Tìm phương án TĐC cho người dân khi cải tạo rạch Xuyên Tâm
UBND Tp.HCM đã tái khởi động dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm bằng cách cho công ty cổ phần Hà Nội Ngàn Năm lập dự án cải tạo con rạch này. Điều đáng quan tâm là việc giải toả gần 1.000 hộ dân hai bên bờ rạch và phương án tái định cư cho các gia đình bị giải toả; nếu không giải quyết được điều này, dự án có nguy cơ sẽ bị “đắp chiếu” vì sự không đồng thuận của các bên.
Đền bù bao nhiêu là đủ?
Rạch Xuyên Tâm dài 6,1km, chảy qua địa bàn phường 11, 12, 13 và 26 quận Bình Thạnh. Muốn cải tạo con rạch này và thực hiện kế hoạch chỉnh trang đô thị dọc hai bờ, quận sẽ giải toả 895 hộ. Đa phần các hộ này sẽ bị giải toả trắng và bố trí tái định cư bằng các dự án chung cư trên địa bàn quận. Dự kiến, toàn bộ nhà trên và ven rạch Xuyên Tâm sẽ bị giải toả để xây dựng hành lang bảo vệ rạch (mỗi bên 10m) và tất cả kinh phí đều từ vốn của nhà thầu Hà Nội Ngàn Năm thay vì vốn ngân sách.
Theo bà Hoàng Thuỳ Liên, một người dân sống tại khu vực này, chính quyền địa phương nên xuống tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân thay vì áp giá đền bù chung chung, để tránh khiếu nại kéo dài vì mâu thuẫn về quyền lợi. Ông Phạm Huy Thưởng, chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần Hà Nội Ngàn Năm nói: “Giá đền bù cần làm rõ thế nào là giá thị trường thì phải để địa phương xác định. Chúng tôi muốn điều này được thống nhất sớm để thực hiện dự án đúng tiến độ, nhưng không thể đánh đồng giá đền bù của các hộ dân mặt tiền với các hộ dân lấn chiếm kênh rạch”. Đại diện chính quyền địa phương cho biết, quận đang gấp rút tiến hành các phương án xác định giá đền bù giải toả, sao cho mức giá có lý, có tình và vì lợi ích chung.
Tái định cư ra sao?
Tại cuộc họp giữa sở Giao thông vận tải Tp.HCM, đại diện chính quyền địa phương và công ty cổ phần Hà Nội Ngàn Năm, các bên đã thống nhất việc tái định cư các hộ dân hai bờ rạch Xuyên Tâm bằng cách tập trung dân vào các chung cư. Ông Phạm Huy Thưởng nói: “Chúng tôi khảo sát toàn tuyến rạch và thấy có thể thực hiện được điều này. Chủ trương của công ty là các hộ dân có đất, đặc biệt là đất buôn bán sẽ được tái định cư tại những điểm họ có thể tiếp tục thực hiện phương thức lao động đó để sinh sống, còn chủ trương chung của quận là đưa các hộ dân tập trung vào các khu chung cư theo quy hoạch quận”.
Theo tìm hiểu của phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, không chỉ có người dân ở hai bờ rạch Xuyên Tâm, mà người dân ở các lô chung cư tại Thanh Đa, Bình Thạnh (đã xuống cấp trầm trọng) cũng sẽ được tập trung vào các chung cư mới. Quận Bình Thạnh đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng chung cư cao tầng tại đây để phát triển khu dân cư mới, đồng thời tái định cư cho gần 4.300 hộ dân bị giải toả tại đây. Việc tập trung các hộ dân bị giải toả vào khu vực chung cư mới nào là do quận quyết định, tuỳ theo điều kiện xây dựng, tiến độ và mức độ đền bù ra sao.
Ông Bùi Văn Hoàng, cư dân địa phương lo lắng: “Tôi biết lấn chiếm kênh rạch xây nhà là không đúng, nhưng với những người như tôi thì chính quyền có chính sách gì không?” Trên thực tế, không chỉ có ông Hoàng, mà rất nhiều hộ dân lo lắng về việc tái định cư sẽ ra sao, bởi đa số các hộ lấn chiếm kênh rạch để xây nhà đều rất nghèo.
Theo ông Đỗ Tấn Long, trưởng phòng quản lý thoát nước, thuộc trung tâm Điều hành các chương trình chống ngập nước Tp.HCM, do kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng khá lớn và đây là lý do chính làm cho dự án đã kéo dài gần chục năm nay. Trên thực tế, theo đúng lộ trình, việc bàn giao mặt bằng sẽ phải thực hiện xong trong năm 2010, nhưng đến thời điểm này, mọi thứ vẫn chưa thể bắt đầu. Ngày mai, 23.11, đại diện quận Bình Thạnh và công ty cổ phần Hà Nội Ngàn Năm sẽ ngồi lại với nhau để bàn rõ hơn về vấn đề này. Hy vọng người dân hai bờ rạch Xuyên Tâm sẽ sớm có đáp án trước khi công trình cải tạo con rạch này được đưa vào thực hiện.
Gần 900 hộ dân bị giải toả trong phạm vi màu vàng hai bờ rạch Xuyên Tâm. Ảnh: Mai Quốc Ấn |
Rạch Xuyên Tâm dài 6,1km, chảy qua địa bàn phường 11, 12, 13 và 26 quận Bình Thạnh. Muốn cải tạo con rạch này và thực hiện kế hoạch chỉnh trang đô thị dọc hai bờ, quận sẽ giải toả 895 hộ. Đa phần các hộ này sẽ bị giải toả trắng và bố trí tái định cư bằng các dự án chung cư trên địa bàn quận. Dự kiến, toàn bộ nhà trên và ven rạch Xuyên Tâm sẽ bị giải toả để xây dựng hành lang bảo vệ rạch (mỗi bên 10m) và tất cả kinh phí đều từ vốn của nhà thầu Hà Nội Ngàn Năm thay vì vốn ngân sách.
Theo bà Hoàng Thuỳ Liên, một người dân sống tại khu vực này, chính quyền địa phương nên xuống tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân thay vì áp giá đền bù chung chung, để tránh khiếu nại kéo dài vì mâu thuẫn về quyền lợi. Ông Phạm Huy Thưởng, chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần Hà Nội Ngàn Năm nói: “Giá đền bù cần làm rõ thế nào là giá thị trường thì phải để địa phương xác định. Chúng tôi muốn điều này được thống nhất sớm để thực hiện dự án đúng tiến độ, nhưng không thể đánh đồng giá đền bù của các hộ dân mặt tiền với các hộ dân lấn chiếm kênh rạch”. Đại diện chính quyền địa phương cho biết, quận đang gấp rút tiến hành các phương án xác định giá đền bù giải toả, sao cho mức giá có lý, có tình và vì lợi ích chung.
Tái định cư ra sao?
Tại cuộc họp giữa sở Giao thông vận tải Tp.HCM, đại diện chính quyền địa phương và công ty cổ phần Hà Nội Ngàn Năm, các bên đã thống nhất việc tái định cư các hộ dân hai bờ rạch Xuyên Tâm bằng cách tập trung dân vào các chung cư. Ông Phạm Huy Thưởng nói: “Chúng tôi khảo sát toàn tuyến rạch và thấy có thể thực hiện được điều này. Chủ trương của công ty là các hộ dân có đất, đặc biệt là đất buôn bán sẽ được tái định cư tại những điểm họ có thể tiếp tục thực hiện phương thức lao động đó để sinh sống, còn chủ trương chung của quận là đưa các hộ dân tập trung vào các khu chung cư theo quy hoạch quận”.
Theo tìm hiểu của phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, không chỉ có người dân ở hai bờ rạch Xuyên Tâm, mà người dân ở các lô chung cư tại Thanh Đa, Bình Thạnh (đã xuống cấp trầm trọng) cũng sẽ được tập trung vào các chung cư mới. Quận Bình Thạnh đang kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng chung cư cao tầng tại đây để phát triển khu dân cư mới, đồng thời tái định cư cho gần 4.300 hộ dân bị giải toả tại đây. Việc tập trung các hộ dân bị giải toả vào khu vực chung cư mới nào là do quận quyết định, tuỳ theo điều kiện xây dựng, tiến độ và mức độ đền bù ra sao.
Ông Bùi Văn Hoàng, cư dân địa phương lo lắng: “Tôi biết lấn chiếm kênh rạch xây nhà là không đúng, nhưng với những người như tôi thì chính quyền có chính sách gì không?” Trên thực tế, không chỉ có ông Hoàng, mà rất nhiều hộ dân lo lắng về việc tái định cư sẽ ra sao, bởi đa số các hộ lấn chiếm kênh rạch để xây nhà đều rất nghèo.
Theo ông Đỗ Tấn Long, trưởng phòng quản lý thoát nước, thuộc trung tâm Điều hành các chương trình chống ngập nước Tp.HCM, do kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng khá lớn và đây là lý do chính làm cho dự án đã kéo dài gần chục năm nay. Trên thực tế, theo đúng lộ trình, việc bàn giao mặt bằng sẽ phải thực hiện xong trong năm 2010, nhưng đến thời điểm này, mọi thứ vẫn chưa thể bắt đầu. Ngày mai, 23.11, đại diện quận Bình Thạnh và công ty cổ phần Hà Nội Ngàn Năm sẽ ngồi lại với nhau để bàn rõ hơn về vấn đề này. Hy vọng người dân hai bờ rạch Xuyên Tâm sẽ sớm có đáp án trước khi công trình cải tạo con rạch này được đưa vào thực hiện.
(Theo SGTT)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet