Tp.HCM: Dự án treo, dự án chậm tiến độ sẽ bị xử lý nghiêm
"Vấn nạn" dự án treo, dự án chậm tiến độ lâu nay đã khiến người dân các quận, huyện trên địa bàn Tp.HCM vô cùng bức xúc. Mới đây chính quyền tỉnh này đã ra quyết định sẽ xử lý quyết liệt hơn nữa.
Theo ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh, hiện trên địa bàn đang còn tới 426 dự án đã được thành phố chấp thuận địa điểm đầu tư với tổng diện tích 8.041ha. Trong số này, mới chỉ có 170 dự án được chủ đầu tư bồi thường xong hoặc gần xong; 46 dự án bồi thường được 50 – 80% diện tích; số còn lại mới bồi thường chưa đầy một nửa.
Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố, những năm qua trên địa bàn có tới 428 đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000. Nhưng đến nay vẫn còn tới 102 đồ án quy hoạch không khả thi, cần phải điều chỉnh. Nổi lên trong số dự án quy hoạch “treo”, ở quận Bình Thạnh là dự án khu đô thị sinh thái Bình Qưới – Thanh Đa có diện tích hơn 450ha đã bị “treo” từ cách đây tròn 20 năm.
Ở quận 8, các dự án khu tái định cư và công viên văn hóa ven đường Tạ Quang Bửu; khu quy hoạch công viên cây xanh dọc tuyến kênh Đôi và đường Phạm Thế Hiển… cũng đã bị “treo” nhiều năm. Thậm chí, tại huyện ngoại thành Hóc Môn có tới 22 dự án khu dân cư; trong đó dự án Khu đô thị mới An Phú Hưng rộng đến 650ha, được duyệt phương án đền bù từ năm 2004 nhưng đến nay mới chỉ bồi thường được vẻn vẹn 2,6ha. Huyện Nhà Bè hiện cũng có tới 70 dự án đã được chấp thuận địa điểm và có quyết định thu hồi đất từ nhiều năm trước với diện tích cả trăm hécta, nhưng hầu hết hiện vẫn còn bị “treo” hoặc đền bù dở dang.
Tình trạng quá nhiều dự án “treo”, dự án chậm tiến độ kéo dài nhiều năm đã ảnh hưởng không ít tới đời sống của người dân trong khu vực dự án; khiến người dân bức xúc khi phải sống tạm bợ trong những căn nhà cũ nát, hạ tầng đường sá xuống cấp không được sửa chữa.
Ông Đặng Văn Quốc ở phường 28, quận Bình Thạnh bức xúc: Dự án Bình Quới - Thanh Đa quy hoạch “treo” đã hàng chục năm, thiệt thòi của người dân là không kể xiết. Vì vậy TP cần xem xét lại, nếu dự án khả thi hãy triển khai, không thì xóa đi cho người dân đỡ khổ.
Một người dân ở khu vực “đất vàng” Nguyễn Cư Trinh – Nguyễn Trãi – Cống Quỳnh, quận 1 cũng bày tỏ: Người dân sống ở ngay tứ giác trung tâm này đã được thông báo di dời phục vụ dự án từ lâu. Năm nào cũng phải kê khai hồ sơ đền bù, nhưng chưa biết khi nào mới di dời. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, theo ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh, là do cơ chế tính giá bồi thường chưa hợp lý khiến người sử dụng đất không đồng ý bàn giao mặt bằng. Quá trình bồi thường kéo dài khiến giá đất tăng cao, gây khó khăn về vốn cho chủ dự án.
Còn Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Tín thì cho rằng: hạn chế lớn nhất trong các đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 trên địa bàn hiện nay là chưa đề xuất được hạng mục ưu tiên đầu tư; kế hoạch thực hiện cũng như chưa xác định được nguồn lực đầu tư. Do đó, việc triển khai quy hoạch thường kéo dài, gây bức xúc cho cộng đồng dân cư trong khu vực.
Ông Nguyễn Hữu Tín cũng nhìn nhận, quy hoạch không phù hợp, rồi những nơi chưa có quy hoạch cũng gây bức xúc do ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Vì vậy, từ nay đến tháng 9/2013, thành phố sẽ phấn đấu phủ kín quy hoạch phân khu 1/2.000 trên địa bàn. TP Hồ Chí Minh cũng vừa thành lập tổ công tác liên ngành để tổng rà soát, đánh giá việc thực hiện các đồ án quy hoạch phân khu trên địa bàn. Những đồ án quy hoạch không còn phù hợp hoặc không khả thi sẽ được điều chỉnh để xóa quy hoạch "treo". Các đồ án này sẽ được công bố công khai, thông tin cho cộng đồng dân cư trong khu vực quy hoạch. Trước mắt, các sở ngành, quận huyện sẽ rà soát, nghiên cứu ngay để giải quyết dứt điểm tình trạng dự án “treo” khiến người dân phải lâm vào cảnh khó khăn, tạm bợ. Kết quả khảo sát, đề xuất phương án xử lý treo phải trình TP phê duyệt trước ngày 31/12 năm nay. Đối với dự án chủ đầu tư đã bồi thường trên 1/2 diện tích, chủ đầu tư buộc phải cam kết thời hạn hoàn thành việc bồi thường, thời gian tối đa không quá 12 tháng; những dự án không thể đền bù, thành phố sẽ xem xét hủy thỏa thuận địa điểm đầu tư.
Ông Tín còn khẳng định: Người dân trong dự án “treo” muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây nhà ở sẽ được cho phép sau khi thực thi nghĩa vụ tài chính. Những nơi chưa có quy hoạch chi tiết 1/500, thành phố sẽ chỉ đạo các quận, huyện vẫn cấp phép xây dựng cho người dân phù hợp với thiết kế quy hoạch kiến trúc khu vực
Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố, những năm qua trên địa bàn có tới 428 đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000. Nhưng đến nay vẫn còn tới 102 đồ án quy hoạch không khả thi, cần phải điều chỉnh. Nổi lên trong số dự án quy hoạch “treo”, ở quận Bình Thạnh là dự án khu đô thị sinh thái Bình Qưới – Thanh Đa có diện tích hơn 450ha đã bị “treo” từ cách đây tròn 20 năm.
Nhà cửa lụp xụp, tạm bợ tại một dự án “treo”. |
Ở quận 8, các dự án khu tái định cư và công viên văn hóa ven đường Tạ Quang Bửu; khu quy hoạch công viên cây xanh dọc tuyến kênh Đôi và đường Phạm Thế Hiển… cũng đã bị “treo” nhiều năm. Thậm chí, tại huyện ngoại thành Hóc Môn có tới 22 dự án khu dân cư; trong đó dự án Khu đô thị mới An Phú Hưng rộng đến 650ha, được duyệt phương án đền bù từ năm 2004 nhưng đến nay mới chỉ bồi thường được vẻn vẹn 2,6ha. Huyện Nhà Bè hiện cũng có tới 70 dự án đã được chấp thuận địa điểm và có quyết định thu hồi đất từ nhiều năm trước với diện tích cả trăm hécta, nhưng hầu hết hiện vẫn còn bị “treo” hoặc đền bù dở dang.
Tình trạng quá nhiều dự án “treo”, dự án chậm tiến độ kéo dài nhiều năm đã ảnh hưởng không ít tới đời sống của người dân trong khu vực dự án; khiến người dân bức xúc khi phải sống tạm bợ trong những căn nhà cũ nát, hạ tầng đường sá xuống cấp không được sửa chữa.
Ông Đặng Văn Quốc ở phường 28, quận Bình Thạnh bức xúc: Dự án Bình Quới - Thanh Đa quy hoạch “treo” đã hàng chục năm, thiệt thòi của người dân là không kể xiết. Vì vậy TP cần xem xét lại, nếu dự án khả thi hãy triển khai, không thì xóa đi cho người dân đỡ khổ.
Một người dân ở khu vực “đất vàng” Nguyễn Cư Trinh – Nguyễn Trãi – Cống Quỳnh, quận 1 cũng bày tỏ: Người dân sống ở ngay tứ giác trung tâm này đã được thông báo di dời phục vụ dự án từ lâu. Năm nào cũng phải kê khai hồ sơ đền bù, nhưng chưa biết khi nào mới di dời. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, theo ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh, là do cơ chế tính giá bồi thường chưa hợp lý khiến người sử dụng đất không đồng ý bàn giao mặt bằng. Quá trình bồi thường kéo dài khiến giá đất tăng cao, gây khó khăn về vốn cho chủ dự án.
Còn Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Tín thì cho rằng: hạn chế lớn nhất trong các đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 trên địa bàn hiện nay là chưa đề xuất được hạng mục ưu tiên đầu tư; kế hoạch thực hiện cũng như chưa xác định được nguồn lực đầu tư. Do đó, việc triển khai quy hoạch thường kéo dài, gây bức xúc cho cộng đồng dân cư trong khu vực.
Ông Nguyễn Hữu Tín cũng nhìn nhận, quy hoạch không phù hợp, rồi những nơi chưa có quy hoạch cũng gây bức xúc do ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Vì vậy, từ nay đến tháng 9/2013, thành phố sẽ phấn đấu phủ kín quy hoạch phân khu 1/2.000 trên địa bàn. TP Hồ Chí Minh cũng vừa thành lập tổ công tác liên ngành để tổng rà soát, đánh giá việc thực hiện các đồ án quy hoạch phân khu trên địa bàn. Những đồ án quy hoạch không còn phù hợp hoặc không khả thi sẽ được điều chỉnh để xóa quy hoạch "treo". Các đồ án này sẽ được công bố công khai, thông tin cho cộng đồng dân cư trong khu vực quy hoạch. Trước mắt, các sở ngành, quận huyện sẽ rà soát, nghiên cứu ngay để giải quyết dứt điểm tình trạng dự án “treo” khiến người dân phải lâm vào cảnh khó khăn, tạm bợ. Kết quả khảo sát, đề xuất phương án xử lý treo phải trình TP phê duyệt trước ngày 31/12 năm nay. Đối với dự án chủ đầu tư đã bồi thường trên 1/2 diện tích, chủ đầu tư buộc phải cam kết thời hạn hoàn thành việc bồi thường, thời gian tối đa không quá 12 tháng; những dự án không thể đền bù, thành phố sẽ xem xét hủy thỏa thuận địa điểm đầu tư.
Ông Tín còn khẳng định: Người dân trong dự án “treo” muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây nhà ở sẽ được cho phép sau khi thực thi nghĩa vụ tài chính. Những nơi chưa có quy hoạch chi tiết 1/500, thành phố sẽ chỉ đạo các quận, huyện vẫn cấp phép xây dựng cho người dân phù hợp với thiết kế quy hoạch kiến trúc khu vực
(Theo CAND)
- Quý khách tham khảo thêm các chuyên mục khác của X HOME:
CHIA SẺ & BÌNH LUẬN
Tweet