Thị trường thép có thể hồi phục trong vài năm tới?
Vẫn có nhiều nhà đầu tư lạc quan khi cho rằng, thị trường thép sẽ hồi phục trong vài năm tới bất chấp những khó khăn trong thời điểm hiện tại.
Vừa thừa, vừa thiếu
Đó là điều mà Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) và chính bản thân các DN thép thừa nhận về thị trường thép Việt Nam hiện nay. Theo ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch VSA, sản lượng thép xây dựng quá lớn so với các sản phẩm thép khác, nên khi dư thừa hầu hết là thép xây dựng. Ông Cường cho biết: Tiêu thụ thép xây dựng đã ở mức thấp nhất trong 10 năm qua. Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, mức tiêu thụ đã giảm tới gần 20%. Cùng với đó là lượng thép tồn kho trong cuối tháng 6 tăng lên khoảng 15% so với các tháng đầu năm”.Với mục tiêu năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp thì nhu cầu sắt thép vẫn còn rất lớn. |
Cùng nhận định trên, ông Trần Tuấn Dương - Tổng giám đốc Tập đoàn Hòa Phát cho rằng: “Do thị trường thép xây dựng quá lớn nên khi thị trường xây dựng, BĐS trầm lắng, thị trường thép cũng ế ẩm theo”. T
heo báo cáo của VSA, chưa khi nào lượng thép dư thừa nhiều như 6 tháng qua. Những năm trước, mỗi tháng dư thừa 250 - 300 nghìn tấn thép là con số không lớn, được xem như số thép gối đầu cho tháng sau, bởi mỗi tháng tiêu thụ bình thường của DN dao động từ 400 - 450 nghìn tấn. Thế nhưng hiện nay lượng thép tồn đọng lên đến trên 350 nghìn tấn, trong khi tiêu thụ chỉ còn 300 nghìn tấn/tháng”. Đặc biệt, có DN vận hành hết công suất thiết kế, đạt từ 30 - 70 nghìn tấn/tháng nhưng bán ra chưa đến 1/3 số lượng. Chẳng hạn như Cty Thép Thái Nguyên, trước kia mỗi tháng bán ra khoảng 20 - 30 nghìn tấn thì nay chỉ còn 14 - 15 nghìn tấn.
Hậu quả của tình trạng ế ẩm đó là hàng loạt DN thua lỗ, phá sản hoặc có nguy cơ phá sản. Ông Phạm Chí Cường dự báo sẽ có khoảng 20% DN thép phá sản trong năm 2012. Thậm chí, có DN còn không có tiền trả lương cho bảo vệ, nhà xưởng bỏ hoang không có người trông coi. Nhiều DN thép thời gian qua đã phải tiết giảm sản xuất để khớp với nhu cầu thị trường.
Điều đáng nói, trong khi sản lượng thép xây dựng dư thừa, thì một số sản phẩm thép khác Việt Nam lại đang thiếu trầm trọng. Hiện chúng ta vẫn phải nhập khẩu 70 - 80% sắt thép phế, 20% phôi thép, 100% điện cực, than luyện cốc… Thậm chí, chúng ta đang phải nhập khẩu 100% thép cuộn cán nóng nhưng đến nay vẫn chưa có DN nào sản xuất mặt hàng này. Trong khi thị trường thép trong nước còn đang khó khăn chồng chất, thì ngành thép lại phải đối mặt với nguy cơ thép giá rẻ từ Trung Quốc ồ ạt tràn vào. Ông Trần Ngọc Anh - Phó tổng giám đốc Cty Thép Việt - Ý cho biết, thép Trung Quốc khi nhập khẩu vào Việt Nam có lợi thế về lãi suất, thuế, trợ giá. Có loại thép khi nhập khẩu vào rẻ hơn thép trong nước tới 1 triệu đ/tấn, DN trong nước khó mà cạnh tranh được.
Về lâu dài, nếu không có biện pháp ngăn chặn thì chuyện DN thép thua ngay trên sân nhà là khó tránh khỏi.Khó khăn chỉ là tạm thờiMặc dù vậy, trong bức tranh màu xám của thị trường hiện nay không phải không le lói tia hy vọng.
Về dài hạn, ngành thép vẫn cần phải đầu tư cho những dự án có tính hiệu quả cao, khắc phục được tình trạng công nghệ lạc hậu, giá thành cao, sức cạnh tranh kém như hiện nay.
Không ít nhà đầu tư vẫn lạc quan với một cái nhìn dài hạn khi cho rằng, tình trạng trầm lắng hiện nay chỉ là tạm thời, thị trường sẽ hồi phục trong vòng vài năm tới. Với mục tiêu năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp thì nhu cầu sắt thép vẫn còn rất lớn. Đó là chưa kể, bình quân thép trên đầu người của nước ta vẫn còn rất thấp (chỉ 130 tấn/người), còn xa mới theo kịp các nước phát triển.Thế nên, vẫn có những dự án được đầu tư với quy mô ngày càng lớn, công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng để đón đầu đà hồi phục của thị trường. Ông Võ Duy Thái - Tổng giám đốc Cty CP Pomina cho biết, dù hiện tại khó khăn nhưng ông dự kiến nền kinh tế sẽ trở lại bình thường sau 3 năm. Để theo kịp chu kỳ tăng trưởng mới, đơn vị này đã nâng công suất nhà máy thép Pomina 3 lên 2 triệu tấn/năm. Theo ông Thái thì đây là quy mô cần thiết để đạt năng lực của một DN công nghiệp nặng, tận dụng được chuỗi cung ứng và cân bằng tài chính để giảm rủi ro.
Giá thiết bị công nghệ đầu tư trong thời điểm này cũng có lợi hơn 30%. Pomina 3 được đầu tư 300 triệu USD để trang bị hệ thống sản xuất hiện đại của Tenova (Ý) và SMS-Concast (Đức - Thuỵ Sĩ), là công nghệ hàng đầu trong ngành thép thế giới hiện nay, có mức tiêu hao điện bình quân 350KW/tấn, trong khi mức trung bình của ngành thép Việt Nam hiện khoảng 600KW/tấn, và của ngành thép Trung Quốc khoảng 450KW. Ước tính Pomina 3 tiết kiệm được 70 triệu KW điện mỗi năm… Hay như Cty thép Vinakyoei - liên doanh giữa TCty Việt Nam và 3 Cty Nhật gồm Kyoei Seiko, Mitsui và Marubeni Itochu cũng mới khởi công nhà máy thứ hai tại KCN Phú Mỹ 1, dự kiến hoạt động giữa năm 2014. Vinakyoei đầu tư 220 triệu USD cho lò luyện phôi thép và một nhà máy cán thép có cùng công suất 500 nghìn tấn/năm, sẽ nâng tổng công suất cán thép của Vinakyoei lên gần 1 triệu tấn/năm…
Theo ông Phạm Chí Cường, các nhà máy công suất lớn hoạt động chắc chắn là thách thức cho cả ngành. Tuy nhiên nền kinh tế khó khăn chỉ là tạm thời, các DN đầu tư cho tầm nhìn dài hạn và thường một nhà máy hoạt động là kết quả chuẩn bị của 3 - 5 năm trước. “Về dài hạn, ngành thép vẫn cần phải đầu tư cho những dự án có tính hiệu quả cao, khắc phục được tình trạng công nghệ lạc hậu, giá thành cao, sức cạnh tranh kém như hiện nay”, ông Cường khẳng định.
(Theo Baoxaydung)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet