Thuê nhà mặt phố: "Cắt cổ" vẫn phải thuê?
Ai kinh doanh buôn bán cũng đều muốn mở cửa hàng ở mặt phố. Chính vì vậy, thuê nhà mặt phố ở Hà Nội đã trở thành chuyện không dễ với bất kỳ ai muốn khởi nghiệp kinh doanh.
Giá thuê cao ngất ngưởng đội giá thành sản phẩm lên cao, sức mua èo uột đã khiến không ít người thuê phải đau đầu. Nhiều người phải chấm dứt hợp đồng sớm nhằm giữ lại chút vốn, hoặc đành chấp nhận bán hàng cầm chừng chờ ngày kết thúc hợp đồng.
Qua khảo sát, mặt bằng giá thuê cửa hàng ở khu vực phố cổ chủ yếu dao động từ 12 - 20 triệu đ/tháng với diện tích khoảng 7 - 15m2. Nếu các Cty thuê làm trụ sở thì giá còn cao hơn nhiều. Tại phố Hàng Hành, giá thuê 10m2 làm văn phòng của một Cty du lịch đã phải trả 30 triệu đ/tháng.
Giá thuê cao nhưng chuyện buôn bán không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Do phải chịu phí thuê nhà quá cao nên hạch toán vào giá thành sản phẩm cũng phải cao. Đây là một trong những lý do khiến khách mua hàng khá èo uột, hoặc phải là khách VIP mới đủ tiền mua. Cùng với đó, khu vực này thường có diện tích mặt bằng chật hẹp, không có chỗ để xe cho khách nên hàng khó bán.
Nhiều gia đình có nhà mặt phố sẵn sàng cho thuê, sau đó đi thuê lại nhà trong ngõ để ở. Số tiền chênh lệch lên tới cả chục, thậm chí cả trăm triệu đồng. Còn tại phố Thanh Nhàn, một con phố chuyên buôn bán VLXD và thiết bị vệ sinh, hiếm khi nào có cửa hàng để trống. Chỉ cần cửa hàng nào sắp sửa chuyển đi đã có người đến đặt tiền thuê trước.
Bà Đỗ Thị Huệ, chủ một cửa hàng bán thiết bị vệ sinh cho biết: “Tôi thuê cửa hàng ở đây để buôn bán đã 20 năm, tích cóp mãi giờ mới mua được một gian mặt phố này để buôn bán, đỡ phải trả tiền thuê nhà. Tính ra mỗi tháng phải trả tới 15 triệu tiền thuê nhà, lãi lờ còn có đáng là bao”. Con dâu bà Huệ cũng mới khởi nghiệp kinh doanh VLXD ở phố này chia sẻ: “Em thuê một gian nhà có một gác xép giá 20 triệu đ/tháng. Giá thuê cao nên phải tận dụng bán hàng tầng một, vợ chồng con cái ở trên gác xép. Cửa hàng mới mở nên những tháng đầu chỉ mong lãi đủ trả tiền nhà thôi”.
Giá thuê cao nhưng người đi thuê luôn phải đối mặt với nguy cơ tăng giá từ các chủ nhà. Nguyên nhân một phần cũng bởi cửa hàng thì có hạn, mà người đi thuê thì nhiều. Chị Hạnh, chủ cửa hàng bán đồ lưu niệm trên phố Hàng Bông đã phải thanh lý hàng khi chủ nhà “hét” mức giá thuê lên đến 15 triệu đ/tháng, tăng 50% so với mức giá thuê năm ngoái. Nhiều trường hợp tăng giá đến vô lý. Chị Hằng, bán thuốc ở phố Hàng Bè dẫn chứng: Nhà thuốc chị mua lại của đối tác được phát giá thuê 25 triệu đ/tháng trong khi cửa hàng cũ của chị cách đó 100m giá chỉ 13 triệu đ/tháng.
Dạo quanh phố phường Hà Nội, không khó để nhìn thấy các biển “thanh lý hàng hóa, trả cửa hàng”. Nhưng tâm lý “người trong muốn ra, người ngoài lại muốn vào” nên giá thuê khó mà hạ. Rõ ràng, với mức giá cho thuê cao “ngất ngưởng” như trên, nếu không có chiến lược kinh doanh hiệu quả, người bán hàng rất có thể sẽ phải chịu cảnh thua lỗ mà không biết kêu ai.
Cửa hàng phố cổ: Giá “cắt” cổ
Đây có lẽ là một trong những khu vực có giá cho thuê cửa hàng mặt phố cao nhất Hà Nội mặc dù diện tích cho thuê hầu hết đều rất nhỏ. Trong vai người muốn thuê một cửa hàng, chúng tôi dạo một vòng quanh khu vực phố cổ Hà Nội. Mức giá mà các chủ cửa hàng đưa ra quả không hề hấp dẫn chút nào. Tại phố Hàng Khay, một căn phòng có diện tích chỉ khoảng 8m, được cho thuê với mức giá 13 triệu đ/tháng. Một số mặt bằng cho thuê để mở shop dọc đường Hàng Gai cũng có giá từ 18 - 20 triệu đ/tháng, thậm chí gần đây có cửa hàng còn tăng lên từ 22 - 25 triệu đ/tháng.Qua khảo sát, mặt bằng giá thuê cửa hàng ở khu vực phố cổ chủ yếu dao động từ 12 - 20 triệu đ/tháng với diện tích khoảng 7 - 15m2. Nếu các Cty thuê làm trụ sở thì giá còn cao hơn nhiều. Tại phố Hàng Hành, giá thuê 10m2 làm văn phòng của một Cty du lịch đã phải trả 30 triệu đ/tháng.
Giá thuê cao nhưng chuyện buôn bán không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Do phải chịu phí thuê nhà quá cao nên hạch toán vào giá thành sản phẩm cũng phải cao. Đây là một trong những lý do khiến khách mua hàng khá èo uột, hoặc phải là khách VIP mới đủ tiền mua. Cùng với đó, khu vực này thường có diện tích mặt bằng chật hẹp, không có chỗ để xe cho khách nên hàng khó bán.
Đối mặt với nguy cơ tăng giá
Không chỉ có phố cổ, thuê mặt bằng tại hầu khắp các khu vực của Hà Nội đều khó và có mức giá khá cao. Xuất phát từ tâm lý ai kinh doanh cũng muốn cửa hàng ở mặt phố cho tiện dụng nên thị trường này không lúc nào ế hàng. Tại phố Bạch Mai (Q.Hai Bà Trưng), người dân vẫn còn xôn xao bàn tán khi căn nhà gần 100m2 của một hộ ở đây vừa cho một Cty điện thoại di động thuê với mức giá 300 triệu đ/tháng.Nhiều gia đình có nhà mặt phố sẵn sàng cho thuê, sau đó đi thuê lại nhà trong ngõ để ở. Số tiền chênh lệch lên tới cả chục, thậm chí cả trăm triệu đồng. Còn tại phố Thanh Nhàn, một con phố chuyên buôn bán VLXD và thiết bị vệ sinh, hiếm khi nào có cửa hàng để trống. Chỉ cần cửa hàng nào sắp sửa chuyển đi đã có người đến đặt tiền thuê trước.
Bà Đỗ Thị Huệ, chủ một cửa hàng bán thiết bị vệ sinh cho biết: “Tôi thuê cửa hàng ở đây để buôn bán đã 20 năm, tích cóp mãi giờ mới mua được một gian mặt phố này để buôn bán, đỡ phải trả tiền thuê nhà. Tính ra mỗi tháng phải trả tới 15 triệu tiền thuê nhà, lãi lờ còn có đáng là bao”. Con dâu bà Huệ cũng mới khởi nghiệp kinh doanh VLXD ở phố này chia sẻ: “Em thuê một gian nhà có một gác xép giá 20 triệu đ/tháng. Giá thuê cao nên phải tận dụng bán hàng tầng một, vợ chồng con cái ở trên gác xép. Cửa hàng mới mở nên những tháng đầu chỉ mong lãi đủ trả tiền nhà thôi”.
Giá thuê cao nhưng người đi thuê luôn phải đối mặt với nguy cơ tăng giá từ các chủ nhà. Nguyên nhân một phần cũng bởi cửa hàng thì có hạn, mà người đi thuê thì nhiều. Chị Hạnh, chủ cửa hàng bán đồ lưu niệm trên phố Hàng Bông đã phải thanh lý hàng khi chủ nhà “hét” mức giá thuê lên đến 15 triệu đ/tháng, tăng 50% so với mức giá thuê năm ngoái. Nhiều trường hợp tăng giá đến vô lý. Chị Hằng, bán thuốc ở phố Hàng Bè dẫn chứng: Nhà thuốc chị mua lại của đối tác được phát giá thuê 25 triệu đ/tháng trong khi cửa hàng cũ của chị cách đó 100m giá chỉ 13 triệu đ/tháng.
Dạo quanh phố phường Hà Nội, không khó để nhìn thấy các biển “thanh lý hàng hóa, trả cửa hàng”. Nhưng tâm lý “người trong muốn ra, người ngoài lại muốn vào” nên giá thuê khó mà hạ. Rõ ràng, với mức giá cho thuê cao “ngất ngưởng” như trên, nếu không có chiến lược kinh doanh hiệu quả, người bán hàng rất có thể sẽ phải chịu cảnh thua lỗ mà không biết kêu ai.
(Theo Báo Xây dựng)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet