Tính hệ số hao hụt vật liệu xây dựng như thế nào?
Ban Quản lý dự án xây dựng NNPTNT tỉnh Nam Định đề nghị cơ quan chức năng giải đáp một số vướng mắc trong quá trình lập tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình nâng cấp hệ thống đê biển, đê sông, hệ thống các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Để tính hệ số hao hụt vật liệu đối với công tác trải vải lọc, tư vấn thiết kế đã áp dụng định mức số hiệu AL.16121 trong định mức ban hành kèm theo Công văn số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng và cho rằng hệ số hao hụt vật liệu trong số hiệu nêu trên chưa tính đến mối nối giữa các tấm vải liên tiếp nhau và gấp chồng kỹ thuật đề phòng biến dạng lún cục bộ do xói ngầm.
Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, đơn vị kiểm toán cho rằng hệ số hao hụt vật liệu trong định mức đã bao gồm các loại hao hụt trên. Ban Quản lý dự án đề nghị được giải thích rõ về thành phần hao phí của vải lọc theo mã hiệu định mức AL.16121 nêu trên.
Về vấn đề này, Bộ Xây dựng trả lời, mức hao phí vật liệu trong định mức công bố tại Công văn 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng đã bao gồm hao hụt vật liệu ở khâu thi công.
Cũng liên quan đến việc áp dụng định mức kèm theo Công văn số 1776/BXD-VP, Ban quản lý dự án hỏi: Quy trình thả đá hộc vào thân kè áp dụng định mức số hiệu AL.15311 có bao gồm việc sử dụng nhân công bốc đá trên sà lan thả xuống vị trí thiết kế không?
Theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, định mức số hiệu AL.15311 trong tập định mức công bố tại công văn 1776/BXD-VP quy định mức thành phần hao phí cho công tác thả đá hộc vào thân kè đã bao gồm chi phí nhân công bốc đá vào thân kè.
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet