Sự việc bắt nguồn từ việc ngày 17/8/2012, ông Nguyễn Tấn Thành và bà Nguyễn Kim Hoa ký hợp đồng tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất căn nhà 190 Nguyễn Đình Chiểu (P.6, Q.3, Tp.HCM) cho con gái là Nguyễn Ngọc Trang (sinh năm 1995). Hợp đồng cho tặng này được công chứng tại Phòng công chứng số 6, được trước bạ và đăng bộ mang tên cô Nguyễn Ngọc Trang. Do con gái chưa thành niên nên ngày 25/10/2012 ông Thành và bà Hoa đại diện con gái ký hợp đồng chuyển nhượng căn nhà cho Công ty cổ phần Sữa VN (Vinamilk) với giá hơn 37,8 tỉ đồng, cô Trang có cam kết đây là căn nhà sở hữu duy nhất để được miễn thuế TNCN.

 

Nhà số 190 (giữa) Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, Tp.HCM


Giam hồ sơ hơn nửa năm

Sở hữu nhà 183 ngày mới được miễn thuế?

Dự thảo thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNCN sửa đổi, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/7 đặt thêm điều kiện với chuyển nhượng căn nhà duy nhất. Theo đó, người chuyển nhượng được coi là có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở để được miễn thuế phải đáp ứng điều kiện có quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở tính đến thời điểm chuyển nhượng tối thiểu là 183 ngày. Thời điểm xác định quyền sở hữu là thời điểm ghi trên giấy chứng nhận quyền sở hữu.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Tạ Thị Phương Lan - vụ phó Vụ Quản lý thuế TNCN (Tổng cục Thuế) - cho biết quy định trên xuất phát từ thực tế thời gian qua nhiều trường hợp sở hữu nhiều nhà, đất lợi dụng ưu đãi của luật thuế để cho tặng nhà cho con, sau đó người con đứng ra bán nhằm thỏa điều kiện có một căn nhà duy nhất để được miễn thuế.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng việc quy định thời gian sở hữu nhà để được miễn thuế không được quy định trong Luật thuế TNCN sửa đổi, việc Bộ Tài chính đặt thêm điều kiện là trái luật.


Cho rằng hợp đồng chuyển nhượng này “có vấn đề”, Chi cục Thuế Q.3 có văn bản gửi Cục Thuế Tp.HCM. Tiếp theo đó, Cục Thuế Tp.HCM lại có văn bản xin ý kiến Tổng cục Thuế, trong đó nhận định đây là hiện tượng lách luật để được miễn thuế TNCN. Cục Thuế TP đề nghị vẫn tính thuế thu nhập cá nhân là 2% trên giá trị chuyển nhượng bất động sản đối với trường hợp này.

Đáp lại yêu cầu từ Cục Thuế TP, Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế có công văn đề nghị Tòa án nhân dân Tp.HCM xem xét hợp đồng chuyển nhượng căn nhà 190 Nguyễn Đình Chiểu có dấu hiệu giả tạo, gian lận nhằm trốn thuế. Đồng thời yêu cầu Cục Thuế phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh nội dung của hợp đồng chuyển nhượng để xác định nghĩa vụ thuế trước khi làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất.

Cơ quan thuế phải xác minh vụ việc

Trao đổi với Tuổi Trẻ, luật sư Đoàn Thị Hồng Loan - trưởng văn phòng luật sư Phú Luật, đại diện giải quyết hồ sơ căn nhà 190 Nguyễn Đình Chiểu, Q.3 - cho rằng Luật thuế TNCN quy định nếu chỉ có một căn nhà khi chuyển nhượng sẽ được miễn thuế, đồng thời cá nhân tự khai tự chịu trách nhiệm. Như vậy, nếu cơ quan thuế chưa phát hiện họ có thêm căn nhà nào khác thì buộc phải miễn thuế TNCN, không thể lấy lý do rất cảm tính là “có thể lách thuế” để từ chối. Theo bà Loan, nếu nghi ngờ, cơ quan thuế có thể tự đi xác minh (quy định là từ 3/7 ngày làm việc) chứ không được gây khó dễ cho người dân. Còn nếu cho rằng người nộp thuế trốn tránh nghĩa vụ thuế, cơ quan thuế có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thanh tra, nhưng Chi cục Thuế Q.3 không làm việc đó mà lại xin ý kiến của Cục Thuế và Tổng cục Thuế, làm kéo dài quá trình giải quyết hồ sơ của người dân đến hơn sáu tháng.

Về vấn đề lách luật để được miễn thuế, luật sư Loan cho rằng nhận định này mang tính cảm tính và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Luật thuế TNCN cũng không quy định thời gian bao lâu sau khi nhận quà tặng là bất động sản thì khi chuyển nhượng mới được miễn thuế. “Cô Trang được cha mẹ tặng cho căn nhà, được pháp luật công nhận quyền sở hữu hợp pháp thì chỉ sau một ngày đã có thể chuyển nhượng. Theo Luật thuế TNCN, cô Trang chỉ có căn nhà duy nhất thì phải được miễn thuế” - luật sư Loan nói.

Trong đơn yêu cầu gửi đến Chi cục Thuế Q.3, ông Thành và bà Hoa cho rằng việc kéo dài thời hạn giải quyết hồ sơ ảnh hưởng rất lớn đến cả bên bán lẫn bên mua. Do hồ sơ bị đình trệ dẫn đến việc đến nay bên bán vẫn chưa nhận đủ tiền trong khi việc tranh chấp giữa bên mua - bán có thể xảy ra. Trước tình hình này, ông Thành và bà Hoa - người đại diện theo pháp luật của cô Nguyễn Ngọc Trang - phải làm đơn xin được tạm nộp thuế TNCN nhằm giải quyết hồ sơ trước bạ, Cục Thuế TP đã có văn bản đồng ý.

Nên sửa luật trước

Ông Nguyễn Thái Sơn - nguyên trưởng phòng thuế TNCN, Cục Thuế Tp.HCM - cho rằng trong trường hợp bán nhà của cô Trang, cơ quan thuế đã làm sai luật, gây thiệt hại cho cả bên mua lẫn bên bán, dẫn đến nguy cơ đổ bể hợp đồng. “Xảy ra thiệt thòi này, ai sẽ chịu trách nhiệm?” - ông Sơn đặt câu hỏi. Cũng theo ông Sơn, trong quá trình xử lý hồ sơ, chỉ nghi ngờ mà không có chứng cứ pháp lý thì phải giải quyết cho người dân chứ không thể kéo dài việc giải quyết hồ sơ đến hơn nửa năm.

Theo ông Lê Khánh Lâm - phó tổng giám đốc Công ty kiểm toán DTL, có thể mục đích ban đầu khi đưa ra quy định này, cơ quan thuế chỉ muốn miễn thuế cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn nhưng văn bản chưa bao quát hết các tình huống diễn ra trong thực tế, dẫn đến một số người vận dụng để lách luật nhằm “tiết kiệm thuế”. Theo ông Lâm, thực tế này cũng đòi hỏi nhà làm luật phải hoàn thiện hơn các văn bản pháp luật nhằm bịt các kẽ hở. Trường hợp cụ thể này, do luật chưa quy định, người dân có quyền tận dụng và cơ quan thuế vẫn phải giải quyết cho họ chứ không thể gây khó.

 

Chỉ có thể kiến nghị sửa luật

Theo quy định về trình tự, thủ tục khai nộp thuế, trong trường hợp nghi ngờ người nộp thuế trốn thuế bằng cách đi “đường vòng” như vụ việc bài báo đưa ra thì cán bộ thuế cũng không có quyền giữ hồ sơ khai nộp thuế của người nộp thuế.

Đứng về trách nhiệm của người cán bộ công chức ngành thuế, trong quá trình kiểm tra hồ sơ, với kinh nghiệm của mình, cán bộ thuế rất dễ dàng nhận ra dấu hiệu của việc lách thuế. Dĩ nhiên khi phát hiện, nghi ngờ có việc vi phạm pháp luật thì cán bộ thuế phải có trách nhiệm thực hiện những công việc trong thẩm quyền của mình để xử lý, ngăn ngừa vi phạm. Tuy nhiên, việc ngăn ngừa vi phạm đó phải đảm bảo cơ sở pháp lý, có căn cứ. Nếu phát hiện luật có lỗ hổng để người đóng thuế lợi dụng lách luật, cán bộ thuế cần kiến nghị với thủ trưởng đơn vị để tập hợp số liệu, làm cơ sở kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền (Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, Chính phủ, Quốc hội) ban hành văn bản hướng dẫn xử lý cụ thể hoặc sửa luật. Trong khi chờ đợi sửa luật, cán bộ thuế vẫn phải giải quyết hồ sơ nộp thuế, chặn hồ sơ của người dân là không đúng.

- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:

>>>Tủ giày thông minh X HOME

>>>Bàn ghế học sinh X HOME

>>>Giường ngủ X HOME

>>>Giường gấp thông minh X HOME