Tp.HCM: Chỉ một phần phải nộp tiền SDĐ gấp hai lần bảng giá đất
Trước đó, vào đầu tháng 8, liên sở Tài chính, Xây dựng, TN&MT và Cục Thuế TP đã trình TP dự thảo theo hướng toàn bộ phần diện tích vượt hạn mức đất ở sẽ nộp tiền sử dụng đất gấp hai lần bảng giá đất
Ngày 6/10, UBND Tp.HCM tổ chức cuộc họp với các quận, huyện, sở, ngành về dự thảo hệ số điều chỉnh bảng giá đất để xác định tiền sử dụng đất cho phần diện tích vượt hạn mức đất ở của hộ gia đình, cá nhân.
Trước đó, vào đầu tháng 8, liên sở Tài chính, Xây dựng, TN&MT và Cục Thuế TP đã trình TP dự thảo theo hướng toàn bộ phần diện tích vượt hạn mức đất ở sẽ nộp tiền sử dụng đất gấp hai lần bảng giá đất, không phân biệt trường hợp công nhận quyền sử dụng đất hay chuyển mục đích sử dụng đất.
Được biết tại cuộc họp, nhiều ý kiến thống nhất không ban hành hệ số hai lần để áp dụng cho toàn bộ diện tích đất vượt hạn mức như tờ trình của liên sở. Cụ thể, hệ số hai lần chỉ được tính trong trường hợp công nhận quyền sử dụng đất và áp dụng cho phần diện tích vượt hạn mức đất ở nhưng chỉ tối đa bằng 50% hạn mức đất ở. Phần diện tích vượt hạn mức còn lại (nếu có) và trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất sẽ nộp theo giá thị trường. UBND quận, huyện được giao nhiệm vụ thuê đơn vị tư vấn thẩm định giá thị trường trên địa bàn và giá này sẽ ổn định trong vòng sáu tháng. Cách tính này được cho rằng sẽ tương đối sát với yêu cầu của Nghị định 69/2009 (tiền sử dụng đất nộp theo giá thị trường).
Ví dụ, ông A xin hợp thức hóa 300 m2 đất tại quận Gò Vấp và được công nhận, giờ nộp tiền sử dụng đất. Theo Quyết định 64/2001 của UBND Tp.HCM về hạn mức đất ở, quận nội thành như Gò Vấp có hạn mức không quá 160 m2. Như vậy, ông A vượt hạn mức 140 m2. Nếu tính theo đề xuất mới, tiền sử dụng đất của ông A được tính như sau:
+ Phần trong hạn mức (160 m2) được nộp theo bảng giá đất.
+ Phần ngoài hạn mức (140 m2): Ông A được nộp 80 m2 (tức 50% của hạn mức đất ở) theo hai lần bảng giá đất. Phần diện tích đất vượt hạn mức còn lại (60 m2), ông A phải nộp theo giá thị trường.
Được biết Sở Tài chính được giao nhiệm vụ hoàn chỉnh lại dự thảo về hệ số điều chỉnh tiền sử dụng đất để trình Thường trực UBND TP xem xét trước khi TP ký ban hành.
Trước đó, vào đầu tháng 8, liên sở Tài chính, Xây dựng, TN&MT và Cục Thuế TP đã trình TP dự thảo theo hướng toàn bộ phần diện tích vượt hạn mức đất ở sẽ nộp tiền sử dụng đất gấp hai lần bảng giá đất, không phân biệt trường hợp công nhận quyền sử dụng đất hay chuyển mục đích sử dụng đất.
Được biết tại cuộc họp, nhiều ý kiến thống nhất không ban hành hệ số hai lần để áp dụng cho toàn bộ diện tích đất vượt hạn mức như tờ trình của liên sở. Cụ thể, hệ số hai lần chỉ được tính trong trường hợp công nhận quyền sử dụng đất và áp dụng cho phần diện tích vượt hạn mức đất ở nhưng chỉ tối đa bằng 50% hạn mức đất ở. Phần diện tích vượt hạn mức còn lại (nếu có) và trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất sẽ nộp theo giá thị trường. UBND quận, huyện được giao nhiệm vụ thuê đơn vị tư vấn thẩm định giá thị trường trên địa bàn và giá này sẽ ổn định trong vòng sáu tháng. Cách tính này được cho rằng sẽ tương đối sát với yêu cầu của Nghị định 69/2009 (tiền sử dụng đất nộp theo giá thị trường).
Ví dụ, ông A xin hợp thức hóa 300 m2 đất tại quận Gò Vấp và được công nhận, giờ nộp tiền sử dụng đất. Theo Quyết định 64/2001 của UBND Tp.HCM về hạn mức đất ở, quận nội thành như Gò Vấp có hạn mức không quá 160 m2. Như vậy, ông A vượt hạn mức 140 m2. Nếu tính theo đề xuất mới, tiền sử dụng đất của ông A được tính như sau:
+ Phần trong hạn mức (160 m2) được nộp theo bảng giá đất.
+ Phần ngoài hạn mức (140 m2): Ông A được nộp 80 m2 (tức 50% của hạn mức đất ở) theo hai lần bảng giá đất. Phần diện tích đất vượt hạn mức còn lại (60 m2), ông A phải nộp theo giá thị trường.
Được biết Sở Tài chính được giao nhiệm vụ hoàn chỉnh lại dự thảo về hệ số điều chỉnh tiền sử dụng đất để trình Thường trực UBND TP xem xét trước khi TP ký ban hành.
(Theo PLTP)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet