Như vậy, tất cả những người đã ra nước ngoài, vẫn còn quốc tịch Việt Nam thì có quyền đứng tên đồng thừa kế theo nguyện vọng?

Điều kiện để cùng đứng tên đồng thừa kế của họ gồm có những điều gì cần lưu ý không? Rất mong được giải đáp. Trân trọng.
 

Hồng Thúy Trúc

>> Thủ tục làm sổ hồng cho nhà thừa kế có từ thời Pháp thuộc

Trả lời:

Để có thể cùng đứng tên đồng sở hữu nhà ở được thừa kế tại Việt Nam, tất cả những người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam của gia đình bạn phải được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam chứng nhận cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên.

Trường hợp có một hoặc tất cả những người Việt Nam định cư ở nước ngoài (vẫn còn quốc tịch Việt Nam) của gia đình bạn không đủ điều kiện để được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì phải chuyển nhượng hoặc tặng cho lại phần tài sản thừa kế (là một phần nhà ở hoặc nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở được hưởng từ di sản thừa kế do người chết để lại) của mình cho người khác.

Đối với những đồng thừa kế khác là người Việt Nam thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam vẫn được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

Bạn cần lưu ý, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước ngày 1-7-2009 (ngày Luật quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12 ngày 13-11-2008 có hiệu lực thi hành) mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm kể từ ngày 1-7-2009, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam.

 

LS NGUYỄN VĂN HẬU
(Theo Tuổi trẻ)

 

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME