"Tối hậu thư“ cho hộ dân không nhận tiền đền bù GPMB
Dự án xây dựng trụ sở giao dịch, giới thiệu sản phẩm và kho của công ty Nguyễn Hoàng tại Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội đã bị "đắp chiếu" nhiều năm qua do vướng một hộ dân không chấp thuận phương án đền bù, giải phóng mặt bằng.
Hộ gia đình không đồng ý bàn giao mặt bằng cho công ty Nguyễn Hoàng thực hiện dự án là ông Vũ Quang Suốt. Theo ông Trịnh Văn Quế, Phó chủ tịch UBND xã Mỹ Đình thì đất của gia đình ông Suốt nằm trong quy hoạch dự án công ty Nguyễn Hoàng có nguồn gốc là đất nông nghiệp. Tuy nhiên, do thời gian sử dụng lâu dài nên khi giao đất cho chủ đầu tư làm dự án vẫn phải thoả thuận mức đền bù phù hợp cho người dân.
Thực tế, công ty Nguyễn Hoàng cho biết đã nỗ lực tìm các giải pháp để “chiều lòng” hộ gia đình ông Suốt, thậm chí cả đề nghị được tái định cư bằng đất thay vì nhà chung cư tuy nhiên đề xuất này đã bị thành phố bác bỏ.
Dưới góc độ chính quyền địa phương, chính ông Trịnh Văn Quế cũng thẳng thắn nhận định : trong dự án này công ty Nguyễn Hoàng đã làm tròn trách nhiệm của mình. Những đòi hỏi của hộ gia đình ông Suốt về việc được tái định cư bằng đất thay vì nhà chung cư là vô lý. UBND xã đã có văn bản xin ý kiến huyện, huyện xin ý kiến thành phố nhưng thành phố đã bác bỏ yêu cầu vô lý này.
Vị phó chủ tịch xã có nhiều dự án nhất nhì thành phố Hà Nội cũng cho hay, cùng thời điểm được giao đất để đầu tư làm dự án như Nguyễn Hoàng giờ chỉ còn lại một mình công ty này chật vật với giải phóng mặt bằng.
Sự việc hy hữu này làm dấy lên những quan ngại rất lớn đối với các doanh nghiệp đang có dự án thuộc diện phải đi ‘thương lượng thỏa thuận” với người dân có đất theo NĐ 69/2009/NĐ-CP về quy hoạch, sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Trước thực trạng này, ngày 24/10/2012 bà Nguyễn Thị Huệ, Phó chủ tịch UBND huyện Từ Liêm cùng các ban, ngành chức năng đã có cuộc họp nhằm vận động hộ gia đình ông Vũ Quang Suốt nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng.
Ngày 30/10/2012, UBND huyện Từ Liêm đã ra thông báo số 287/TB-UBND trong đó nêu rõ ý kiến kết luận và chỉ đạo của bà Nguyễn Thị Huệ- Phó chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch HĐ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư như sau: Ban bồi thường GPMB cung cấp hồ sơ pháp lý cho luật sư của gia đình ông Vũ Quang Suốt. Đề nghị gia đình ông Suốt nghiên cứu kỹ hồ sơ GPMB của dự án và các văn bản về áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ do UBND thành phố ban hành và có ý kiến bằng văn bản liên quan đến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của hộ gia đình ông Suốt gửi về Hội đồng bồi thường trước ngày 16/11/2012.
Thông báo này cũng nêu rõ: sau ngày 15/11/2012, hộ gia đình ông Suốt vẫn không hợp tác, cố tình không nhận tiền và bàn giao mặt bằng thì UBND huyện sẽ báo cáo Thường vụ huyện ủy, UBND thành phố chấp thuận thi hành biện pháp hành chính thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
Từ Liêm đã ra “tối hậu thư” với hộ dân có đất, cùng với đó là chính sách bồi thường đúng quy định, có căn cứ trên tình hình thực tế và nhu cầu của hộ gia đình có đất. Sự quyết liệt của Từ Liêm cũng giống như việc UBND Quận Hoàn Kiếm từng phải rút “thẻ đỏ” với các hộ dân đòi bồi thường 1 tỷ đồng/m2 đất.
Sau khi UBND Quận Hoàn Kiếm thông báo cưỡng chế, các hộ dân đã “thông” việc nhận tiền đền bù và tự nguyện di dời. Một “happy end” như vậy cũng nên xảy ra ở dự án của công ty Nguyễn Hoàng, không phải vì quyền lợi của doanh nghiệp mà bởi nếu như Từ Liêm không thể GPMB dự án này thì có nghĩa những tiền lệ xấu như vụ 1 tỷ đồng/ m2 đất sẽ còn làm "sản sinh" nhiều khu đất hoang hóa hoặc dự án treo nơi tấc đất, tấc vàng giữa lòng thủ đô.
Thực tế, công ty Nguyễn Hoàng cho biết đã nỗ lực tìm các giải pháp để “chiều lòng” hộ gia đình ông Suốt, thậm chí cả đề nghị được tái định cư bằng đất thay vì nhà chung cư tuy nhiên đề xuất này đã bị thành phố bác bỏ.
Dưới góc độ chính quyền địa phương, chính ông Trịnh Văn Quế cũng thẳng thắn nhận định : trong dự án này công ty Nguyễn Hoàng đã làm tròn trách nhiệm của mình. Những đòi hỏi của hộ gia đình ông Suốt về việc được tái định cư bằng đất thay vì nhà chung cư là vô lý. UBND xã đã có văn bản xin ý kiến huyện, huyện xin ý kiến thành phố nhưng thành phố đã bác bỏ yêu cầu vô lý này.
Vị phó chủ tịch xã có nhiều dự án nhất nhì thành phố Hà Nội cũng cho hay, cùng thời điểm được giao đất để đầu tư làm dự án như Nguyễn Hoàng giờ chỉ còn lại một mình công ty này chật vật với giải phóng mặt bằng.
Sự việc hy hữu này làm dấy lên những quan ngại rất lớn đối với các doanh nghiệp đang có dự án thuộc diện phải đi ‘thương lượng thỏa thuận” với người dân có đất theo NĐ 69/2009/NĐ-CP về quy hoạch, sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Sau ngày 15/11 nếu hộ gia đình ông Vũ Quang Suốt không nhận đền bù GPMB, UBND huyện Từ Liêm sẽ cưỡng chế thu hồi theo đúng quy định của pháp luật. |
Trước thực trạng này, ngày 24/10/2012 bà Nguyễn Thị Huệ, Phó chủ tịch UBND huyện Từ Liêm cùng các ban, ngành chức năng đã có cuộc họp nhằm vận động hộ gia đình ông Vũ Quang Suốt nhận tiền đền bù và bàn giao mặt bằng.
Ngày 30/10/2012, UBND huyện Từ Liêm đã ra thông báo số 287/TB-UBND trong đó nêu rõ ý kiến kết luận và chỉ đạo của bà Nguyễn Thị Huệ- Phó chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch HĐ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư như sau: Ban bồi thường GPMB cung cấp hồ sơ pháp lý cho luật sư của gia đình ông Vũ Quang Suốt. Đề nghị gia đình ông Suốt nghiên cứu kỹ hồ sơ GPMB của dự án và các văn bản về áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ do UBND thành phố ban hành và có ý kiến bằng văn bản liên quan đến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của hộ gia đình ông Suốt gửi về Hội đồng bồi thường trước ngày 16/11/2012.
Thông báo này cũng nêu rõ: sau ngày 15/11/2012, hộ gia đình ông Suốt vẫn không hợp tác, cố tình không nhận tiền và bàn giao mặt bằng thì UBND huyện sẽ báo cáo Thường vụ huyện ủy, UBND thành phố chấp thuận thi hành biện pháp hành chính thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
Từ Liêm đã ra “tối hậu thư” với hộ dân có đất, cùng với đó là chính sách bồi thường đúng quy định, có căn cứ trên tình hình thực tế và nhu cầu của hộ gia đình có đất. Sự quyết liệt của Từ Liêm cũng giống như việc UBND Quận Hoàn Kiếm từng phải rút “thẻ đỏ” với các hộ dân đòi bồi thường 1 tỷ đồng/m2 đất.
Sau khi UBND Quận Hoàn Kiếm thông báo cưỡng chế, các hộ dân đã “thông” việc nhận tiền đền bù và tự nguyện di dời. Một “happy end” như vậy cũng nên xảy ra ở dự án của công ty Nguyễn Hoàng, không phải vì quyền lợi của doanh nghiệp mà bởi nếu như Từ Liêm không thể GPMB dự án này thì có nghĩa những tiền lệ xấu như vụ 1 tỷ đồng/ m2 đất sẽ còn làm "sản sinh" nhiều khu đất hoang hóa hoặc dự án treo nơi tấc đất, tấc vàng giữa lòng thủ đô.
(Theo PLVN)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet