư ở khâu nhập phôi cán ra thành phẩm.
Việc đầu tư rất manh mún, công suất nhỏ, nhập khẩu chủ yếu công nghệ cũ, lạc hậu, lắp ghép mà nhiều nước trên thế giới đã không còn sử dụng hàng chục năm nay khiến cho sản phẩm thép sản xuất ra có giá thành cao, không có sức cạnh tranh.
Theo tính toán, năm 2010, nhu cầu thép xây dựng khoảng 5,5 triệu tấn, nhưng công suất đã lên tới 7,8 triệu tấn, cung vượt xa cầu. Điều nghiêm trọng hơn, nhà đầu tư nào khi bắt đầu thực hiện dự án cũng cam kết ngoài phục vụ thị trường trong nước sẽ xuất khẩu sản phẩm, nhưng thực tế cho thấy việc xuất khẩu thép không dễ.
Theo VietnamPlus
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet