Theo kiến trúc sư Phạm Ngọc Thiên Ân, khi thiết kế nhà lệch tầng, thông thường KTS bố trí theo 2 cách:

1. Bố trí khu vực để xe hay phòng khách phía trước. Phía sau bố trí nhà bếp và phòng ăn với phần nền được nâng cao hơn so với khu vực phía trước. Như thế mặt bằng của các tầng sẽ lệch nhau. Các khối phòng ngủ cũng theo đó mà dịch chuyển độ cao chênh lệch nhau.

2. Thay vì nâng sàn nhà bếp và phòng ăn như phương án 1, bạn có thể thiết kế hẳn một tầng lửng phía sau, bố trí khu vực bếp ăn và phòng ăn trên tầng lửng này. Khu vực tầng trệt dưới lửng do trần thấp nên có thể sử dụng để làm nhà kho hay nhà vệ sinh cho phòng khách.


Nhà lệch tầng có phòng khách phía sau


Phòng đọc sách bố trí trên tầng lửng nhà lệch tầng

Ưu điểm của nhà lệch tầng:

1. Cầu thang nhà lệch tầng bố trí ở khoảng giữa nhà. Tại đây bạn có thể làm giếng trời hay tiểu cảnh giúp không gian thông thoáng và đón ánh sáng vào nhà.

2. Việc sử dụng phương pháp lệch tầng giúp ngăn chia không gian sinh hoạt thành hai phần, xóa được cảm giác nhà dài. Ngoài ra còn tránh được cảm giác khó chịu vì hai cửa phòng ngủ đối diện nhau như nhà sàn bằng.

3. Cầu thang trong nhà lệch tầng cho phép di chuyển thoải mái hơn vì rút ngắn được khoảng cách các bậc.


Nhà bếp và phòng ăn trên tầng lửng của nhà lệch tầng


Bạn cũng có thể xây nhà lệch tầng với phòng ăn và nhà bếp phía sau

Một số điều cần lưu ý:

- Về mặt kinh tế, diện tích xây dựng nhà lệch tầng không tăng nhiều hơn so với kiến trúc bình thường. Tuy nhiên với phương án này, tổng diện tích các bức tường sẽ tăng nên sẽ nâng mức vật tư sử dụng lên nhiều hơn.

- Các khu vực vệ sinh và hệ thống ống kỹ thuật (điện, nước) cần thiết kế tốt để tạo thẩm mỹ và lưu thông mạch lạc vì nhà vệ sinh có thể không nằm đồng trục theo các tầng.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME